Tính chu kỳ của thị trường tài chính và liệu Trader có kiếm được lợi nhuận dựa trên niềm tin này?

Tính chu kỳ của thị trường tài chính và liệu Trader có kiếm được lợi nhuận dựa trên niềm tin này?

Tính chu kỳ của thị trường tài chính và liệu Trader có kiếm được lợi nhuận dựa trên niềm tin này?

PepePips

Active Member
582
5,330

Thị trường tài chính có tồn tại tính chu kỳ?


Chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay hay một chu trình (trích từ điển wikipedia).

Trong thị trường tài chính, tính chu kỳ thường được ví dụ như việc giá sẽ tăng hay giảm trong một khoảng thời gian nhất định, và tiếp tục vận động hay đảo chiều trong một khoảng thời gian nhất định.

tinh-chu-ky-cua-thi-truong-tai-chinh-traderviet.png

Một sơ đồ về tính chu kỳ của thị trường

Về lý thuyết thì chu kỳ có tồn tại trên thị trường. Ví dụ như sự thay đổi theo mùa tác động tới sản lượng nông sản, gián tiếp tác động đến giá thị trường nông nghiệp. Thị trường Forex thì chu kỳ có thể vận động theo quy luật tăng giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương. Việc tăng lãi suất sẽ tăng giá một đồn tiền, trong khi thắt chặt lãi suất sẽ làm hạ giá đồng tiền đó trên thị trường. Nhưng các yếu tố chu kỳ thường ứng dụng chủ yếu trên phân tích cơ bản, còn phân tích kỹ thuật thì vấn đề lại hoàn toàn khác.

Trader có thể kiếm lợi nhuận từ tính chu kỳ thị trường hay không?


Đây là câu hỏi rất khó để trả lời. Theo mình, tính chu kỳ là có thật trên thị trường, nhưng Trader rất khó để kiếm lợi nhuận từ nó. Trader là những người giao dịch ngắn hạn (giao dịch theo chart daily vẫn tính là ngắn hạn nếu so với người theo phân tích cơ bản). Hoạt động của các Trader chủ yếu phụ thuộc vào các biểu đồ giá, nhưng chu kỳ của biểu đồ giá rất khó để xác định.

tinh-chu-ky-cua-thi-truong-tai-chinh-traderviet-1.png

Sự phức tạp của các con sóng đa khung thời gian

Các chu kỳ trên biểu đồ thường là sự đan xen của nhiều khung thời gian. Ví dụ khi bạn xét một chu kỳ trong khung thời gian ngắn hạn và một chu kỳ trong khung thời gian dài hạn. Chỉ với 2 chu kỳ đan xen, nó đã có khả năng tạo ra rất nhiều biến số và bạn sẽ thấy thị trường di chuyển rất hỗn loạn.

Những chiến lược giao dịch sử dụng mô hình sóng như Gann hay Elliott thường có xác suất thắng thấp bởi vì không chỉ những con sóng mang tính chất chủ quan mà chúng còn tồn tại trong nhiều khung thời gian khác nhau nên sẽ dẫn đến rất nhiều biến số trong quá trình phân tích. Có lẽ đây là lý do mà cùng một Trader dùng phương pháp định sóng nhưng mỗi ông lại có một kiểu phân tích khác nhau về thị trường :confused:

Kết luận


Lập luận rằng chu kỳ tồn tại trên thị trường tài chính phát sinh chủ yếu từ phân tích cơ bản nên mình nghĩ phân tích kỹ thuật rất khó áp dụng tính chất chu kỳ.

tinh-chu-ky-cua-thi-truong-tai-chinh-traderviet-2.jpg

Nếu bạn muốn áp dụng tính chu kỳ để kiếm lợi nhuận, bạn nên nghiên cứu sâu về phân tích cơ bản, ví dụ như các yếu tố tác động lâu dài đến thị trường như lãi suất, các yếu tố chính trị v.v... Nhưng lúc này, bạn không thể tự gọi mình là Trader vì bạn sẽ giao dịch rất dài hạn và công cụ của bạn sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào chart.

Tính chu kỳ có thể áp dụng cho việc đầu tư vàng vật chất, nếu anh em nào quan tâm vui lòng like hay comment, mình sẽ viết thêm bài khai thác thêm về chủ đề này để anh em cùng nghiên cứu nhé.

Cảm ơn anh em.

Xem thêm

>> Giới thiệu Sync Scroll Indicator - công cụ hỗ trợ giúp anh em backtest đa khung thời gian

>> Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trong Trading, đây chính là tương lai thị trường tài chính

Theo Marketcalls
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

Thị trường tài chính có tồn tại tính chu kỳ?


Chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay hay một chu trình (trích từ điển wikipedia).

Trong thị trường tài chính, tính chu kỳ thường được ví dụ như việc giá sẽ tăng hay giảm trong một khoảng thời gian nhất định, và tiếp tục vận động hay đảo chiều trong một khoảng thời gian nhất định.

View attachment 22706
Một sơ đồ về tính chu kỳ của thị trường

Về lý thuyết thì chu kỳ có tồn tại trên thị trường. Ví dụ như sự thay đổi theo mùa tác động tới sản lượng nông sản, gián tiếp tác động đến giá thị trường nông nghiệp. Thị trường Forex thì chu kỳ có thể vận động theo quy luật tăng giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương. Việc tăng lãi suất sẽ tăng giá một đồn tiền, trong khi thắt chặt lãi suất sẽ làm hạ giá đồng tiền đó trên thị trường. Nhưng các yếu tố chu kỳ thường ứng dụng chủ yếu trên phân tích cơ bản, còn phân tích kỹ thuật thì vấn đề lại hoàn toàn khác.

Trader có thể kiếm lợi nhuận từ tính chu kỳ thị trường hay không?


Đây là câu hỏi rất khó để trả lời. Theo mình, tính chu kỳ là có thật trên thị trường, nhưng Trader rất khó để kiếm lợi nhuận từ nó. Trader là những người giao dịch ngắn hạn (giao dịch theo chart daily vẫn tính là ngắn hạn nếu so với người theo phân tích cơ bản). Hoạt động của các Trader chủ yếu phụ thuộc vào các biểu đồ giá, nhưng chu kỳ của biểu đồ giá rất khó để xác định.

View attachment 22715
Sự phức tạp của các con sóng đa khung thời gian

Các chu kỳ trên biểu đồ thường là sự đan xen của nhiều khung thời gian. Ví dụ khi bạn xét một chu kỳ trong khung thời gian ngắn hạn và một chu kỳ trong khung thời gian dài hạn. Chỉ với 2 chu kỳ đan xen, nó đã có khả năng tạo ra rất nhiều biến số và bạn sẽ thấy thị trường di chuyển rất hỗn loạn.

Những chiến lược giao dịch sử dụng mô hình sóng như Gann hay Elliott thường có xác suất thắng thấp bởi vì không chỉ những con sóng mang tính chất chủ quan mà chúng còn tồn tại trong nhiều khung thời gian khác nhau nên sẽ dẫn đến rất nhiều biến số trong quá trình phân tích. Có lẽ đây là lý do mà cùng một Trader dùng phương pháp định sóng nhưng mỗi ông lại có một kiểu phân tích khác nhau về thị trường :confused:

Kết luận


Lập luận rằng chu kỳ tồn tại trên thị trường tài chính phát sinh chủ yếu từ phân tích cơ bản nên mình nghĩ phân tích kỹ thuật rất khó áp dụng tính chất chu kỳ.


Nếu bạn muốn áp dụng tính chu kỳ để kiếm lợi nhuận, bạn nên nghiên cứu sâu về phân tích cơ bản, ví dụ như các yếu tố tác động lâu dài đến thị trường như lãi suất, các yếu tố chính trị v.v... Nhưng lúc này, bạn không thể tự gọi mình là Trader vì bạn sẽ giao dịch rất dài hạn và công cụ của bạn sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào chart.

Tính chu kỳ có thể áp dụng cho việc đầu tư vàng vật chất, nếu anh em nào quan tâm vui lòng like hay comment, mình sẽ viết thêm bài khai thác thêm về chủ đề này để anh em cùng nghiên cứu nhé.

Cảm ơn anh em.

Xem thêm

>> Giới thiệu Sync Scroll Indicator - công cụ hỗ trợ giúp anh em backtest đa khung thời gian

>> Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trong Trading, đây chính là tương lai thị trường tài chính

Theo Marketcalls
Thực ra có người dùng chu kỳ để Trading đó bác, có cả indicator tính chu kỳ nữa, chỉ không biết là làm sao để ra con số chu kỳ mà thôi.
 
2 indicator về cycle quan trọng giới thiệu cho anh em nào quan tâm. Chú ý: indicator này repaint nhé, đặc biệt là cầy tơ Fisher... demo kĩ càng trước khi trade real!
 

Đính kèm

  • Fisher_Yur4ik_Correct.mq4
    2.2 KB · Xem: 19
  • Cycle KROUFR.mq4
    6.8 KB · Xem: 18

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 52 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,959 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên