Thủ thuật trading giúp anh em trader giao dịch hiệu quả với đường kênh giá

Thủ thuật trading giúp anh em trader giao dịch hiệu quả với đường kênh giá

Thủ thuật trading giúp anh em trader giao dịch hiệu quả với đường kênh giá

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Thị trường có thể di chuyển một trong 3 trạng thái: đi ngang, kệnh và xu hướng. Nếu trader có kỹ năng xác định những trạng thái của thị trường, thì việc lên kế hoạch giao dịch mới thực sự hiệu quả.

Kênh giá và sideways khá giống nhau. Tuy nhiên, kênh giá dễ giao dịch hơn vùng giá đi ngang. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về kênh giá.

Kênh giá là gì?


Kênh giá là một trạng thái của thị trường nơi mà ngưỡng hỗ trợkháng cự không giữ được giá và giá hồi sâu hơn. Nói một cách đơn giản, một kênh giá về cơ bản là một vùng giá đi ngang theo hướng tăng hoặc giảm. Như hình bên dưới:

1.png

Giải thích về kênh giá


Hãy xem xét hình dưới đây. Thị trường đầu tiên là tăng giá và hình thành S&R. Giá hồi về một chút và sau đó phá vỡ S&R để tạo đỉnh cao hơn. Nhưng, giá không hoạt động lâu phía trên S&R sau khi phá vỡ mà nó quay trở lại xuống bên dưới đó. Tuy nhiên, giá vẫn nằm phía trên ngưỡng hỗ trợ trước đó. Và hành động này lại lặp lại một vài lần nữa và hình thành một kênh giá hướng lên.

2.png

Trong bối cảnh phe mua và bán, có thể thấy phe mua khá mạnh vì họ luôn hoạt động trên ngưỡng hỗ trợ trước đó. Tức là phe mua sẵn sàng mua với giá cao hơn trước. Nhưng ta cũng có thể nói rằng những phe mua không mạnh mẽ bởi vì họ không thể tạo ra một đỉnh cao hơn hẳn đỉnh trước và được giữ trên S&R. Vậy chúng ta có thể kết luận rằng, thị trường hoạt động trong một kênh giá, nơi mà người mua tương đối mạnh hơn người bán.

Và tương tự ngược lại với kênh giá giảm.

Vị trí có quan trọng trong kênh giá?


Hãy xem xét ví dụ bên dưới. Nếu chúng ta nhìn vào thông tin gần đây nhất, thị trường đang hướng tới sự tăng giá. Có thể thấy, một kênh giá tăng cho thấy rằng người mua khá mạnh nên chúng ta có thể tìm cách mua. Tuy nhiên, trong ví dụ này nếu ta mua lại khá rủi ro. Lý do là vì thị trường đang trong một xu hướng giảm mạnh, và kênh giá thể hiện rằng đây chỉ là đợt hồi để đi theo xu hướng.

3.png

Xem xét ví dụ tiếp theo, có thể thấy rằng thị trường đang ở trong một xu hướng tăng. Sau đó, thị trường bắt đầu di chuyển trong kênh giá. Từ kênh giá này, có thể thấy rằng phe bán không thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ để tạo lập cú hồi. Do đó ở kênh này ta có thể tham gia giao dịch khi rủi ro đã giảm thiểu đi đáng kể.

4.png

Phân tích kênh giá


Dưới đây là biểu đồ USD/JPY trên khung H1. Thị trường đã phá vỡ S&R màu cam, cho thấy thị trường đang giảm. Sau đó bắt đầu di chuyển trong một kênh giá giảm. Vậy chúng ta có thể giao dịch ở lệnh giá này khi giá hồi về đỉnh của kênh giá.

5.jpg

Một ví dụ giao dịch hoàn chỉnh

Trước khi phân tích kênh giá, trước tiên ta cần xác định vị trí nơi kênh đang được hình thành. Trong ví dụ dưới, có thể thấy rõ rằng thị trường trước đó nằm trong một xu hướng giảm mạnh. Vì vậy, khi thị trường hình thành kênh giảm trong xu hướng giảm, chúng ta sẽ tập trung bán ra.

6.jpg

Từ biểu đồ trên cho thấy, giá trong kênh giá này đang đi lên trong một vài nến và đi xuống cũng trong một vài nến. Điều này trở nên khó khăn khi chúng ta phân tích thị trường. Vì vậy, để phân tích chi tiết kênh, ta chuyển sang khung thời gian thấp hơn.

Bên dưới là biểu đồ ở khung thời gian thấp hơn. Sau khi giá đạt đến điểm 5, ta có thể xác nhận thị trường đang di chuyển trong một kênh giá giảm. Một cú pullback từ điểm 5 để chạm tới kênh giá phía trên đặt được điểm 6 sẽ là thời điểm để chúng ta bán ra. Nhưng, phe mua từ điểm 5 đến điểm 6 lại rất mạnh mẽ, vì vậy nên ta tạm thời không thực hiện bán ở điểm 6. Ngoài ra, lực mua rất mạnh, việc di chuyển từ điểm 6 đến điểm 7 diễn ra quá lâu.

7.jpg

Chúng ta tiếp tục xem hình bên dưới, ở cú pullback từ điểm 7. Có thể thấy rằng thị trường đã phá vỡ trên S&R đường gạch đứt màu cam và giữ ở phía trên đó. Thị trường sau đó đã quay trở lại S&R và phản ứng (mũi tên màu đỏ) nhưng lại không tăng cao được nữa. Sau đó, phe bán đã tham gia vào thị trường với lực bán mạnh. Từ mũi tên thứ hai, phe mua không thể tạo ra đỉnh nào cao hơn. Và cuối cùng, lần thứ ba, phe mua đã thực sự yếu thế và hình thành nến spinning top. Từ điều này, ta có thể kết luận rằng phe mua đã hoàn toàn từ bỏ, và phe bán tham gia đẩy thị trường xuống thấp hơn.

8.jpg

Hi vọng bài viết có thể giúp anh em hiểu rõ hơn về cách áp dụng kênh giá trong giao dịch nhé!

Trích nguồn: dittotrade
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên