Tiếp tục nói về cuộc chiến giá dầu: Người chiến thắng bất ngờ lại là…ông Trump!

Tiếp tục nói về cuộc chiến giá dầu: Người chiến thắng bất ngờ lại là…ông Trump!

Tiếp tục nói về cuộc chiến giá dầu: Người chiến thắng bất ngờ lại là…ông Trump!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,113
29,770
#OPEC+ đã đạt được thỏa thuận giảm sản lượng như nhiều bài viết gần đây mình đã đề cập, do đó chúng ta sẽ không nói quá nhiều về vấn đề này, thay vào đó bài viết này sẽ tập trung vào những mối “quan hệ phức tạp” giữa Mỹ và các thành viên OPEC+, và tìm hiểu xem ai đang thực sự là kẻ hưởng lợi sau đợt cắt giảm lớn nhất lịch sử vừa qua.

Tóm tắt thỏa thuận của OPEC+


Hiện tại chúng ta đang có thỏa thuận sau:
  • #OPEC+ sẽ loại bỏ gần 10 triệu thùng/ngày (mb/d) khỏi thị trường thông qua việc cắt giảm có chủ ý;
  • #OPEC+ cũng đang tính toán những mức sụt giảm không tự nguyện trong sản xuất của Mỹ, Canada, Brazil và một số quốc gia khác;
  • Các quan chức #OPEC+ ước tính tổng sản lượng giảm trên toàn cầu vào khoảng 20mb/d, tức khoảng 20% sản lượng toàn cầu;
Hiện tại, thế giới sẽ cần phải hài lòng với mức giảm 10mb/d từ OPEC+. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế thì lại giảm hơn 2 lần số đó, nó có nghĩa là cá kho trữ dầu sẽ tiếp tục được đổ đầy, ngày qua ngày cho đến khi các nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại.

Quá trình “môi giới”


Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 6/3, khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak rời khỏi trụ sở của OPEC tại Vienna và nói với các phóng viên rằng Nga đã sẵn sàng tăng sản lượng dầu vào tháng 4. Ông vừa từ chối đề xuất cắt giảm sản lượng vài trăm nghìn thùng mỗi ngày của Ả Rập nhằm chống lại việc sụt giảm cầu bị gây ra bởi #corona virus.

Tức giận vì điều này, Ả Rập Saudi đã bắt đầu cuộc chiến giá đi vào lịch sử. Họ cung cấp các các mức giảm giá chưa từng có, đồng thời tuyên bố đang đẩy mạnh sản xuất lên mức cao nhất mọi thời đại – trên 12mb/d vào tháng 4, tăng 25% so với tháng 2.

Khi thị trường mở cửa vài giờ sau đó, ngay cả những trader bán dầu nhiều nhất cũng bị sốc. Đêm đó, mọi trader từ Geneva đến London và Houston đều dán mắt vào màn hình của họ. Đà bán tháo bắt đầu, dầu đã giảm hơn 30% trong vài giây, mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh 1990 – 1991.

Những gì diễn ra tiếp theo sau đó thì chúng ta cũng đã rõ, dịch bệnh #covid-19 bùng phát toàn cầu, các lệnh phong tỏa làm tê liệt hoạt động kinh tế từ đó kéo giảm nhu cầu dầu sâu hơn. Kết thúc tháng 3, dầu Brent Biển Bắc giảm xuống chỉ còn 21.65 USD – mức thấp nhất trong gần 2 thập kỷ - từ mức trên 70 USD hồi đầu năm.

2.png

Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến chính là ngành dầu đá phiến của Mỹ (do chi phí sản xuất quá cao), Whiting Chemicals Corp, nhà sản xuất lớn nhất ở Bắc Dakota đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 1/4.

Ả Rập Saudi và Nga đổ lỗi cho nhau về cuộc chiến này. Putin cáo buộc Ả Rập Saudi cố gắng phá hủy ngành dầu đá phiến; Saudis thì nói Moscow đã châm ngòi cho toàn bộ.

Sau đó ông Trump bắt đầu vào cuộc, ông nói: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng có lúc tôi lại nói chúng ta cần tăng giá dầu. Nhưng giá hiện tại đang là quá thấp và đe dọa ngành năng lượng cũng như hàng tiệu công nhân đang làm việc trong ngành này.”

Và đến cuối cùng, với mức cầu đang rơi tự do, cả Ả Rập Saudi và Nga không có nhiều lựa chọn ngoài việc bắt đầu nói chuyện, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi họ phải hạ sản lượng, đơn giản vì sẽ chẳng còn nơi nào để chứa dầu.

“Tay cò” lão luyện Donald Trump


Người chiến thắng lớn nhất dường như là ông Trump, người đã từ chối cắt giảm sản lượng dầu của mình nhưng vẫn có thể môi giới thỏa thuận cuối cùng.

Ông đã đi từ việc “chào đón” sự sụp đổ giá dầu đến lo lắng về việc ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ bị tổn hại nặng nề, sợ rằng điều này có thể tổn hại đến triển vọng tái đắc cử của mình, ông đã thuyết phục Putin và quốc vương Ả Rập Xê-út chấm dứt chiến sự và thỏa hiệp.

3.jpeg

Trump đã gọi điện cho Tổng thống Mexico, sau đó là cuộc gọi hội nghị ba chiều với Tổng thống Nga và Quốc vương Ả Rập Xê Út, đưa ra đề nghị giải quyết vấn đề phản đối cắt giảm của quốc gia Mỹ Latinh.

Ông đã cung cấp cho Ả Rập “một điều gì đó” mà chỉ ở trên giấy. Khi Mexico từ chối giảm sản lượng lớn khiến toàn bộ thỏa thuận gặp nguy hiểm, Trump đã cam đoan với OPEC+ rằng Hoa Kỳ sẽ tự cắt giảm sản lượng của mình thay cho nước láng giềng.

Mexico sẽ cắt giảm 100,000 thùng/ngày (bpd) còn Mỹ sẽ góp thêm 300,000 bpd. Các quan chức của OPEC+ nói rằng sự cắt giảm đó được thúc đẩy bởi giá cả, nhu cầu và công suất chứ không hoàn toàn là thực tế cắt giảm.

Nhưng cuối cùng lời đề nghị của ông Trump đã là đủ.

Ông Daniel Yergin, nhà sử học về dầu mỏ cho biết: “Ông Trump là người đã công kích OPEC+ trong nhiều năm nhưng cũng là người hàn gắn tổ chức này. Trong tất cả các “deal” mà ông đã từng thực hiện, đây là “deal” lớn nhất!”

Tham khảo: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Đừng làm bẻ mặt anh nhé các chú, thực tế nhu cầu giảm 20 - 30tr thùng. Các chú ra cái thông báo giảm 10 triệu thùng cho a có phiếu bầu với nha :))
 
bài viết mang tính nâng bi Trump. Sao họ khg nhìn nhận Trump bị OPEC+ gài kèo?
Tuc là hồi tháng 3 ở Vien nếu như OPEC+ đồng ý cắt giảm để bảo ve gia dầu, thì bây giờ cả thế gioi dầu mỏ co cắt giảm tiep khg?
- Chắc chắn có vì dịch bệnh covid19. Và chắc chắn OPEC+ thoa thuan cat giam thang 3 thì gia dầu hien tai cung xuống $20. Voi tru luong hien tai, viec cat giam 20, 30tr thùng/ngày cung khg an thua và thê gioi dầu mỏ đưa ra lộ trình cắt giảm tới đầu 2020.
Chính Nga gây chuyện ở Vien, để Arab Saudi sau đó bơm 12tr thùng/ngay nên dầu đá phiến Mỹ ngáp ngáp, Opec+ mới lôi cả thế giới dầu mỏ cùng chia sẻ cắt giảm, quan trong là lôi Mỹ vào cũng thi hành. Nếu Nga-Arab Saudi khg "thông đồng" gây chiến phá giá dầu mỏ dễ gì Mỹ chung tay. Cả đám OPEC+ phai cắt giam để giữ gia dầu và Mỹ đứng ngoài? OPEC+ đâu ngu, theo thuyet âm mưu thì có kich bản hết.
 
Bai viết thể hiện cái nhìn phiến diện. người viết bài này có kiến thức kinh tế đánh giá thị trường bình thường ko sâu sắc
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 52 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,959 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên