Tìm hiểu kỹ hơn về GDP Trung Quốc

Tìm hiểu kỹ hơn về GDP Trung Quốc

Tìm hiểu kỹ hơn về GDP Trung Quốc

forex_vn

Active Member
8,095
21,222
Trung Quốc có nền đứng thứ 2 thế giới với quy mô 13000 tỷ, đặc biệt với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng hiện tại nhiều người dự đoán nó sẽ sớm vượt qua Mỹ. Tuy nhiên đó chỉ là những ảo tưởng do Trung Quốc và giới truyền thông quốc tế thổi lên. Giới nghiên cứu đã sớm nhìn ra nhiều khuất tất trong nền kinh tế Trung Quốc và đưa ra những đánh giá khá tiêu cực về nền kinh tế này.
Bài này nói kỹ hơn về con số GDP Trung Quốc, từ đó có thể hình dung ra nhiều vấn đề khác họ đang gặp phải.

1. Lãnh đạo Trung Quốc thổi phồng GDP
Quốc tế có 1 vài công thức chung để tính GDP, thông dụng nhất là công thức GDP = tổng đầu tư + thâm hụt thương mại (xuất - nhập). Tuy nhiên lãnh đạo Trung Quốc lí luận: nền kinh tế họ đặc thù nên phải dùng công thức riêng để tính mới phù hợp. Điều hài hước là khi quốc tế hỏi công thức là gì thì họ nói đây là Bí Mật Quốc Gia nên không công bố???
Bản chất vấn đề là mỗi lãnh đạo Trung Quốc đều có nhu cầu thể hiện sự "anh minh" của mình với người dân và các đồng chí bằng con số tăng trưởng GDP hàng năm. Nếu không làm vậy họ sẽ gặp nhiều phiền phức. Vì lẽ đó họ cần phải kiểm soát con số GDP này để dễ thao túng theo ý muốn. Trong 1 thời gian dài quốc tế chấp nhận và tin tưởng con số GDP họ công bố cho đến sau cuộc khủng hoảng 2008 cả thế giới lao đao, riêng Trung Quốc được đánh giá bị ảnh hưởng nhiều nhất thì vẫn duy trì mức tăng trưởng "thần kỳ" 8%/năm thì người ta bắt đầu nghi ngờ và đi sâu vào tìm hiểu ra nhiều trò gian manh của Trung Cộng khi công bố GDP và kết luận: đây hoàn toàn là con số bịa đặt theo chủ ý của lãnh đạo TQ.

2. Các quan chức cấp dưới thổi phồng GDP
Trung Quốc có 1 nền chính trị mập mờ được thể chế hóa, công thức chung để được thăng tiến là Tiền + Thành tích. Trong 30 năm qua người Trung Quốc mắc căn bệnh "cuồng GDP", lấy GDP làm thước đo đánh giá khả năng của cán bộ. Chỉ cần có 1 con số GDP ấn tượng + chạy chọt là rất dễ leo chức, ngược lại GDP thấp sẽ bị cấp trên khiển trách. Điều đó dẫn đến 1 hiện tượng các địa phương mọi cấp tìm đủ mọi cách để thổi con số GDP địa phương mình lên trời. Kết quả là chính lãnh đạo Trung Quốc cũng không biết con số chính xác GDP của mình là bao nhiêu vì cái họ nhận chỉ là các bản báo cáo khó kiểm chứng từ địa phương.
Khi cuộc khủng hoảng 2008 xảy ra, lãnh đạo Trung Cộng mà cụ thể là ông Lý Khắc Cường, 1 mặt vẫn thổi phồng con số GDP mặt khác cũng cố gắng nắm rõ thực trạng kinh tế để tìm ra giải pháp. Tuy nhiên con số báo cáo từ địa phương lên lại không đáng tin và không ai biết con số thật là bao nhiêu. Từ đó ông đã lập ra 1 đội nghiên cứu riêng, tính toán ra trong khoảng thời gian này doanh số vận tại hàng hóa + mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc sụt giảm khoảng 10%. Với đặc tính của nền kinh tế Trung Quốc trọng tâm là sản xuất + xuất khẩu thì đây là 2 chỉ báo phản ánh khá chính xác tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Từ đó ông rút ra kết luận: nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn này tăng trưởng âm hoặc ở mức gần 0. Tuy nhiên con số địa phương báo cáo lên vẫn duy trì đều đặn mức 7%.
Tóm lại con số GDP Trung Quốc hoàn toàn là con số ảo và được thổi phồng có hệ thống từ trên xuống dưới kèo dài trong suốt 30 năm qua đã giúp Trung Quốc có mức tăng trưởng "thần kỳ" và đạt mức 13000 hiện tại. Con số thật được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu, tính toán cẩn thận và công bố chỉ ở mức khoảng 7000 tỷ, hơn nửa con số họ công bố.

3. Hàng tồn kho.
Vấn đề chưa dừng lại ở đây, trong cơn say GDP lãnh đạo Trung Cộng còn làm nhiều chuyện điên rồ khác vì mục tiêu chính trị của mình, điển hình là Sản Xuất Bất Chấp Nhu Cầu. Họ lao vào sản xuất mọi loại hàng hóa, nguyên vật liệu ... mà không quan tâm thế giới có tiêu thụ hết lượng hàng hóa này không. Kết quả là lượng xi măng - sắt thép tồn kho của họ sản xuất ra hiện nay đủ cho thế giới tiêu thụ cả trăm năm, hàng trăm thành phố ma ở Trung Quốc được xây lên nhưng có người ở .... Nếu tradewar leo thang hoặc kéo dài thì hàng tồn kho của họ sẽ còn tăng lên gấp bội.
Lượng hàng tồn kho này vẫn được tính là GDP và là GDP thật chứ không phải con số ảo, tuy nhiên nó không tạo ra bất cứ giá trị nào cho nền kinh tế mà chỉ giải quyết nhu cầu công ăn việc làm cho người dân và nhu cầu thổi GDP của lãnh đạo.

4. Phẩm chất GDP
Lý Khắc Cường từng phát biểu: chúng ta xây 1 cây cầu là tạo ra GDP, phá cây cầu đó đi cũng tạo ra GDP, xây lại cây cầu mới cũng tạo ra GDP. Kết quả chúng ta có con số GDP cao gấp 3 lần nhưng hiệu quả thì không khác gì xây 1 cây. Câu nói này phản ánh chính xác ý nghĩa của con số GDP Trung Quốc : thiếu phẩm chất.
Hãy hình dung thế này, nếu 1 doanh nghiệp đầu tư dự án 100 tỷ USD, khoảng 30% con số đó sẽ rơi vào túi quan chức do tình trạng tham nhũng. 70% còn lại làm ra được sản phẩm chỉ có chất lượng, giá trị = 1/2 các nước công nghiệp phát triển. Có nghĩa là cùng 1 số tiền đầu tư nhưng hiệu quả ở Trung Quốc chỉ = 1/3 -1/2 các nước khác (Người ta có công thức và con số cụ thể tính toán cái này nhưng hơi rườm rà và mất tgian tìm kiếm nên mình chỉ đưa ra con số đại khái để hình dung) nhưng khi tính toán GDP thì đều cho kết quả như nhau. Cho nên nếu GDP thật của Trung Quốc là 7-8%/năm, thì hiệu quả thực tế cũng chỉ tương đương các nước phát triển ở mức 3%-4%

5. Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn.
Trung Quốc cũng như tất cả các đang phát triển khác, có tốc độc tăng trưởng cao nhờ vào yếu tố quan trọng nhất là đầu tư nước ngoài. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, lợi nhuận bỏ túi nhưng GDP thì được tính cho Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng được hưởng lợi lớn từ việc đánh thuế + tạo công ăn việc làm cho người dân +học tập công nghệ mới. Tuy nhiên nó vẫn khiến GDP thật sự của Trung Quốc giảm nhiều sau khi trừ đi phần lợi nhuận từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nói cách khác trong 7000 tỷ GDP kia thì 1 phần không nhỏ là GDP của người Mỹ, Nhật, Hàn ... đầu tư vào TQ chứ không phải là GDP của Trung Quốc, khác xa nếu so sánh với các nước phát triển khác khi GDP của họ hầu hết do doanh nghiệp nước đó tạo ra.

Kết luận ở đây chúng ta thấy 2 điều:
- Con số GDP 13000 tỷ là con số ảo, con số thực tế chỉ khoảng 7000 tỷ
- Trong con số thật 7000 tỷ có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khiến ý nghĩa của nó không lớn, chỉ tương đương với các nước phát triển có mức GDP 2500tỷ - 3000 tỷ. Nếu kể thêm các yếu tố dân số, công bằng xã hội, môi trường sống, trình độ khoa học công nghệ .... thì Trung Quốc còn thua xa Nhật, Đức càng không nói chuyện so sánh với Mỹ đế.
Nên cuộc tradewar hiện tại không phải cuộc so găng giữa 2 siêu cường như nhiều người tưởng tượng dù chỉ xét riêng trên khía cạnh GDP.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 414 Xem / 27 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 3 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,692 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,305 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên