Tổng hợp các chỉ báo dao động (Oscillators) trên MetaTrader 4

Tổng hợp các chỉ báo dao động (Oscillators) trên MetaTrader 4

Tổng hợp các chỉ báo dao động (Oscillators) trên MetaTrader 4

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Chỉ báo dao động (Oscillators) là một trong các loại chỉ báo được các anh em Trader ưa dùng nhất vì sự đơn giản nhưng mạnh mẽ và nhiều công dụng. Hôm nay mình sẽ tổng hợp tất cả những Oscillators phổ biến nhất, những chỉ báo dao động dưới đây đều được cài mặc định trên phần mềm Meta Trader 4. Để thêm các chỉ báo này anh em chỉ cần vào Insert -> Indicators -> Oscillators và chọn Oscillator ưng ý nhé.

Chỉ báo ATR (Average True Range)


Chỉ báo ATR (Average True Range), tạm dịch là trung bình biên độ chính xác của giá trong một khoảng thời gian (theo chu kỳ nến). Vì ATR cho trader thông tin về biên độ giá nên các trader sẽ sử dụng thông tin này để nhận biết mức độ biến động của thị trường.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-1.png

Chỉ báo ATR có 3 ứng dụng quan trọng sau:
  • Sử dụng ATR làm công cụ đo mức biến động của thị trường;
  • Sử dụng ATR để tính điểm chốt lời;
  • Sử dụng ATR để tìm điểm cắt lỗ.
Bài viết chi tiết: Ba công dụng quan trọng của Average True Range Trader cần biết

Chỉ báo Bears/Bulls Power


Việc phân tích sức mua (Bulls Power) và sức bán (Bears Power) là vô cùng quan trọng, vì biến động của các nhân tố này là tín hiệu đảo chiều xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. Để hỗ trợ cho việc quan sát sức mua và sức bán, anh em có thể sử dụng chỉ báo Bears/Bull Power, phát triển bởi Alexander Elder và được ông giới thiệu trong cuốn sách “Trading for a Living”.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-2.png
  • Nếu trend indicator hướng lên và Bears Power dưới 0 nhưng đang tăng, đây là tín hiệu mua; và rất có thể trong trường hợp này phân kỳ các đáy sẽ hình thành;
  • tương tự nếu trend indicator hướng xuống và Bulls Power trên mức 0 nhưng đang giảm sẽ cho tín hiệu bán; trường hợp này có thể phân kỳ các đỉnh sẽ hình thành.
Bài viết chi tiết: Chỉ báo Bears/Bulls Power – Khi cuộc chiến bắt đầu

Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index)


Chỉ số CCI được dùng để tính toán độ lệch chuẩn thống kê so với mức trung bình. Nó có thể tạo ra những dao động trong mức +100 và -100 và được các trader ứng dụng trong rất nhiều trường hợp, ba trong số đó là:

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-3.png

Chỉ báo Force Index


  • Nên mua khi trị số âm (xuống dưới 0) trong giai đoạn chỉ báo đang có xu hướng tăng;
  • Chỉ báo cho thấy xu hướng tăng vẫn sẽ tiếp tục khi nó chạm đỉnh mới;
  • Tín hiệu bán xuất hiện khi chỉ báo dương trong một xu hướng giảm;
  • Chỉ báo cho thấy Bears Power và xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp tục khi chỉ báo chạm đáy mới;
  • Nếu giá điều chỉnh không tương quan với thay đổi trong khối lượng giao dịch, chỉ báo Force sẽ nằm ở một mức nhất định, cho thấy rằng trend sẽ thay đổi trong tương lai gần.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-4.png

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Force Index – Thang đo lực biến động của thị trường

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence/Divergence)


Chỉ báo kỹ thuật Moving Average Convergence/Divergence (trung bình động Hội tụ/ Phân kỳ - MACD) là một chỉ báo biến động theo trend và thể hiện mối quan hệ giữa 2 đường trung bình động giá. MACD là khoảng chênh lệch giữa 2 đường Exponential Moving Average ( EMA) 26 giai đoạn và 12 giai đoạn. Để thể hiện các tín hiệu bán và mua rõ hơn, chúng ta sẽ thêm một đường tín hiệu ( đường MA 9 giai đoạn của indicator) vào chart MACD.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-5.png

Chỉ báo MACD hoạt động hiệu quả nhất trong các thị trường biến động mạnh. Có 3 cách phổ biến để áp dụng chỉ báo MACD: giao điểm (crossovers), các điều kiện quá mua/quá bán, và phân kỳ.

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Moving Average Convergence/Divergence

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index)


Chỉ báo kỹ thuật RSI (Relative Strength Index) là một công cụ đo dao động theo giá có biên độ 0 – 100 và được dùng để đo sức mạnh của một loại chứng khoán khi so sánh tương đối với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-6.png

Bài viết chi tiết: Chỉ báo RSI ((Relative Strength Index) - Mạnh mẽ quá

Chỉ báo Relative Vigor Index


Chỉ báo kỹ thuật Relative Vigor Index (RVI) được phát triển bởi John Eilers và có tác dụng xác định xu hướng hiện tại của thị trường. Nghe tên chỉ báo này khá giống với chỉ báo RSI (Relative Strength Index) nhưng chức năng của RSI thì đa dạng hơn. Điểm mấu chốt của chỉ báo kỹ thuật Relative Vigor Index chính là trong thị trường giá tăng (bull market), giá đóng cửa theo quy tắc phải cao hơn giá mở cửa, ngược lại với thị trường giá giảm (bear market). Do đó khi phân tích chỉ báo Relative Vigor Index, năng lượng của biến động được hình thành tại thời điểm giá kết thúc.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-7.png

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Relative Vigor Index - Một chỉ báo dao động dễ dùng cho anh em Trader

Chỉ báo Stochastic Oscillator


Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator so sánh giá đóng cửa với range giá của một chứng khoán trong một giai đoạn nhất định. Chỉ báo Stochastic Oscillator gồm 2 đường: đường chính được gọi là %K; đường còn lại %D là đường trung bình động của %K.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-8.png
  • Đặt lệnh mua khi chỉ báo (cả %K hoặc %D) giảm xuống dưới một mức nhất định (ví dụ, 20) và đổi chiều ngay sau đó, vượt trên mức cũ. Đặt lệnh bán khi chỉ báo vượt qua một mức nhất định (ví dụ, 80) và sau đó lại tụt xuống dưới mức cũ;
  • Đặt lệnh mua khi đường %K vượt trên đường %D và bán khi đường %K nằm dưới đường %D;
  • Tìm tín hiệu phân kỳ. Ví dụ: khi giá đang hình thành hàng loạt các mức cao và Stochastic Oscillator không thể vượt qua mức cao trước đó của nó.
Bài viết chi tiết: Chỉ báo Stochastic Oscillator – Khi sự ngẫu nhiên lên ngôi

Chỉ báo Williams Percent Range


Chỉ báo kỹ thuật Willliams Percent Range (%R) là một chỉ báo dao động nhanh, được phát triển bởi Larry Williams và có chức năng xác định các vùng quá mua/quá bán của thị trường. Chỉ báo %R của Williams rất giống với indicator Stochastic Oscillator, điểm khác biệt duy nhất là %R được tính toán trên quy mô ngược.

tong-hop-cac-chi-bao-dao-dong-oscillators-tren-meta-trader-4-traderviet-9.png

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Williams Percent Range – Vùng phần trăm lợi hại

Trên đây mình đã tổng hợp những chỉ báo dao động (Oscillators) phổ biến nhất, mong rằng anh em sẽ tìm được cho mình một Oscillator ưng ý. Happy and safe trading!

Xem thêm:

>> Tổng hợp các chỉ báo theo xu hướng trên MT4
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 97 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên