Tìm hiểu về đường Trung bình - ẩn số bên trong những điều đơn giản nhất!

Tìm hiểu về đường Trung bình - ẩn số bên trong những điều đơn giản nhất!

Tìm hiểu về đường Trung bình - ẩn số bên trong những điều đơn giản nhất!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,341
Xin chào toàn thể các anh em,

Đây là một bài viết khá chất dành cho những anh em yêu thích sự đơn giản. Bài viết đề cập đến tất cả những ngõ nghách về một đường Trung bình. Bài viết này được đăng trên tạp chí Stocks & Commodities, và mình xin phép được dịch lại cũng như gửi tới toàn thể anh em:

----------------​

Trong 10 năm giao dịch trên thị trường, tôi đã gặp gỡ rất nhiều nhà giao dịch, và họ sử dụng đường trung bình theo nhiều cách khác nhau. Một trong số họ sử dụng các chiến lược giao dịch dựa hoàn toàn vào các đường trung bình, trong khi những người khác chỉ sử dụng chúng làm định hướng trong việc xác định xu hướng. Các nhà giao dịch sử dụng các hệ thống giao dịch riêng biệt ( System trader) sử dụng các đường trung bình theo những cách rất cụ thể, trong khi đó các nhà giao dịch dựa trên hành động giá thuần túy ( price action trader) thậm chí còn không bận tâm đến cả một trung bình nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất – Đường MA200. Tất nhiên họ có những lý do của họ, lý do chính ở đây cũng giống như nhiều chỉ báo kỹ thuật khác, chúng có độ trễ nhất định.

Trong bài viết gồm hai phần này, tôi sẽ chia sẻ kiến thức về đường trung bình và thảo luận về cách tôi sử dụng chúng trong phân tích và giao dịch của mình. Ngoài ra, tôi sẽ nói về một số hạn chế, quan niệm sai lầm về đường trung bình, để bạn không phải rơi vào vòng xoáy “Dùng hay không dùng” mà phần lớn các nhà giao dịch hiện nay đang gặp phải. Mục tiêu của tôi trong bài viết này là giúp bạn sử dụng đường trung bình (MA) theo “Bản ngã của nó” với tư cách là một công cụ kỹ thuật rõ ràng và khách quan, cho dù mục đích của bạn là định hướng xu hướng, xác định sức mạnh của xu hướng hay lọc nhiễu. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đưa ra những thảo luận về việc khi nào và trong những trường hợp nào bạn nên xem xét sử dụng đường trung bình cũng như khi nào chúng có thể sẽ không còn hữu ích. Tóm lại, tôi sẽ thảo luận về mọi thứ mà tôi nghĩ là có ích cho bạn khi sử dụng đường trung bình.

Xu hướng là bạn, và đường trung bình cũng vậy


Một số khái niệm nâng cao hơn sẽ đến trong phần 2, trong những số tiếp theo. Còn trong bài viết này, tôi sẽ bắt đầu với những điều cơ bản, giải thích các chủ đề kiểu như cách sử dụng những đường trung bình phổ biến nhất, những loại đường trung bình khác nhau và ý nghĩa của chúng, hay là vì sao đường trung bình MA 200 lại được xem xét phổ biến nhất.

Tóm lại, luận điểm quan trọng nhất trong bài viết này sẽ là: Đường trung bình là một người bạn tốt, và việc hiểu đúng cũng như sử dụng đúng sẽ giúp bạn phát triển hơn trong các giao dịch. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về những điều đó sau, nhưng trước tiên, hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất.

Đầu tiên, Đường trung bình là gì?


Nếu bạn đã biết đường trung bình là gì, bạn có thể bỏ qua phần này.

Về bản chất, đường trung bình là một chỉ báo kỹ thuật lọc các biến động ngắn hạn từ hành động giá và cung cấp cho chúng ta những đường giá trung bình mượt mà hơn. Một đường cong mượt mà hơn cho phép các nhà giao dịch bỏ qua các tín hiệu nhiễu và tập trung hơn vào xu hướng cơ bản của giá theo thời gian. Hai loại đường trung bình phổ biến nhất là trung bình giản đơn ( SMA) và đường trung bình hàm mũ ( EMA). SMA là giá trung bình đơn giản của một tài sản cụ thế trong một khoảng thời gian xác định, trong khi EMA giống như SMA nhưng có một điểm khác biệt chính: Nó đặt trọng số lớn hơn cho các hành động giá gần hơn, chính vì thế nên nó nhạy hơn đối với các biến động giá.

Đường trung bình được tính toán và vẽ trên biểu đồ như thế nào?


Nói tóm lại, đường trung bình là một đường trơn được cấu thành từ việc kết nối một loạt các dấu chấm, đại diện cho giá trung bình tại từng thời điểm (thông số thường sử dụng là giá đóng cửa) của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Các dấu chấm này được tính toán bằng cách sử dụng các công thức định lượng đơn giản, và được thực hiện bởi hầu hết các ứng dụng cung cấp biểu đồ giá, vì vậy người dùng không cần phải thực hiện bất kỳ phép tính phức tạp nào. Nhà giao dịch chỉ cần quyết định thời gian, loại và số lượng đường trung bình mà họ muốn sử dụng; phần còn lại được chăm sóc bởi phần mềm. Thời gian càng dài, đường trung bình sẽ càng mượt, do đó nó sẽ ít phản ứng hơn với những thay đổi giá so với các đường MA ngắn hạn.

Những phương thức sử dụng phổ biến của trung bình:


Giống như nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác, đường trung bình có nhiều cách sử dụng và có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau tùy vào phong cách giao dịch của mỗi cá nhân. Có một số nhà giao dịch sử dụng đường trung bình để xác định hỗ trợ & kháng cự trên biểu đồ. Một số sử dụng chúng chỉ đơn thuần để ra quyết định có nên thực hiện một giao dịch cụ thể hay không, dựa vào mối tương quan giữa giá hiện tại với đường trung bình, độ dốc hoặc là phân loại đường trung bình, v.v. Hoặc, cũng có một số nhà giao dịch sử dụng đường trung bình như những tín hiệu đảo ngược, tìm kiếm các cơ hội giao dịch theo hướng ngược lại với đường trung bình sau khi giá tách ra khỏi đường MA. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có các cách sử dụng “rất khác” của đường trung bình, ví dụ như chỉ báo đường trung bình hội tụ/ phân kỳ (MACD) sử dụng đường trung bình làm cơ sở cho việc hình thành nên nó.

Nhưng tôi cho rằng một trong những cách sử dụng trung bình phổ biến nhất là để xác định xu hướng của giá cũng như là sức mạnh xu hướng (chúng ta sẽ nói thêm về điều này sau).

Những loại đường trung bình mà bạn nên sử dụng?


Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này vì tất cả phụ thuộc vào khung thời gian của bạn cũng như mức độ ''năng động'' trong giao dịch của bạn. Giả sử bạn là một nhà giao dịch ngắn hạn và chiến lược của bạn là mua khi giá nằm trên hoặc bán khi giá nằm dưới đường trung bình hàm mũ 21 kỳ (EMA21). Nếu bạn đủ may mắn để nắm bắt được một xu hướng mạnh mẽ, thì lợi nhuận tiềm năng của bạn có thể sẽ rất đáng kể trong khi tổn thất sẽ khá hạn chế. Mặt trái ở đây là khi thị trường không có xu hướng tốt, bạn sẽ thấy rất nhiều tín hiệu giả, làm giảm lợi nhuận hoặc tệ hơn là các giao dịch bị dừng lỗ một cách nhanh chóng, gây nên những tổn thất cho tài khoản!

167df72de6d11d8f44c0.png

Hình 1

Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo một ví dụ, hãy quan sát biểu đồ giá Vàng trong Hình 1. Khi thị trường không có xu hướng như thời điển trước tháng 12 năm 2018, Giá Vàng đã trải qua vài tuần dao động xung quanh đường EMA21 , cung cấp rất nhiều tín hiệu sai . Nhưng một khi Vàng bắt đầu vào xu hướng, đường trung bình hàm mũ EMA 21 cung cấp nhiều tín hiệu mua rất tốt (khoanh tròn) cho đến khi xu hướng kết thúc vào tháng 2 năm 2019. Sau đó, vàng đã đi vào giai đoạn “hợp nhất – consolidation” cho đến mùa hè (trước khi có những sự phá vỡ lớn hơn xảy ra). Trong giai đoạn “hợp nhất” này, một lần nữa đường EMA 21 không cung cấp bất kỳ tín hiệu chính xác nào.

Do đó, mẹo ở đây là trước khi quyết định nên sử dụng đường trung bình cho các tín hiệu mua hoặc bán, hãy xác định khi nào một xu hướng có khả năng phát triển và kết thúc. Trong trường hợp này, tín hiệu cho một xu hướng tăng phát triển xuất hiện dưới dạng một cú phá vỡ khỏi mô hình tam giác (xem phần 1 trên biểu đồ) và xu hướng kết thúc được xác nhận sau khi mức đáy trước đó bị phá vỡ (xem phần 2 trên biểu đồ). Đây là một trong những cách để chúng ta giảm thiểu tần số của các tín hiệu sai. Có nhiều cách khác nữa, và tôi sẽ thảo luận cụ thể hơn trong phần 2 của bài viết này.

Ngược lại, giả sử bạn sử dụng một hệ thống giao dịch tương đương như hệ thống giao dịch phía trên, chỉ khác là bạn mua khi giá nằm trên đường MA dài hạn như MA 100, thì bạn sẽ ít gặp phải những tín hiệu nhiễu trong ngắn hạn hơn. Tuy nhiên, với các đường MA dài hạn, bạn lại có nguy cơ mua gần đỉnh vì theo định nghĩa, giá sẽ cần phải tăng mạnh khỏi những vùng giá thấp để vượt lên trên đường MA 100. Kết quả là, bạn sẽ bỏ lỡ một bước giá khá dài kể từ khi xu hướng bắt đầu.

Ví dụ, Giả sử có hai nhà giao dịch mua và bán khi giá vượt qua đường trung bình trên khung thời gian H1. Nhà giao dịch A mua khi giá vượt qua EMA 21 và bán khi giá quay lại bên dưới EMA21. Nhà giao dịch B mua khi giá vượt qua SMA 100 và bán khi giá giảm xuống phía dưới SMA 100.

de0e315e20a2dbfc82b3.png


Để minh họa cho ví dụ này, chúng ta hãy quan sát biểu đồ Dầu thô WTI trong Hình 2. Sau khi xu hướng giá đảo chiều, nó đã nhanh chóng tăng vượt qua trung bình EMA 21, bùng nổ trong một vài giờ tiếp theo để cuối cùng vượt lên trên đường SMA 100. Vùng tô hồng thể hiện khoảng giá nằm giữa các đường trung bình và nó đại diện cho 100 điểm lợi nhuận chênh lệch mà Trader A được hưởng, trong khi Trader B đã bỏ lỡ khi chờ đợi một sự phá vỡ khỏi đường SMA 100. Nói cách khác, đây là chi phí cơ hội của việc ra quyết định chờ thêm. Tuy nhiên, sau khi xu hướng kết thúc và giá quay trở lại phía dưới đường EMA 21, Nhà giao dịch A phải đóng lệnh mua và bắt đầu một lệnh bán khống. Kết cục là anh ta đã bị thua lỗ khá nhiều lần tại thời điểm này khi giá hợp nhất. Trong quá trình hợp nhất này, giá vẫn nằm trên đường SMA 100 đồng thời vẫn tăng vượt lên phía trên nó, có nghĩa là Nhà giao dịch B không chỉ duy trì được lợi nhuận cho lệnh mua của mình, mà còn không mất bất kỳ khoản tiền nào khi thị trường đi ngang. Hơn nữa, Nhà giao dịch B có thể có kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nếu giá tiếp tục tăng cao hơn mà không quay trở lại dưới đường SMA 100.

Tất nhiên, các ví dụ trên chỉ là các tình huống giả định và trong thực tế, các hệ thống giao dịch sẽ tiên tiến hơn so với những gì tôi vừa mô tả. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ cần phải nỗ lực tập luyện để sử dụng chúng một cách thành thạo nhất.

Có nhiều yếu tố khác mà các nhà giao dịch cần tính đến trước khi quyết định khung thời gian mà bạn sử dụng cho đường trung bình. Đối với một số người, có thể chỉ đơn giản là họ đang theo một chiến lược giao dịch cụ thể yêu cầu họ phải sử dụng một số đường MA cụ thể. Nhưng tóm lại, hãy tập trung vào khung thời gian của bạn và mức độ hoạt động của các đường trung bình trên khung thời gian đó nếu bạn còn muốn tồn tại trên thị trường.

Okay, trên đây là phần 1 (của phần 1). Vì nó khá dài nên mình xin phép chỉ lược dịch tới đây. Phần 2 thì tác giả chưa viết (Phần 1 này được đăng trong cuốn tạp chí tháng 04/2020). Trong bài tới mình sẽ dịch tiếp phần tiếp theo của phần 1 này. Và khi nào có phần 2 (phần nâng cao) mình sẽ thông báo tới anh em và cố gắng gửi tới anh em một cách sớm nhất!

Chúc anh em thành tựu!
Mạc An
Nguồn: Stock & Commodities
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 877 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên