Thuyết âm mưu: Chính phủ các nước đang thi nhau gom bitcoin!?

Thuyết âm mưu: Chính phủ các nước đang thi nhau gom bitcoin!?

Thuyết âm mưu: Chính phủ các nước đang thi nhau gom bitcoin!?

demchuatan

Active Member
103
170
Thị trường tiền điện tử nói chung, Bitcoin nói riêng đã và đang tăng tốc thần kỳ trong 2 năm trở lại đây. Các tỷ phú, tổ chức lớn đã đang lũ lượt vào cuộc, chính phủ một số nước(Nhật, Hàn, Sing,...) đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, một số quốc gia khác(Mỹ, Europe, Thái,..) tuy chưa nhập cuộc nhưng cũng đang rục rịch chuẩn bị. Số quốc gia còn lại(Trung quốc, VN, Ấn độ...) đang cản trở người dân tham gia Crypto trên bề mặt pháp lý, nhưng bên trong thì lại ngấm ngầm phát triển Blockchain.

2-btccountry.jpg


Cứ mỗi một quốc gia tuyên bố hợp pháp hóa Bitcoin là giá BTC lại lên một mức mới, mỗi giai đoạn điều chỉnh trôi qua thì giá BTC lại vượt đỉnh cũ. Các chính trị gia còn nhận ra điều này sớm hơn các anh em traders.

6trendl.jpg


Nhưng tại sao Trung quốc lại cấm? và sao Mỹ vẫn chưa nhập cuộc?

Nếu phần lớn quốc gia trên thế giới đều hợp pháp hóa Bitcoin thì chắc chắn quốc gia nào nắm giữ nhiều lượng BTC nhất sẽ hưởng lợi nhất, như vậy trong khi chưa sở hữu được lượng BTC đủ dùng mà tuyên bố hợp pháp hóa thì rõ ràng là một chiến lược hạ sách.
Nước Mỹ có một thị trường tự do, đồng đô la phủ khắp toàn cầu, nếu USA tuyên bố hợp pháp hóa Bitcoin giả sử có tác động đến đồng đô la thì nước Mỹ là bên hưởng lợi nhiều nhất, vì hầu hết các quốc gia đều dự trữ hối đoái bằng đồng đô la. Như vậy nguyên nhân Mỹ chưa hợp thức hóa Bitcoin không hẳn vì sợ bị ảnh hưởng đến đồng đô la.

Chỉ có lý do khả thi nhất giải thích cho câu chuyện nước Mỹ đang đứng ngoài quan sát thị trường Crypto vào lúc này là Mỹ chưa gom đủ lượng BTC cần thiết hoặc Mỹ sợ Minner Trung quốc tác động xấu đến BTC.

4-bitman.jpg


Về phía bên kia chiến tuyến, anh Trung Quốc thì sao?

Là một quốc gia độc đảng, chưa có thị trường tự do đúng nghĩa, không có ngân hàng trung ương đúng nghĩa vậy nên việc ra lệnh cấm người dân tham gia thị trường tiền điện tử lúc này là điều dễ hiểu, để bảo vệ quyền lợi của đảng, để ổn định đồng nhân dân tệ.

Nhưng điều đó không có nghĩa lệnh cấm sẽ được thực thi vĩnh viễn, đến một lúc nào đó trong tương lai áp lực phải tháo bỏ lệnh cấm để hòa mình vào nền kinh tế 4.0, trải thảm đỏ cho Blockchain nước nhà phát triển,...đến lúc đó sẽ có một "cú nổ" kinh hoàng xảy ra. Giá BTC sẽ leo thang chóng mặt, đồng thời túi tiền của ĐCS sẽ được phình to sau khi bán một số lượng lớn BTC mà trước đó đã ngấm ngầm gom sẵn.

2-china.png


Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý đất nước Venezuela đã tạo ra đồng coin Petro(một coin đầy hoài nghi về giá trị và sức ảnh hưởng) để cứu nền kinh tế đang lâm nguy, cũng là một cách để chính phủ vẫn còn có sự kiểm soát. Nếu giả sử trước đó Venezuela nắm giữ khoảng 1 triệu BTC thì tôi tin họ đã không cần phải tạo ra đồng "coi rác" Petro như bây giờ.

Ngày nay, Nga, Trung Quốc cùng những nước lớn khác đã học được bài học về lịch sử khủng hoảng kinh tế châu á năm 1998, cầu năm 2008, khi bị lệ thuộc vào đồng đô la. Các chính trị gia đã sớm nhận ra rằng cần phải xây dựng Quỹ dự trữ quốc gia phi đô la hóa càng nhanh càng tốt(hiện tại Nga dự trữ phần lớn là Vàng, Trung Quốc dự trữ đa dạng hóa tiền tệ). Còn gì tốt hơn chiến lược dự trữ quốc gia phi đô la hóa bằng Bitcoin, một đồng tiền điện tử dự đoán sẽ là tương lai của tiền tệ?

3-gombtc.jpg


Trung Quốc đã gom được bao nhiêu BTC rồi? còn Nga, Ấn Độ thì sao? Tôi không biết, nhưng chúng ta sẽ biết thời điểm mà những quốc gia đó gom đủ số lượng BTC cần thiết. Đó là cái thời điểm mà Mỹ - Trung Quốc - Nga - Ấn Độ sẽ tuyên bố hợp pháp hóa Bitcoin.

5-hopphaphoa.png


P/S: Bài viết theo quan điểm cá nhân, mời anh em vào chém gió ạ
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
2002 các nước Châu Âu thống nhất và đi vào chính thức sử dụng đồng đồng chung Euro, nên về góc độ tiền điện tử các nước/các khối/ hoặc chính phủ toàn các quốc gia hoàn toàn có thể thống nhất để đi đến 1 đồng chung, nằm trong kiểm soát của chính phu cả mà, đâu cần gom bitcoin làm gì. Như Venezuela tự phát hành thôi, chỉ là lúc này chính phủ chưa để tâm đến nó đấy thôi, chắc còn đang nằm trong các đề án nghiên cứu "ứng dụng của Blockchain trong hoạt động tiền tệ".
 
2002 các nước Châu Âu thống nhất và đi vào chính thức sử dụng đồng đồng chung Euro, nên về góc độ tiền điện tử các nước/các khối/ hoặc chính phủ toàn các quốc gia hoàn toàn có thể thống nhất để đi đến 1 đồng chung, nằm trong kiểm soát của chính phu cả mà, đâu cần gom bitcoin làm gì. Như Venezuela tự phát hành thôi, chỉ là lúc này chính phủ chưa để tâm đến nó đấy thôi, chắc còn đang nằm trong các đề án nghiên cứu "ứng dụng của Blockchain trong hoạt động tiền tệ".

Em đồng tình với bác là đối với các khối thì có thể thống nhất tạo ra một đồng tiền chung, nhưng thương mại quốc tế thì lại bao hàm nhiều khối trong đó. Dẫn đến đồng tiền chung cho các khối chỉ phù hợp để sử dụng cho khối, còn giao thương quốc tế vẫn cần tới đồng tiền mạnh nhất, phổ biến nhất.

Hiện nay Trung-Mỹ đang oánh nhau tanh bành, những nước lớn mà có vị trí địa lý cách xa nhau như Trung - Mỹ - Nga - Ấn thì nhìn lại lịch sử em thấy chưa bao giờ hợp thành một khối(Liên hiệp quốc thực chất cũng chỉ vài ông lớn quyết định, và mỗi lần quyết định là mỗi lần cãi nhau).

Vậy nên tương lai cũng thế, Trung - Mỹ - Nga - Ấn vẫn luôn là những thế lực gầm gừ lẫn nhau, bên ngoài thì ngoại giao cười khanh khách, đằng sau thì sát phạt.

Còn về Venezuela thì nó bí lắm mới phát hành đồng coin Petro, mặc dù trước khi tạo ra đồng coin thì các chính trị gia cũng đoán được người dân sẽ nghi ngờ và không ủng hộ đồng coin đó. Nhưng nó không thể lấy BTC thay thế được, vì thứ nhất là nó không có lượng BTC dự trữ, thứ hai là nó sẽ mất quyền lực nếu lấy BTC làm tiền tệ quốc gia mang tính tạm thời(theo XHCN nhưng không có ngân hàng phát hành tiền).

Mà khi mất quyền lực thì bác cũng biết hậu quả rồi, chính phủ sẽ đổ vỡ vì thế lực ngoại bang lao vào xâu xé.
 
chính phủ với khả năng kiểm soát siêu toẹt vời, tại sao phải gom từng đồng bit như trader nhỏ lẻ chúng ta, tại sao phải nhảy vào sân chơi của chúng nó trong khi chỉ cần ban vài điều luật, mở hẳn luôn vài sân chơi là người chơi đổ vào rầm rầm. nắm đằng chuôi luôn tốt hơn là cầm lưỡi.
 
Bác nên tắt tay gom bít vào đi nó sẽ bay đến 100.000 trum đó,. Kaka
hehe
Là thuyết âm mưu, là phán đoán nên có thể đúng có thể sai bác ạ. Với lại dù có đúng thì cũng không ai dại gì tất tay cả, vì thời điểm xảy ra sự kiện nếu lỡ nó quá lâu mới đến thì khi đó chắc mình đang đi ăn xin ngoài đường vài năm rồi cũng nên.

Kim Woo Chung(chủ tịch tập đoàn DeaWoo) ngày xưa cũng tất tay vào phát triển ô tô mà bị phá sàn, mặc dù ông đoán đúng nhưng sự kiện nó xảy ra 5 năm sau tính từ khi DeaWoo phá sản.

Jihan Wu (CEO Bitman) cũng gần như tất tay vào Bitcoin Cash giờ mới thấy chua, vì hết vốn lưu động điều hành Cty. Nếu giả sử BCH 10 năm sau bay lên 100.000$ thì Bitman đã phá sản trước đó vài năm rồi.

Thân mến!
 
chính phủ với khả năng kiểm soát siêu toẹt vời, tại sao phải gom từng đồng bit như trader nhỏ lẻ chúng ta, tại sao phải nhảy vào sân chơi của chúng nó trong khi chỉ cần ban vài điều luật, mở hẳn luôn vài sân chơi là người chơi đổ vào rầm rầm. nắm đằng chuôi luôn tốt hơn là cầm lưỡi.
Đúng rồi bác,

Ví dụ như thằng Mỹ đi, giờ nó gom khoảng 1 tỷ đô BTC với mức 6k-7k thì khi nó hợp thức hóa BTC nó bán ra sẽ lãi cỡ 1 tỷ đô. Nhưng nó không làm vậy, vì 1 tỷ hay 100 tỷ chả là gì với nó, mà cái nó quan tâm là kiểm soát, duy trì trật tự thế giới.
 
2002 các nước Châu Âu thống nhất và đi vào chính thức sử dụng đồng đồng chung Euro, nên về góc độ tiền điện tử các nước/các khối/ hoặc chính phủ toàn các quốc gia hoàn toàn có thể thống nhất để đi đến 1 đồng chung, nằm trong kiểm soát của chính phu cả mà, đâu cần gom bitcoin làm gì. Như Venezuela tự phát hành thôi, chỉ là lúc này chính phủ chưa để tâm đến nó đấy thôi, chắc còn đang nằm trong các đề án nghiên cứu "ứng dụng của Blockchain trong hoạt động tiền tệ".
Nền tảng có sẵng, chi phí cực thấp, không bị kiểm soát bởi chính phủ nào, thanh khoản toàn cầu, hệ thống minh bạch, vấn đề ở chỗ là trình độ quản lí ở các quốc gia. Đó là lí do tại sao đồng Petro chẳng giải quyết được vấn đề gì khi phát hành, chính phủ phát hành thì bản chất nó vẫn là tiền pháp định, thêm gánh nặng cho chính phủ phải quản lí thêm 1 đống rác tốn kém chi phí.

Ứng dụng blockchain vào quản lí thì nghe ok, đừng nghĩ tới việc toàn bộ tiền pháp định quăng lên hệ thống minh bạch thì chẳng ông nào đi mà chịu, quét giao dịch phát 1 ra thì các ông ăn đường nào, khi đó tăng thêm vấn nạn lại rửa tiền qua BTC.

Đâu dễ gì mở 1 sàn giao dịch tại các quốc gia đã chấp nhập thanh khoản BTC, các bạn cứ đánh giá thấp BTC bởi vì lí do bạn không đủ trình độ quản lí nó, BTC giải quyết tất cả vấn đề về tiền tệ với chi phí cực thấp chỉ có cái nó không làm được bằng tiền pháp định là nó minh bạch và không bị kiểm soát bởi chính phủ nào.
 
Ví dụ như thằng Mỹ đi, giờ nó gom khoảng 1 tỷ đô BTC với mức 6k-7k thì khi nó hợp thức hóa BTC nó bán ra sẽ lãi cỡ 1 tỷ đô. Nhưng nó không làm vậy, vì 1 tỷ hay 100 tỷ chả là gì với nó, mà cái nó quan tâm là kiểm soát, duy trì trật tự thế giới.
dậy thui bác Sáng rồi..

Bác hiểu sai ý em rồi,

Thị trường của Mỹ là tự do đúng nghĩa, chính phủ làm việc của chính phủ chứ không phải thấy cái lợi nhỏ mà lao vào tranh miếng bánh của tư nhân.

Hiện nay thằng Mỹ nó đang nắm trong tay đồng $ mạnh nhất thế giới nên nó còn thiết lập trật tự được, nếu BTC mà phổ biến toàn cầu và thằng Trung Quốc - Nga đã đi trước một bước thì thằng Mỹ kiểm soát không nổi. Nhưng khổ nỗi thằng Trung Quốc rất sợ BTC.

Cuối cùng thì chủ đề này cũng mang tính tham khảo, chém gió cho vui thôi mà bác.
 
Đúng rồi bác,

Ví dụ như thằng Mỹ đi, giờ nó gom khoảng 1 tỷ đô BTC với mức 6k-7k thì khi nó hợp thức hóa BTC nó bán ra sẽ lãi cỡ 1 tỷ đô. Nhưng nó không làm vậy, vì 1 tỷ hay 100 tỷ chả là gì với nó, mà cái nó quan tâm là kiểm soát, duy trì trật tự thế giới.
Vấn đề là BTC có số lượng và ai bán cho bác 1000 btc giá 6k 7k, ai cũng có cái đầu cả bác ah,vd tôi có 1000 btc thì tôi chả là thằng ngu đi bán cho bác với giá 6k 7k, bác muốn kiểm soát hay duy trì trật tự thế giới với việc mua BTC thì còn lâu
 
Vấn đề là BTC có số lượng và ai bán cho bác 1000 btc giá 6k 7k, ai cũng có cái đầu cả bác ah,vd tôi có 1000 btc thì tôi chả là thằng ngu đi bán cho bác với giá 6k 7k, bác muốn kiểm soát hay duy trì trật tự thế giới với việc mua BTC thì còn lâu
Hehe,
Đây là chuyện muỗi với tụi cá mập cá voi mà bác. Còn cấp chính phủ thì lại bự hơn tụi cá voi nữa. Đôi khi những chuyên môn của tụi nó mình không biết nhưng em tin là không gì là không thể.

Thân mến!
 
Hehe,
Đây là chuyện muỗi với tụi cá mập cá voi mà bác. Còn cấp chính phủ thì lại bự hơn tụi cá voi nữa. Đôi khi những chuyên môn của tụi nó mình không biết nhưng em tin là không gì là không thể.

Thân mến!
cá mập cá voi thì e nói gì. Chính phủ mà đi trữ thì khó khả thi, bão to đấy
 
Bitcoin ngay từ khi sinh ra đã đặt mình vào vị thế chống lại các mô hình quản lý của chính phủ. Thủa ban đầu nó chỉ được sử dụng trong giới UG. Vài năm trở lại đây, nó trở thành món đồ trang sức cho dân thường(là những người thiếu hiểu biết), trở thành công cụ đầu cơ của một số cá mập (những gã có tiền và có kiến thức).

Nó, với bản chất mà nó mang trong mình, sẽ rất khó để có cơ hội trở thành, hay thay thế cái được gọi là tiền. Một ngày nào đó, khi các chính phủ chấp nhận nó, thì nó sẽ lại bị quản lý. Khi ấy, nó sẽ chẳng khác gì đồng đô la hay đồng nhân dân tệ, ý nghĩa nguyên thủy của nó sẽ không còn nữa. Thậm chí, khi Bitcoin được chính phủ chấp nhận và quản lý, thì không còn bất cứ một ưu điểm nào của nó còn được duy trì nữa. Đặc tính quan trọng nhất của Bitcoin là tính ẩn danh, chi phí quản lý và giao dịch thấp sẽ chỉ còn là quá khứ.

Bitcoin chỉ là một sản phẩm, một sample của nền tảng công nghệ Blockchain. Bản thân công nghệ Blockchain cũng có rất nhiều điểm yếu, nó không rực rỡ như những gì mà mấy tay bồi bút công nghệ tô vẽ tối ngày. Nếu chịu khó suy nghĩ về mô hình xã hội, tại sao lại tồn tại các chính phủ, vai trò của chính phủ và cách thức mà các chính phủ vận hành, thì sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi Mỹ, Nga hay Trung Quốc liệu có chấp nhận Bitcoin hay không. Câu trả lời rất đơn giản: Đừng mơ.

Nếu Trung Quốc công nhận Bitcoin, sẽ có 2 khả năng sau đây:

1. Bitcoin sẽ phải được quản lý, lúc này nó giống như tiền bình thường, và không còn ý nghĩa ban đầu nữa.

2. Bitcoin vẫn sẽ hoạt động như bây giờ, vậy thì Trung Quốc sẽ không còn là Trung Quốc nữa.

Bạn thấy trong hai khả năng trên, liệu Trung Quốc sẽ vẫn là Trung Quốc, hay Bitcoin sẽ vẫn là Bitcoin.

pug-dog-vector-illustration-using-as-logo-61682118.jpg
 
việc bác ngồi suy nghĩ về ý kiến này nghe hay ho (với bản thân bác) nhưng thật ra là lãng phí thời gian (của bác).
tập trung vào trading có khi kiếm nhiều hơn.

riêng mình thấy bài này buồn cười vkl ra :D
 
Cá nhân e thích góc nhìn của bài viết này bởi nó có nhiều điểm khiến người đọc bật lên các góc nhìn đối nghịch hehe, từ đó mới mở rộng đc tầm mắt hơn và tiến gần hơn đc 1 chút với thực tế có thể xảy ra.
Ủng hộ diễn đàn có thêm các bài viết này :v
 
Bitcoin ngay từ khi sinh ra đã đặt mình vào vị thế chống lại các mô hình quản lý của chính phủ. Thủa ban đầu nó chỉ được sử dụng trong giới UG. Vài năm trở lại đây, nó trở thành món đồ trang sức cho dân thường(là những người thiếu hiểu biết), trở thành công cụ đầu cơ của một số cá mập (những gã có tiền và có kiến thức).

Nó, với bản chất mà nó mang trong mình, sẽ rất khó để có cơ hội trở thành, hay thay thế cái được gọi là tiền. Một ngày nào đó, khi các chính phủ chấp nhận nó, thì nó sẽ lại bị quản lý. Khi ấy, nó sẽ chẳng khác gì đồng đô la hay đồng nhân dân tệ, ý nghĩa nguyên thủy của nó sẽ không còn nữa. Thậm chí, khi Bitcoin được chính phủ chấp nhận và quản lý, thì không còn bất cứ một ưu điểm nào của nó còn được duy trì nữa. Đặc tính quan trọng nhất của Bitcoin là tính ẩn danh, chi phí quản lý và giao dịch thấp sẽ chỉ còn là quá khứ.

Bitcoin chỉ là một sản phẩm, một sample của nền tảng công nghệ Blockchain. Bản thân công nghệ Blockchain cũng có rất nhiều điểm yếu, nó không rực rỡ như những gì mà mấy tay bồi bút công nghệ tô vẽ tối ngày. Nếu chịu khó suy nghĩ về mô hình xã hội, tại sao lại tồn tại các chính phủ, vai trò của chính phủ và cách thức mà các chính phủ vận hành, thì sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi Mỹ, Nga hay Trung Quốc liệu có chấp nhận Bitcoin hay không. Câu trả lời rất đơn giản: Đừng mơ.

Nếu Trung Quốc công nhận Bitcoin, sẽ có 2 khả năng sau đây:

1. Bitcoin sẽ phải được quản lý, lúc này nó giống như tiền bình thường, và không còn ý nghĩa ban đầu nữa.

2. Bitcoin vẫn sẽ hoạt động như bây giờ, vậy thì Trung Quốc sẽ không còn là Trung Quốc nữa.

Bạn thấy trong hai khả năng trên, liệu Trung Quốc sẽ vẫn là Trung Quốc, hay Bitcoin sẽ vẫn là Bitcoin.


Cảm ơn bác Quang Vũ đã viết một bài phản biện chứa hàm lượng kiến thức rất cao.

Vâng, nguyên nhân khiến mọi thể chế phải thay đổi và chuyển mình chỉ vắn tắt bằng cụm từ "Áp Lực"

- Trung quốc buộc phải chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do, mặc dù trong lịch sử anh ta luôn phản bác, căm thù cái nền kinh tế đặc sản TBCN. Chung quy cũng chỉ vì áp lực xây dựng kinh tế.

- Nga buộc phải nắm giữ phần lớn lượng dự trữ quốc gia bằng Gold, mặc dù biết Gold rất bất tiện, muốn làm cái gì cũng phải thêm một bước chuyển từ Gold sang tiền. Chung quy cũng chỉ vì áp lực cấm vận kinh tế.

- Việt Nam đang tạm hoãn triển khai luật đặc khu cũng vì áp lực biểu tình.

- Mới đây Ả Rập Xê Út buộc phải nhận mình có liên quan đến vụ giết nhà báo Khashoggi, mặc dù rất chua nhưng chung quy cũng vì hai chữ ÁP LỰC


...

Nếu trong tương lai, số lượng ví bitcoin tăng lên 200 triệu, thì đó là một áp lực rất lớn cho hầu hết các chính phủ. Đến thời điểm nào đó chịu không được sẽ buộc chính phủ các nước phải thay đổi - chuyển mình.

Em có cùng quan điểm với mục 1 của bác. Các chính phủ luôn muốn quản lý bitcoin, một vài mã code được thêm vào làm giảm tính ẩn danh cho BTC, ngoài ra bitcoin cần được giao dịch trên các nền tảng, ứng dụng của chính phủ để họ dễ kiểm soát.

Cuối cùng, em cũng phản biện một chút về cụm từ "Đừng mơ" bác viết. Đã có vài chính phủ chấp nhận bitcoin là tiền tệ, có thêm vài chính phủ đang rục rịch tạo ra đồng coin riêng, đó là dấu hiệu cho thấy chính phủ đang loay hoay đi tìm giải pháp tối ưu(một nửa nhận thức chấp nhận btc vì áp lực, nửa còn lại không chấp nhận)

Trân trọng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khả năng tưởng tượng của các hạ quả thật khiến tại hạ vô cùng kinh sợ. Nó khiến tại hạ ngỡ bitcoin, 1 sản phẩm tạo ra từ công nghệ blockchain trở nên quý hiếm như uranium để các quốc gia âm thầm thu gom.
Hãy nhận của tại hạ 1 like.
 
Khả năng tưởng tượng của các hạ quả thật khiến tại hạ vô cùng kinh sợ. Nó khiến tại hạ ngỡ bitcoin, 1 sản phẩm tạo ra từ công nghệ blockchain trở nên quý hiếm như uranium để các quốc gia âm thầm thu gom.
Hãy nhận của tại hạ 1 like.
Hehe, Em không rõ bác đang khen em hay bác đang mỉa mai em, nhưng dù sao cũng cám ơn bác vì đã like.

Một thông tin không chính thức được phủ trên các tờ báo lớn: Chính phủ Triều Tiên đang âm thầm thu gom bitcoin nhưng không phải hình thức thu mua giá rẻ, mà gom dưới dạng chỉ định cho băng đảng hakers nước nhà làm việc đó.

Thân mến!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,390 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,052 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 21 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 147 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên