Thomas Bulkowski - 10 mô hình nến xác suất thắng cao nhất - Three Black Crows và Evening Star

Thomas Bulkowski - 10 mô hình nến xác suất thắng cao nhất - Three Black Crows và Evening Star

Thomas Bulkowski - 10 mô hình nến xác suất thắng cao nhất - Three Black Crows và Evening Star

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài viết về 10 mô hình nến có xác suất thắng cao nhất của Thomas Bulkowski. Trong các bài viết này mình sẽ phân tích từng mô hình nến, cách giao dịch cũng như ví dụ cho mỗi mô hình. Vì đây là top 10 mô hình có xác suất cao nhất nên nếu anh em xây dựng được cho mình 1 hệ thống giao dịch chỉ dựa trên 1 trong số 10 mô hình nến này là đã đủ để kiếm lợi nhuận trong dài hạn, vì các setup Theo các mô hình này cho xác suất rất cao.

thomas-bulkowski-traderviet1.png

>> Thomas Bulkowski: Đâu là 10 mô hình nến có xác suất thắng cao nhất?

Bài này sẽ nói về mô hình Three Black Crows - 3 con quạ đen và Evening star - sao ban chiều, với xác suất thắng lần lượt 78% và 72%

Thomas Bulkowski - Mô hình nến Three Black Crows (3 con quạ đen)


Three Black Crows đứng thứ nhì trong top 10 mô hình nến có xác suất thắng cao nhất, chỉ sau Bearish Three Line Strike, với 78% các trường hợp giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm sau khi Three Black Crows hình thành.

thomas-bulkowski-traderviet8.png

Mô hình nến 3 con quạ đen xuất hiện sau 1 đợt tăng giá. Mỗi cây nến trong cụm đều là các nến giảm có giá đóng cửa gần với giá thấp nhất của chính nó. Giá mở cửa của mỗi nến trong mô hình đều nằm bên trong nến trước đó. Một biến thể hiếm gặp của ba con quạ đen là cả 3 nến đều có giá mở cửa ngang với giá đóng cửa của nến trước đó, biến thể này có tác dụng giảm giá mạnh hơn.

Mô hình nến 3 con quạ đen:
  • Tác động theo lý thuyết: đảo chiều từ tăng sang giảm
  • Hiệu suất: 78% đảo chiều giảm
  • Tần suất xuất hiện: 60
  • Xếp hạng hiệu suất: 3 (cao nhất là 1)
  • Xác suất đạt mục tiêu 100% sau phá vỡ: 36%
Các con số trên là kết luận của hàng trăm cú trade hoàn hảo, được thống kê bởi Thomas Bulkowski. Lý do cho con số 78% khả năng đảo chiều giảm sau khi mô hình hoàn tất là vì sau khi nến thứ 3 đóng cửa, giá rất khó để có thể tăng vượt lên trên giá mở cửa của cây nến đầu tiên (vì cả 3 nến đều là giảm nối tiếp nhau) để có thể tiếp tục tăng sau đoạn xu hướng tăng trước đó. Trong khi đó khả năng giảm tiếp sau 3 nến giảm liên tiếp là rất lớn.

Lưu ý là 3 cây nến giảm phải xuất hiện tại điểm cuối của 1 đoạn tăng giá trước đó thì mới được gọi là ba con quạ đen nhé anh em.

Ví dụ:

thomas-bulkowski-traderviet7.png

Biểu đồ Silver ETF, giá hình thành 3 cây nến giảm liên tục, trong đó giá mở cửa mỗi cây nến đều nằm trong thân nến trước, và giá đóng của mỗi cây đều gần với giá thấp nhất của chính nó. Đây là 1 ví dụ kinh điển cho cụm nến đảo chiều 3 con quạ đen. Trên thị trường forex thì nến 3 con quạ đen khá hiếm gặp.

Thomas Bulkowski - Mô hình nến Evening star (sao ban chiều)


Mô hình nến Evening Star thể hiện sự đảo chiều tại đỉnh của 1 xu hướng tăng trước đó, gồm 3 nến: nến 1 là nến tăng dài sau 1 xu hướng tăng liên tục, nến thứ 2 tạo 1 khoảng trống giá (gap), tức là giá mở cửa của nó cao hơn giá đóng của nến trước, nến 2 này là 1 nến nhỏ; nến thứ 3 là 1 nến giảm mạnh có giá đóng nằm trong thân của nến 1. Đây là nến đảo chiều mạnh.

thomas-bulkowski-traderviet6.png

Nến Evening star (sao ban chiều):
  • Tác động theo lý thuyết: đảo chiều từ tăng sang giảm
  • Hiệu suất: 72% đảo chiều giảm
  • Tần suất xuất hiện: 71
  • Xếp hạng hiệu suất: 4 (cao nhất là 1)
  • Xác suất đạt mục tiêu 100% sau phá vỡ: 50%
Một biến thể của evening star là evening doji star, tức là evening star nhưng trong đó nến thứ 2 là 1 nến doji (có giá mở và giá đóng gần như bằng nhau, hoặc có thân rất nhỏ). Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là cây nến thứ 2 này phải nằm hẳn bên trên cây nến đầu, tức là giá mở cửa của nó phải cao hơn giá đóng của nến đầu.

thomas-bulkowski-traderviet3.png

Nến evening star thể hiện tâm tư đảo chiều rất rõ ràng của đám đông. Đầu tiên là nến tăng mạnh cho thấy phe mua vẫn còn quyết liệt từ đoạn tăng trước đó, tuy nhiên nến thứ 2 có thân nhỏ (hoặc doji) cho thấy thị trường đang chững lại, và nến 3 là nến giảm mạnh cho thấy thị trường đã quyết định cho phe bán chiến thắng.

Ví dụ:

thomas-bulkowski-traderviet2.png

Trên biểu đồ AVP ta thấy 1 evening star xuất hiện sau 1 đoạn tăng giá rất mạnh (nhảy gap), gồm cụm 3 nến hoàn hảo theo lý thuyết. Nếu evening star xuất hiện ngay tại kháng cự thì đó sẽ là 1 setup sell cực đẹp, khi đó lệnh sell stop sẽ được đặt dưới đáy của nến 1, stop loss vài pip trên đỉnh nến 2. Setup này có winrate cao và risk:reward cực tốt.

Trên đây là 2 trong chùm 10 mô hình nến có xác suất thắng cao nhất của Thomas Bulkowski, anh em thấy hay thì để lại 1 like để mình viết tiếp các mô hình sau nhé.

Tham khảo thepatternsite.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,390 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,052 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 21 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 147 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên