Thời kỳ đỉnh cao của Đồng bạc xanh có thể đã qua đi, điều tồi tệ sắp đến…

Thời kỳ đỉnh cao của Đồng bạc xanh có thể đã qua đi, điều tồi tệ sắp đến…

Thời kỳ đỉnh cao của Đồng bạc xanh có thể đã qua đi, điều tồi tệ sắp đến…

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,109
29,759
Những ngày qua, tâm điểm của thị trường được đổ dồn vào dầu và các tài sản đảm bảo truyền thống như vàng, JPY, và CHF. Điều này khiến “vua Usd” bị lãng quên nhưng đã đến lúc chúng ta xem xét kỹ lưỡng hơn đồng tiền này vì có thể thời kỳ tồi tệ của usd đã bắt đầu rồi!
-----

Đang ngày càng có nhiều những nhận định gia tăng từ các chiến lược gia bao gồm của M&G Investments, Brandywine Global Investment Management, và ABN Amro Bank rằng hiệu suất tồi tệ của Usd trong tháng 12 chỉ là khởi đầu và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn.

Theo chỉ số DXY (dollar index) thì đồng tiền này đã mất khoảng 7% giá trị kể từ thời điểm lập đỉnh năm 2017. Còn trong tháng 12 vừa qua, Usd đã mất 2% - mức giảm theo tháng lớn nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Nguyên nhân cho sự suy giảm này được cho là đến từ:
  • Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận giai đoạn một (mặc dù chưa chính thức ký kết);
  • Tăng trưởng toàn cầu được cải thiện;
  • Phí bảo hiểm lợi suất (yield premium) trên trái phiếu Mỹ giảm xuống.
1.png

Usd có mức giảm theo tháng lớn nhất trong 2 năm trở lại đây
Tuy nhiên, tình hình có thể tồi tệ hơn trong tương lai khi mà khoảng cách tương đối giữa tốc độ tăng trưởng của Mỹ và phần còn lại của thế giới bị thu hẹp, và đây sẽ là đòn chí mạng cho đồng bạc xanh.

Vẫn còn một áp lực khác cho Usd


Một nhân tố dẫn dắt khác của đồng Usd chính là lãi suất. Trong năm 2019, đà tăng của Usd đã hoàn toàn bị dập tắt sau khi Fed thực hiện “xoay trục” từ hướng hawkish (thắt chặt) sang dovish (nới lỏng) với 3 lần hạ lãi suất.

2.png

Nhận xét về điều này, Jim Leaviss, người đứng đầu mảng thu nhập cố định tại M&G Investments cho biết Fed vẫn còn “room” (khoảng trống) để tiếp tục hạ lãi suất xuống thấp hơn nữa, và điều này khiến ông kỳ vọng nó có thể khiến Usd suy yếu thêm.

National Australia Bank cũng đang tìm kiếm những sự sụt giảm hơn nữa của đồng Usd, nhưng họ cho rằng điều này sẽ diễn ra một cách từ từ chứ không phải là những đợt bán tháo.

Tuy nhiên, hai gã khổng lồ của phố Wall thì là không đồng tình với quan điểm này:
  • Citigroup cho rằng Usd sẽ tiếp tục tăng so với EUR và CAD vì tin rằng kinh tế Mỹ sẽ duy trì được sự vượt trội của nó so với phần còn lại của thế giới.
  • Goldman Sachs thì lập luận rằng Usd chỉ có thể giảm khi mà EUR và CNY tăng giá đáng kể và điều này dường như không thể xảy ra tính đến thời điểm hiện tại.
Bình luận cá nhân:

Mình đồng quan điểm với việc usd sẽ gặp bất lợi trong năm 2020 với những nhân tố trên. Xét về mặt PTKT thì Usd cũng đang xuất hiện những dấu hiệu đáng ngại, nó liên tục vi phạm các đường xu hướng đã điều chỉnh, thất bại trong việc tạo đỉnh mới và đang manh nha xuất hiện mô hình đảo chiều. Trong ngắn-trung hạn, mình tin rằng DXY sẽ về được vùng 95.5 và đây sẽ là vùng quyết định, nếu nó bị xuyên thủng, khả năng là một trend giảm dài hạn.

3.png

Tham khảo: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Like bài này, nhưng vấn đề usd giảm đi thì đồng tiền nào sẽ hưởng lợi nhiều nhất, có hiệu năng nhất. Có ý kiến gì không mọi người, để năm nay tập trung nhiều vào đồng tiền đó.
 
Thực sự những lý do không logic chút nào.
1. Mỹ Trung đạt được thì usd phải tăng chứ sao lại giảm?
2. Tăng trưởng toàn cầu được cải thiện thì thằng usd phải là thằng đầu tầu, nó phải tăng không mạnh nhất thì cũng là tăng mạnh
3. Phí bảo hiểm lợi suất trái phiếu giảm thì usd phải tăng, bởi vì nếu usd giảm thì phí bảo hiểm phải tăng.
4. Về vấn đề lãi suất: Fed luôn kiên trì đưa ra các quyết định dựa vào dữ liệu. Như cuối năm ngoái nó bảo sang 2019 tăng 2 lần, sau đó tháng 12 nó bảo tăng 1 lần, sang năm 2019 nó bảo giữ nguyên, sau đó thì nó bảo giảm một lần lý do ko phải là do dữ liệu giảm mà là do đề phòng rủi ro chiến tranh thương mại và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, giảm 2 lần vẫn lý do giảm rủi ro chiến tranh thương mại và sự trì trệ của kinh tế toàn cầu, và đến giờ nó đã giảm 3 lần. Vậy thì dù cho Fed có nói gì đi chăng nữa thì việc đưa ra quyết định vẫn là dựa vào dữ liệu, nếu dữ liệu tốt (nhất là khi mà Mỹ Trung tốt lên) thì khả năng nó có khi tăng ls
 
Thực sự những lý do không logic chút nào.
1. Mỹ Trung đạt được thì usd phải tăng chứ sao lại giảm?
2. Tăng trưởng toàn cầu được cải thiện thì thằng usd phải là thằng đầu tầu, nó phải tăng không mạnh nhất thì cũng là tăng mạnh
3. Phí bảo hiểm lợi suất trái phiếu giảm thì usd phải tăng, bởi vì nếu usd giảm thì phí bảo hiểm phải tăng.
4. Về vấn đề lãi suất: Fed luôn kiên trì đưa ra các quyết định dựa vào dữ liệu. Như cuối năm ngoái nó bảo sang 2019 tăng 2 lần, sau đó tháng 12 nó bảo tăng 1 lần, sang năm 2019 nó bảo giữ nguyên, sau đó thì nó bảo giảm một lần lý do ko phải là do dữ liệu giảm mà là do đề phòng rủi ro chiến tranh thương mại và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, giảm 2 lần vẫn lý do giảm rủi ro chiến tranh thương mại và sự trì trệ của kinh tế toàn cầu, và đến giờ nó đã giảm 3 lần. Vậy thì dù cho Fed có nói gì đi chăng nữa thì việc đưa ra quyết định vẫn là dựa vào dữ liệu, nếu dữ liệu tốt (nhất là khi mà Mỹ Trung tốt lên) thì khả năng nó có khi tăng ls
Các chính sách của TTTrump và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với nền kte Mỹ vẫn tăng trưởng tốt, kéo dòng vốn chảy ngược về Mỹ trong 2 năm qua, duy trì sức mạnh tương đối của đồng đô. Ngoài ra đà tăng mạnh của $ từ đầu 2018 có thể do sự thiếu hụt (shortage) gây ra. Lãi suất tăng trong cả năm 2017-18 khiến chênh lệch lãi suất giữa $ và các đồng tiền khác lớn, khiến cho $ tăng giá so với các đồng tiền khác. Nếu những điều trên đảo ngược (triển vọng kinh tế toàn cầu tốt hơn, Fed tiếp tục duy trì lãi suất thấp hoặc tiếp tục nới lỏng) thì có thể $ không còn giữ mức cao so với các đồng tiền khác.
 
@Bianas hai biểu đồ đầu Index-point cũng là một cách biểu thị khác của DXY trên sàn NASDAQ và NYSE phải không bác?
Không bác, nó là cách đo lường sức mạnh đồng Usd theo cách khác.
DXY tính rổ 6 đồng chính, index point của bloomberg tính từ 10 đồng.
 
Thực sự những lý do không logic chút nào.
1. Mỹ Trung đạt được thì usd phải tăng chứ sao lại giảm?
2. Tăng trưởng toàn cầu được cải thiện thì thằng usd phải là thằng đầu tầu, nó phải tăng không mạnh nhất thì cũng là tăng mạnh
3. Phí bảo hiểm lợi suất trái phiếu giảm thì usd phải tăng, bởi vì nếu usd giảm thì phí bảo hiểm phải tăng.
4. Về vấn đề lãi suất: Fed luôn kiên trì đưa ra các quyết định dựa vào dữ liệu. Như cuối năm ngoái nó bảo sang 2019 tăng 2 lần, sau đó tháng 12 nó bảo tăng 1 lần, sang năm 2019 nó bảo giữ nguyên, sau đó thì nó bảo giảm một lần lý do ko phải là do dữ liệu giảm mà là do đề phòng rủi ro chiến tranh thương mại và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, giảm 2 lần vẫn lý do giảm rủi ro chiến tranh thương mại và sự trì trệ của kinh tế toàn cầu, và đến giờ nó đã giảm 3 lần. Vậy thì dù cho Fed có nói gì đi chăng nữa thì việc đưa ra quyết định vẫn là dựa vào dữ liệu, nếu dữ liệu tốt (nhất là khi mà Mỹ Trung tốt lên) thì khả năng nó có khi tăng ls
Tính chất của Usd tương đối phức tạp nên nếu nhìn một hướng bác sẽ thấy như vậy, còn nếu nhìn rộng và theo sát tin tức bác có thể sẽ nhìn khác.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 28 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 748 Xem / 24 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 368 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,684 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên