Tình thế tiến thoái lưỡng nan Triffin ảnh hưởng gì đến tiền tệ? Gốc rễ vấn đề bắt nguồn từ đâu?

Tình thế tiến thoái lưỡng nan Triffin ảnh hưởng gì đến tiền tệ? Gốc rễ vấn đề bắt nguồn từ đâu?

Tình thế tiến thoái lưỡng nan Triffin ảnh hưởng gì đến tiền tệ? Gốc rễ vấn đề bắt nguồn từ đâu?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,284
32,433
Vào tháng 10 năm 1959, một giáo sư đến từ Đại học Yale đã tuyên bố với Ủy ban Kinh tế chung của Quốc hội rằng hệ thống Bretton Woods sẽ bị tiêu diệt. Đồng đô la sẽ không thể tồn tại như một tiền tệ dự trữ của thế giới nếu nó không được sử dụng cho nhu cầu giải quyết các thâm hụt ngày càng tăng. Nhà khoa học với tinh thần ảm đạm này chính là Robert Triffin, người Bỉ, và ông đã đúng. Hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ vào năm 1971, và ngày nay vai trò của đồng đô la là đồng tiền dự trữ nhờ Hoa Kỳ đang phải gánh chịu thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất thế giới.

Trong phần lớn thế kỷ 20, đô la Mỹ là đồng tiền được lựa chọn hàng đầu. Các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư đều mua đô la để dự trữ ngoại hối với các lý do chính đáng như: Hoa Kỳ có tình hình chính trị ổn định, không trải qua sự tàn phá của các cuộc chiến tranh thế giới như châu Âu và có một nền kinh tế phát triển ổn định, đủ lớn để hấp thụ các cú sốc kinh tế.

Bằng cách "đồng ý" để đồng tiền của mình được sử dụng làm tiền tệ dự trữ, một quốc gia sẽ phải tự chống lưng cho chính mình.

Để giữ cho nền kinh tế toàn cầu luôn ổn định, một quốc gia phải bơm một lượng tiền lớn vào lưu thông, thúc đẩy lạm phát trong nước. Tiền tệ dự trữ càng trở nên phổ biến so với các loại tiền khác thì tỷ giá hối đoái của nó càng tăng và ngành xuất khẩu hàng nội địa càng trở nên kém cạnh tranh. Điều này gây ra thâm hụt thương mại cho quốc gia phát hành tiền tệ, nhưng lại làm vừa lòng cả thế giới. Nếu quốc gia có tiền tệ được dự trữ quyết định không tập trung vào chính sách tiền tệ trong nước bằng cách không phát hành thêm tiền nữa, thì cả thế giới sẽ không vui tí nào!


Nghịch lý của việc trở thành tiền tệ dự trữ trên thế giới


Trở thành tiền tệ dự trữ trên thế giới có thể đưa một quốc gia đến một nghịch lý. Họ muốn có những khoản vay "không lãi suất" được hình thành từ việc bán nội tệ cho chính phủ nước ngoài, và muốn khả năng huy động vốn nhanh do nhu cầu cao về trái phiếu có mệnh giá bằng đồng tiền dự trữ. Đồng thời, họ muốn sử dụng vốn và chính sách tiền tệ để đảm bảo rằng ngành công nghiệp trong nước vẫn còn tính cạnh tranh trên thị trường thế giới và nền kinh tế quốc gia vẫn khỏe mạnh, cũng như không bị thâm hụt thương mại quá lớn.

Nhưng thật đáng tiếc, cả hai mong muốn - nguồn vốn rẻ và thặng dư cán cân thương mại - không thực sự xảy ra cùng một lúc được.

Đây là vấn đề tiến thoái lưỡng nan Triffin (Triffin Dilemma), được đặt tên theo Robert Trffin - một nhà kinh tế đã nghiên cứu về sự sụp đổ sắp xảy ra của hệ thống Bretton Woods trong cuốn sách được viết vào năm 1960 của ông "Gold and the Dollar Crisis: The Future of Convertibility" (tạm dịch: "Cuộc khủng hoảng vàng và đô la: Tương lai của sự chuyển đổi"). Ông chỉ ra rằng những năm đô la được bơm
vào nền kinh tế thế giới thông qua các chương trình viện trợ sau chiến tranh như Marshall Plan đã khiến cho việc tuân thủ theo tiêu chuẩn vàng ngày càng khó khăn. Để duy trì tiêu chuẩn, Mỹ phải tăng cường niềm tin quốc tế bằng cách tạo ra thặng dư trong tài khoản vãng lai đồng thời tạo ra thâm hụt trong tài khoản vãng lai thông qua việc cung cấp liên kết ngay với vàng.

Triffin-Dilemma-anh-huong-gi-den-tien-te-tren-the-gioi-TraderViet1.jpg


Phát hành một loại tiền có vai trò là tiền tệ dự trữ đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ không còn là vấn đề trong nước, đó là vấn đề quốc tế. Chính phủ phải cân bằng mong muốn giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng kinh tế ổn định với trách nhiệm đưa ra các quyết định tiền tệ có lợi cho các quốc gia khác.

Do đó, tình trạng của tiền tệ dự trữ được xem là một mối đe dọa đối với chủ quyền của quốc gia.

Một loại tiền dự trữ khác trên thế giới liệu có khả thi?


Điều gì sẽ xảy ra nếu một loại tiền tệ khác, chẳng hạn như nhân dân tệ của Trung Quốc, trở thành loại tiền tệ dự trữ của thế giới? Đồng đô la có thể sẽ mất giá so với các loại tiền tệ khác, điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn sẽ là sự gia tăng chi phí đi vay khi nhu cầu về một lượng đô la liên tục giảm dần, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ hoặc kêu gọi vốn cho các chương trình trong nước. Mặt khác, Trung Quốc phải nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống tài chính từ lâu bị than thở là một hệ thống chỉ bảo vệ cho ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của họ thông qua việc thao túng tiền tệ. Nhu cầu chuyển đổi nhân dân tệ đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương của Trung Quốc sẽ phải nới lỏng các quy định liên quan đến trái phiếu có mệnh giá đồng nhân dân tệ.

Có một cách khác để giảm áp lực mà các nước phải đối mặt đẻ cố gắng duy trì vị thế tiền tệ dự trữ, đó là: một hệ thống tiền tệ quốc tế mới.

Đây không phải là một ý tưởng gì mới lạ, nó đã nổi lên như một giải pháp tiềm năng trong nhiều thập kỷ. Giải pháp khả thi đầu tiên là SDR - một loại tài sản dự trữ được duy trì bởi một tổ chức toàn cầu, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Triffin-Dilemma-anh-huong-gi-den-tien-te-tren-the-gioi-TraderViet2.jpg


Mặc dù SDR không phải là một loại tiền tệ, nhưng nó thể hiện nhu cầu của một quốc gia đối với tài sản ngoại hối. Một giải pháp cấp tiến hơn sẽ là tạo ra một loại tiền tệ toàn cầu - ý tưởng nảy ra từ John Maynard Keynes - với giá trị được xác định dựa trên vàng hoặc dựa trên sự cơ giới hóa của một ngân hàng trung ương toàn cầu. Đây có lẽ là giải pháp phức tạp hơn và có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến chủ quyền, sự ổn định và chính phủ.

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 709 Xem / 37 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 209 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,270 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,162 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên