Tiêu điểm kinh tế tuần 1 tháng 11/2017

Tiêu điểm kinh tế tuần 1 tháng 11/2017

Tiêu điểm kinh tế tuần 1 tháng 11/2017

rounipipe

Member
14
1
Kinh tế thế giới
1. Ngân hàng trung ương Anh tăng lãi suất lần đầu tiên sau 10 năm
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171524.jpg

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 2/11 đã có động thái tăng lãi suất đầu tiên sau hơn 10 năm. Đợt tăng lãi suất này được coi là một bước ngoặt sau khi lãi suất vay vốn ở Anh giảm xuống mức thấp chưa từng thấy. Động thái này của BoE là sự đảo ngược đợt cắt giảm lãi suất khẩn cấp vào năm ngoái sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Việc BoE tăng lãi suất cho thấy hướng đi chung với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và trên một số phương diện, với cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo dự báo, trong thời gian tới ECB có thể tăng lãi suất hoặc bắt đầu cắt giảm chương trình kích cầu thông qua mua vào tài sản. Việc BoE tăng lãi suất đã được phản ánh vào tỷ giá đồng Bảng từ trước, nên trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, đồng Bảng còn mất giá gần 1% so với đồng bạc xanh, còn khoảng 1,3113 USD đổi 1 Bảng, do sự mềm mỏng trong tuyên bố của BoE.
2. Kinh tế Vùng Vịnh chững lại vì giá dầu giảm
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171552.jpg

Báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy các nước vùng Vịnh sẽ gần như không tăng trưởng trong năm nay. IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) xuống 0,5%, từ mức 0,9% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 5. Sản lượng dầu ở vùng Vịnh đã giảm xuống sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước xuất khẩu dầu lớn ngoài khối, bao gồm Nga, nhất trí cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu. Thỏa thuận này kéo dài đến hết tháng 3/2018 và một số quốc gia đang tính khả năng gia hạn thỏa thuận.
Báo cáo của IMF cũng dự báo các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông ngoài GCC, gồm Iraq Libya, Algeria và Iran sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ 2,8% mỗi năm trong 5 năm tới, bằng một nửa so với tốc độ đạt được trong năm 2016.
Kinh tế Việt Nam
1. Dự thảo Luật quản lý nợ công thống nhất đầu mối quản lý
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171728.jpg

Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) trình Quốc hội thảo luận chiều 3/11 thống nhất Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì vận động ODA và vay ưu đãi nước ngoài, chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định khung về vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay cụ thể với các tổ chức tài chính quốc tế. Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định vay cụ thể, không bao gồm các hiệp định vay với các tổ chức tài chính quốc tế.
Dự thảo luật mới nhất cũng giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công (bỏ nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành liên quan tại các điều 20, 21, 22, 23 dự thảo luật đã trình Quốc hội).
2. Sử dụng Bitcoin tại Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171812.jpg

Ngày 28/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ra thông tin khuyến cáo về việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin tại Việt Nam, đặc biệt ở khía cạnh dùng đồng tiền ảo này trong thanh toán. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 8,2-8,3 tỷ USD trong năm nay
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171848.jpg

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm nay có thể cán mốc 8,2 - 8,3 tỉ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, năm 2014, mặt hàng thủy sản mang về 8 tỉ đô la Mỹ nhưng hai năm tiếp theo, giá trị xuất khẩu giảm liên tục và chỉ ở mức trên dưới 7 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm năm nay là 6,73 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Đây là cơ sở để VASEP tiếp tục điều chỉnh dự báo như nói trên, từ mức dự báo khoảng 8 tỉ đô la Mỹ vào tháng 7-2017. Mặc dù cá tra đang gặp khó ở thị trường Mỹ, hải sản ở thị trường EU nhưng điểm sáng của ngành là mặt hàng tôm có tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong chín tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là Trung Quốc (tăng gần 66%), Hà Lan (43%), Anh (gần 30%), Hàn Quốc (28%), Nhật Bản (25%), Canada (23%). Nhìn tổng thể, châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Tài chính ngân hàng
1. Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm ngân hàng Việt Nam
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311171452.jpg

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 31/10 đã nâng triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam lên tích cực trong 12-18 tháng tới, từ mức ổn định. Moody’s cho biết động thái này phản ánh triển vọng kinh tế khả quan của Việt Nam và triển vọng tích cực đối với hầu hết các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá tín nhiệm.
Moody’s đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ duy trì ổn định trong thời gian 12-18 tháng tới, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 7,1% vào thời điểm cuối năm 2016, thấp hơn so với mức 7,5% vào năm 2015. Moody’s dự báo tỷ lệ xấu sẽ giảm xuống mức 5,8% vào năm 2018, do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ hình thành nợ xấu, và cũng nhờ sự phục hồi nhẹ của thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ xói mòn đệm vốn, và cơ cấu vốn sẽ xấu đi, chi phí dự phòng cao sẽ làm giảm khả năng tạo vốn tự có, trong khi các lựa chọn huy động vốn bên ngoài là hạn chế. Tăng trưởng tiền gửi nội tệ của khách hàng, nguồn vốn chính của các ngân hàng Việt Nam, được Moody’s dự báo sẽ tiếp tục lành mạnh, nhưng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng, dẫn tới việc thanh khoản của hệ thống bị thắt chặt hơn một chút.
Báo cáo của Moody’s nhận định lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định, với lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng đều đặn trong 12-18 tháng tới nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh. Tuy nhiên, sự cải thiện lợi nhuận này có thể phải bù đắp chi phí tín dụng gia tăng. Bởi vậy, tỷ suất lợi nhuận ròng có thể sẽ giảm thêm do tình trạng cạnh tranh và áp lực của Chính phủ đòi hỏi hạ lãi suất vay vốn ngân hàng.
2. Nợ xấu tăng mạnh tại các ngân hàng quy mô lớn
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20170311172102.jpg

Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa. Đến 30/9/2017, theo báo cáo vừa lần lượt công bố, Việt Nam đã có ba ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản vượt trên mốc 1 triệu tỷ đồng.
Theo báo cáo vừa công bố, cả VietinBank và BIDV vẫn đều đặn tạo lãi, song tiếp tục cho thấy khả năng không thể bứt phá theo xu hướng chung ở kết quả nhiều ngân hàng thương mại khác đã công bố. VietinBank có lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 9 tháng đầu năm nay 6.418 tỷ đồng, chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ 2016; tương tự BIDV chỉ đạt 6.002 tỷ đồng, tăng 6,7%. Về tỷ lệ, theo báo cáo, VietinBank kiểm soát nợ xấu đến 30/9/2017 chỉ 1,2% tổng dư nợ, là một trong những mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối lại có gia tăng đáng chú ý. Tương tự, tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu báo cáo cũng ở mức rất thấp với 1,9% tính đến 30/9/2017, nhưng nợ nhóm 4 và 5 đã tăng rất mạnh. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng tới 50% so với cuối 2016, từ 6.466 tỷ lên tới 9.710 tỷ. Nợ nhóm 4 cũng tăng mạnh từ 995,48 tỷ lên tới 1.408,2 tỷ; riêng nợ nhóm 3 giảm được từ gần 5.594 tỷ xuống 4.131 tỷ. Tổng nợ xấu của BIDV theo giá trị tuyệt đối đã tăng từ 13.055 tỷ cuối 2016 lên 15.249 tỷ đồng.

Nguồn: http://research.lienvietpostbank.com.vn/ban-tin-tai-chinh-tuan-1-thang-112017
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Bản tin tài chính tuần 2 tháng 11/2017
- Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng 2,2% trong cả năm 2017, vượt xa dự báo trước đó là 1,7% nhanh nhất trong 10 năm.
- Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng trong tháng 10
- Thặng dư tài khoản thu nhập lần đầu của Nhật Bản (phản ánh thu nhập từ đầu tư nước ngoài) tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016 lên mức 10.380 tỷ yêncao nhất trong thập kỷ qua.
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội năm 2018 ới các chỉ tiêu lớn như: (i) tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%; (2) tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8% với tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; (iii) tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.
- Thống kê của Bộ Tài chính ngày 10/11 cho thấy lũy kế thu ngân sách Nhà nước 10 tháng đạt 972,6 nghìn tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán năm và tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016.
- Hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance mới đây đã công bố danh sách 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2017. Trong đó, thương hiệu quốc gia của Việt Nam được xếp thứ 45, tăng 5 bậc so với năm 2016.
- Theo Báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng 10 tháng đầu năm (bao gồm cả TPDN) tăng trưởng tích cực, khoảng 13,5% so với cuối năm 2016.
- Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 (Doing Business Report 2018) của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số Tiếp cận tín dụng (Getting Credit) của Việt Nam xếp thứ hạng 29 trên tổng số 190 quốc gia được khảo sát, đạt 75 điểm trên thang điểm 100.
Chi tiết xem tại: http://research.lienvietpostbank.com.vn/ban-tin-tai-chinh-tuan-2-thang-112017
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,279 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,642 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 258 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 451 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,145 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 201 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên