Thiết lập thông số cho indicator, làm thế nào để tìm ra con số phù hợp?

Thiết lập thông số cho indicator, làm thế nào để tìm ra con số phù hợp?

Thiết lập thông số cho indicator, làm thế nào để tìm ra con số phù hợp?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Trước khi thảo luận sâu hơn về việc tìm kiếm thông số thiết lập phù hợp cho chỉ báo mà bạn sử dụng, chúng ta cần phải nhắc lại một nguyên tắc chủ đạo của các chỉ báo.

Nguyên tắc về thông số của các chỉ báo – Sự đánh đổi


Với những thông số nhỏ, chỉ báo sẽ trở nên nhạy hơn, đưa ra nhiều tín hiệu hơn, nhưng kèm theo đó là độ tin cậy của tín hiệu cũng không cao.

Với những thông số lớn, chỉ báo sẽ tạo ra những tín hiệu có độ tin cậy cao nhưng kèm theo đó là một độ trễ đáng kể, mà có thể khi bạn nhận được nó thì giá đã di chuyển đi rất xa vùng giá cần vào.

Đây chính xác là một quy luật bù trừ, một bên là nhạy nhưng kém chính xác, còn một bên là chính xác cao nhưng lại quá trễ. Vậy đâu sẽ là thông số phù hợp nhất? Tất nhiên nó sẽ nằm ở khoảng giữa hai đầu cực này.

Có một thực tế là những thông số “hoàn hảo” chỉ có trên back-test, chúng sẽ không bao giờ xuất hiện trong điều kiện thì trường thực (Trader thấy kết quả back-test không thể tốt hơn nhưng họ khi áp dụng vào thị trường thực thì lại thua té khói). Điều may mắn và quan trọng ở đây đó là Trader không cần sự hoàn hảo để thành công.

Thiết lập thông số như thế nào là phù hợp nhất?


Hãy bắt đầu với thông số mặc định

Luôn luôn bắt đầu với thông số mặc định của một chỉ báo khi bạn muốn tìm hiểu về một indicator. Lý do của điều này:
  • Thông số mặc định là cái mà người tạo ra indicator đó sử dụng.
  • Thông số mặc định cũng được Trader sử dụng nhiều nhất.
  • Và cuối cùng, những diễn giải hay ví dụ về indicator đa phần đều dùng thông số mặc định.
thiet-lap-thong-so-cho-indicator-lam-the-nao-de-tim-ra-con-so-phu-hop-traderviet1.png

[Thông số mặc định nên là ưu tiên hàng đầu]
Một vài ví dụ về thông số mặc định của các chỉ báo:
  • Relative Strength Index (RSI) chu kỳ 14;
  • Commodity Channel Index (CCI) chu kỳ 20;
  • Stochastic Oscillator chu kỳ 14;
  • Bollinger Bands chu kỳ 20, độ lệch chuẩn 2.0;
  • Moving Average Convergence Divergence (MACD) với thông số lần lượt là 12,26,9.
Nếu những giá trị mặc định này hiệu quả với bạn thì đừng cố gắng hiệu chỉnh nó, trừ khi bạn thật sự hiểu cách mà indicator hoạt động cũng như điều bạn muốn từ chúng.

Cân nhắc những gì bạn muốn từ indicator của mình

Nếu bạn biết bạn muốn gì từ indicator của mình và hiểu được cách hoạt động của nó thì hãy sử dụng nguyên tắc ở phần mở đầu để hiệu chỉnh thông số cho phù hợp.

Khi tìm vị trí vào lệnh, những thông số nhỏ là rất phù hợp vì chúng ít bị trễ và cho thấy rõ vị trí cần vào. Ví dụ bạn có thể sử dụng đường SMA 3 hoặc ADX 2 để tìm điểu vào (gợi ý của tác giả). Tuy nhiên thật ngớ ngẩn khi sử dụng những thông số như vậy để xác định trend.

Nếu muốn xác định trend thì một đường MA với chu kỳ 50 và 200 là khá phù hợp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng cả những oscillator (chỉ báo dao động) để xác định trend với điều kiện là chu kỳ phải lớn. Tác giả bài viết sử dụng đường CCI với chu kỳ 100 để xác định trend trên khung daily.

thiet-lap-thong-so-cho-indicator-lam-the-nao-de-tim-ra-con-so-phu-hop-traderviet2.png

[Biết mình cần gì ở một indicator sẽ giúp ích rất nhiều khi thiết lập thông số]

Trải nghiệm những thông số thiết lập khác nhau trên những indicator

Nếu bạn cảm thấy indicator bạn dùng không hoạt động tốt như những gì bạn muốn (ở thông số mặc định), bạn có thể thay đổi thông số và xem cách mà indicator thay đổi tương ứng.
Đừng tự làm khó mình với những thay đổi vô nghĩa kiểu như chu kỳ 20 đổi sang chu kỳ 21; 22. Một gợi ý là bạn có thể dùng dãy số Fibonacci vì nó khá phổ biến, sự chọn lựa gồm 3, 8, 21, 55, 144, và 233.

Một khi bạn đã tìm được một thông số phù hợp với những gì mình cần, hãy bám sát lấy nó. Đừng liên tục thay đổi thông số vì một kết quả giao dịch nghèo nàn, vì điều đó sẽ không dẫn bạn đi đến đâu cả. Bạn cần ở lại đủ lâu để thấy được sự hiệu quả.

Kết luận:

Thông số phù hợp nhất của một indicator phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: 1/ Mức độ bạn hiểu về indicator đó, 2/ Mục đích của bạn khi sử dụng indicator đó, và 3/ Bản thân bạn.
Không ai có thể nói cho Trader biết thông số phù hợp với họ là bao nhiêu, họ phải tự đi tìm câu trả lời. Cũng giống như bài viết này, không thể đưa ra một con số phù hợp cho tất cả mọi người, mà nó chỉ gợi ý những điều Trader cần làm để tìm được cái Trader muốn. Còn nếu Trader không hiểu về chỉ báo mà họ đang dùng thì thiết lập thông số cho chỉ báo đó chỉ là một thứ vớ vẩn, họ đã thất bại ngay từ bước đầu.

Chúc anh em TraderViet tìm được thông số như ý!

Safe trading,
Nguồn TSR
>> Lập kế hoạch giao dịch từ A-Z - Phần 1
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên