Tổng quan về giao dịch hàng hóa tương lai (futures commodity)

Tổng quan về giao dịch hàng hóa tương lai (futures commodity)

Tổng quan về giao dịch hàng hóa tương lai (futures commodity)

commodityft

Active Member
364
102
Hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng). Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay "bên mua" trong hợp đồng, gọi là "trường vị" (long), còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay "bên bán" trong hợp đồng, gọi là "đoản vị" (short). Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên - người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (trường vị hoặc đoản vị).
Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của sở giao dịch tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ (hay "biên", margin). Ngoài ra, thông thường do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được tính toán lại mỗi ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (gọi là "gọi vốn biên") và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này gọi là neo giá thị trường (marking to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh quyết toán thông qua quá trình neo giá thị trường).
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản: Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc (ngô, gạo, lúa mỳ, đậu tương, …), nhóm hàng công nghiệp nhẹ: bông, cà phê, ca cao, đường … Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm năng lượng chủ yếu gồm dầu đốt nóng (heating oil), dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện. Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức thanh toán vật chất.
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho sàn giao dịch, các thương nhân phải chuyển một khoản tiền biên (biên tế, tiền ký quỹ) hoặc một khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng , thường bằng 5%-11 % giá trị hợp đồng.

Ví dụ: mua 1 lot đường giao tháng 9/2019 giá hiện tại là 0.1283 usd/pound tổng giá trị hợp đồng sẽ là 0.1283* 112000 = 14,369.6 usd. Nhà đầu tư chỉ cần kq 1 khoản là 1,256 usd

Để giảm thiểu rủi ro đối tác đối với các thương nhân, các giao dịch thực hiện trên các sàn giao dịch tương lai được điều chỉnh được đảm bảo bằng một ngân hàng thanh toán bù trừ. Ngân hàng thanh toán bù trừ này trở thành người mua đối với mỗi người bán, và là người bán đối với mỗi người mua, vì thế trong trường hợp bội ước phía đối tác thì ngân hàng phải gánh rủi ro thua lỗ vào mình. Điều này cho phép các thương nhân giao dịch mà không cần phải thực hiện việc tthẩm định về đối tác của mình.
Các yêu cầu biên được từ bỏ hoặc giảm trong một số trường hợp cho các nhà tự bảo hiểm (hedger) có quyền sở hữu vật chất đối với hàng hóa được bảo chứng hoặc cho các thương nhân chênh lệch giá có các hợp đồng bù trừ làm cân bằng vị thế.
 
Biên bù trừ (clearing margin) là các biện pháp bảo vệ tài chính để bảo đảm rằng các công ty/doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn còn trạng thái mở đối với khách hàng của họ. Các biên bù trừ khác với các biên khách hàng là khoản tiền biên mà mỗi người bán hay mỗi người mua các hợp đồng tương lai/hợp đồng quyền chọn phải đặt cọc/ký quỹ với các nhà môi giới.
Biên khách hàng (customer margin): Trong lĩnh vực hợp đồng tương lai, các đảm bảo tài chính được yêu cầu đối với cả người bán và người mua của các hợp đồng tương lai và đối với người bán của các hợp đồng quyền chọn để bảo đảm cho việc hoàn thành các nghĩa vụ đối với hợp đồng. Các thương nhân ủy thách hợp đồng tương lai chịu trách nhiệm giám sát các tài khoản biên khách hàng. Các mức biên này được xác định trên cơ sở rủi ro thị trường và giá trị hợp đồng. Nó còn được gọi là biên bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Biên khởi đầu (initial margin) là giá trị vốn chủ sở hữu bắt buộc phải có để khởi đầu một vị thế hợp đồng tương lai. Nó là một kiểu bảo đảm thực hiện hợp đồng. Rủi ro tổn thất tối đa không bị giới hạn trong phạm vi giá trị của biên khởi đầu, tuy nhiên yêu cầu về biên khởi đầu được tính toán dựa trên thay đổi ước tính tối đa về giá trị hợp đồng trong một ngày giao dịch. Biên khởi đầu được sàn giao dịch thiết lập.
Nếu một vị thế bao gồm một sản phẩm giao dịch trao đổi, giá trị hoặc phần trăm biên khởi đầu được thiết lập bởi sàn giao dịch có liên quan.
Trong trường hợp thua lỗ hoặc nếu giá trị của biên khởi đầu xuống thấp hơn một mức nhất định thì nhà môi giới sẽ thực hiện gọi biên để phục hồi giá trị của biên khởi đầu khả dụng. Thường được nói đến như là "biên biến đổi" (variation margin), biên được gọi vì lý do này thường được thực hiện trên cơ sở mỗi ngày, tuy nhiên, trong thời gian xảy ra biến động mạnh thì nhà môi giới có thể thực hiện gọi một biên/nhiều biên trong ngày.
Các gọi biên thường được dự kiến là được trả/nhận trong cùng một ngày. Nếu không thì nhà môi giới có quyền đóng đủ lượng vị thế của khách hàng để đạt được giá trị như có được bằng cách gọi biên. Sau khi vị thế bị đóng lại thì khách hàng tự chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiếu hụt nào phát sinh trong tài khoản của mình do bị đóng vị thế.
Một vài sàn giao dịch tại Hoa Kỳ cũng sử dụng thuật ngữ "biên duy trì" (maintenance margin), được xác định theo mức mà giá trị của biên khởi đầu có thể giảm xuống trước khi gọi biên được thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn các nhà môi giới phi-Hoa Kỳ chỉ sử dụng các thuật ngữ "initial margin" và "variation margin".
Yêu cầu về biên khởi đầu được sàn giao dịch hợp đồng tương lai thiết lập.
Tài khoản hợp đồng tương lai được neo giá theo thị trường mỗi ngày (thường là giá đóng cửa cuối ngày giao dịch). Nếu như biên rơi xuống dưới mức quy định của duy trì biên do sàn giao dịch niêm yết hợp đồng tương lai thiết lập thì một gọi biên sẽ được phát hành để đưa tài khoản trở lại mức được quy định.
 
Biên duy trì (Maintenance margin): Mức biên tối thiểu thiết lập cho hợp đồng tương lai còn vị thế mở mà khách hàng phải duy trì trong tài khoản biên của họ.
Tỷ suất biên-vốn chủ sở hữu (Margin-equity ratio) là thuật ngữ được các nhà đầu cơ sử dụng, tương ứng với phần giá trị trong vốn kinh doanh của họ phải giữ ở tài khoản biên vào bất kỳ thời gian cụ thể nào. Các yêu cầu biên thấp đối với các hợp đồng tương lai tạo ra mức đòn bẩy đáng kể của việc đầu tư. Tuy nhiên, các sàn giao dịch luôn yêu cầu một giá trị tối thiểu phụ thuộc vào từng loại hợp đồng và từng loại thương nhân. Nhà môi giới có thể thiết lập yêu cầu cao hơn, nhưng không thể thiết lập thấp hơn. Tất nhiên, thương nhân có thể thiết lập yêu cầu biên cao hơn các mức biên của sàn giao dịch hay của nhà môi giới, nếu như ông/bà ta không muốn bị gọi biên liên tục.
Biên bảo đảm thực hiện hợp đồng (Performance bond margin): Số tiền mà cả người bán lẫn người mua của một hợp đồng tương lai hoặc người bán của hợp đồng quyền chọn phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện các điều kiện của hợp đồng. Biên trong giao dịch hàng hóa không phải là một khoản thanh toán vốn chủ sở hữu hay một khoản thanh toán trước đối với chính hàng hóa ấy, mà đúng hơn thì nó là một khoản ký quỹ bảo chứng.
Doanh lợi biên (Return on margin, viết tắt: ROM) thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh do nó thể hiện mức lãi hay lỗ khi so với rủi ro cảm nhận được của sàn giao dịch như được phản ánh trong biên cần phải có. ROM có thể được tính toán như là tỷ suất của doanh lợi thu được trên biên khởi đầu. ROM niên hóa tương đương với (ROM + 1)(năm/khoảng_thời_gian_giao_dịch)-1. Chẳng hạn, nếu một thương nhân kiếm được ROM bằng 10% trên biên trong 2 tháng, thì ROM niên hóa sẽ khoảng 77%.
Giao hàng vật chất – số lượng tài sản cơ sở được ghi trong hợp đồng được người bán của hợp đồng giao cho sàn giao dịch, hoặc là số lượng tài sản cơ sở được ghi trong hợp đồng được sàn giao dịch giao cho người mua của hợp đồng. Giao hàng vật chất là phổ biến đối với hàng hóa và trái phiếu. Trên thực tế, nó chỉ xảy ra đối với một số ít các hợp đồng. Phần lớn các hợp đồng được triệt tiêu bằng việc mua một vị thế bảo chứng – nghĩa là mua vào một hợp đồng để triệt tiêu một hợp đồng bán trước đó (đóng đoản vị/đóng vị thế bán khống), hoặc bán ra một hợp đồng để thanh lý một hợp đồng mua trước đó (đóng trường vị). Các hợp đồng tương lai dầu thô giao dịch tại NYMEX sử dụng phương thức này để quyết toán khi đáo hạn.
Thanh toán tiền – một khoản thanh toán bằng tiền được thực hiện dựa theo giá của tài sản cơ sở dùng làm tham chiếu, chẳng hạn chỉ số lãi suất ngắn hạn hoặc giá trị lúc đóng cửa của một chỉ số thị trường chứng khoán. Các bên quyết toán bằng việc chi trả/nhận số tiền thua lỗ/số tiền lãi liên quan tới hợp đồng bằng tiền khi hợp đồng đáo hạn. Các hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền là những hợp đồng mà trên thực tế không thể quyết toán bằng việc giao mặt hàng tham chiếu, chẳng hạn như người ta không thể giao nhận một chỉ số. Một hợp đồng tương lai cũng có thể lựa chọn quyết toán so với một chỉ số dựa trên giao dịch trên thị trường giao ngay có liên quan. Các hợp đồng tương lai dầu Brent giao dịch tại ICE sử dụng phương thức này.
Đáo hạn là thời gian và ngày mà tháng giao hàng cụ thể của hợp đồng tương lai ngừng giao dịch, cũng như giá quyết toán cuối cùng cho hợp đồng đó. Đối với nhiều hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán hay lãi suất cũng như phần lớn các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, điều này xảy ra vào ngày Thứ Sáu lần thứ ba của các tháng giao dịch nhất định. Vào ngày này thì hợp đồng tương lai t+1 trở thành hợp đồng tương lai t. Ví dụ, đối với phần lớn các hợp đồng của CMECBOT, vào lúc đáo hạn hợp đồng tháng 12 thì hợp đồng tương lai Tháng Ba (năm sau) trở thành hợp đồng gần nhất. Đây là khoảng thời gian sôi động cho các nhà kinh doanh acbit (cơ lợi), là những người cố gắng kiếm lãi nhanh trong khoảng thời gian ngắn (có thể chỉ kéo dài khoảng 30 phút) mà khi đó giá tiền ngay và giá hợp đồng tương lai của tài sản cơ sở đôi khi không hội tụ. Vào khoảng thời gian này các hợp đồng tương lai và tài sản cơ sở có tính thanh khoản cực kỳ cao và bất kỳ khác biệt nào giữa một chỉ số và một tài sản cơ sở đều nhanh chóng bị các nhà kinh doanh acbit giao dịch nhanh chóng.
 
Biên duy trì (Maintenance margin): Mức biên tối thiểu thiết lập cho hợp đồng tương lai còn vị thế mở mà khách hàng phải duy trì trong tài khoản biên của họ.
Tỷ suất biên-vốn chủ sở hữu (Margin-equity ratio) là thuật ngữ được các nhà đầu cơ sử dụng, tương ứng với phần giá trị trong vốn kinh doanh của họ phải giữ ở tài khoản biên vào bất kỳ thời gian cụ thể nào. Các yêu cầu biên thấp đối với các hợp đồng tương lai tạo ra mức đòn bẩy đáng kể của việc đầu tư. Tuy nhiên, các sàn giao dịch luôn yêu cầu một giá trị tối thiểu phụ thuộc vào từng loại hợp đồng và từng loại thương nhân. Nhà môi giới có thể thiết lập yêu cầu cao hơn, nhưng không thể thiết lập thấp hơn. Tất nhiên, thương nhân có thể thiết lập yêu cầu biên cao hơn các mức biên của sàn giao dịch hay của nhà môi giới, nếu như ông/bà ta không muốn bị gọi biên liên tục.
Biên bảo đảm thực hiện hợp đồng (Performance bond margin): Số tiền mà cả người bán lẫn người mua của một hợp đồng tương lai hoặc người bán của hợp đồng quyền chọn phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện các điều kiện của hợp đồng. Biên trong giao dịch hàng hóa không phải là một khoản thanh toán vốn chủ sở hữu hay một khoản thanh toán trước đối với chính hàng hóa ấy, mà đúng hơn thì nó là một khoản ký quỹ bảo chứng.
Doanh lợi biên (Return on margin, viết tắt: ROM) thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh do nó thể hiện mức lãi hay lỗ khi so với rủi ro cảm nhận được của sàn giao dịch như được phản ánh trong biên cần phải có. ROM có thể được tính toán như là tỷ suất của doanh lợi thu được trên biên khởi đầu. ROM niên hóa tương đương với (ROM + 1)(năm/khoảng_thời_gian_giao_dịch)-1. Chẳng hạn, nếu một thương nhân kiếm được ROM bằng 10% trên biên trong 2 tháng, thì ROM niên hóa sẽ khoảng 77%.
Giao hàng vật chất – số lượng tài sản cơ sở được ghi trong hợp đồng được người bán của hợp đồng giao cho sàn giao dịch, hoặc là số lượng tài sản cơ sở được ghi trong hợp đồng được sàn giao dịch giao cho người mua của hợp đồng. Giao hàng vật chất là phổ biến đối với hàng hóa và trái phiếu. Trên thực tế, nó chỉ xảy ra đối với một số ít các hợp đồng. Phần lớn các hợp đồng được triệt tiêu bằng việc mua một vị thế bảo chứng – nghĩa là mua vào một hợp đồng để triệt tiêu một hợp đồng bán trước đó (đóng đoản vị/đóng vị thế bán khống), hoặc bán ra một hợp đồng để thanh lý một hợp đồng mua trước đó (đóng trường vị). Các hợp đồng tương lai dầu thô giao dịch tại NYMEX sử dụng phương thức này để quyết toán khi đáo hạn.
Thanh toán tiền – một khoản thanh toán bằng tiền được thực hiện dựa theo giá của tài sản cơ sở dùng làm tham chiếu, chẳng hạn chỉ số lãi suất ngắn hạn hoặc giá trị lúc đóng cửa của một chỉ số thị trường chứng khoán. Các bên quyết toán bằng việc chi trả/nhận số tiền thua lỗ/số tiền lãi liên quan tới hợp đồng bằng tiền khi hợp đồng đáo hạn. Các hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền là những hợp đồng mà trên thực tế không thể quyết toán bằng việc giao mặt hàng tham chiếu, chẳng hạn như người ta không thể giao nhận một chỉ số. Một hợp đồng tương lai cũng có thể lựa chọn quyết toán so với một chỉ số dựa trên giao dịch trên thị trường giao ngay có liên quan. Các hợp đồng tương lai dầu Brent giao dịch tại ICE sử dụng phương thức này.
Đáo hạn là thời gian và ngày mà tháng giao hàng cụ thể của hợp đồng tương lai ngừng giao dịch, cũng như giá quyết toán cuối cùng cho hợp đồng đó. Đối với nhiều hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán hay lãi suất cũng như phần lớn các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, điều này xảy ra vào ngày Thứ Sáu lần thứ ba của các tháng giao dịch nhất định. Vào ngày này thì hợp đồng tương lai t+1 trở thành hợp đồng tương lai t. Ví dụ, đối với phần lớn các hợp đồng của CMECBOT, vào lúc đáo hạn hợp đồng tháng 12 thì hợp đồng tương lai Tháng Ba (năm sau) trở thành hợp đồng gần nhất. Đây là khoảng thời gian sôi động cho các nhà kinh doanh acbit (cơ lợi), là những người cố gắng kiếm lãi nhanh trong khoảng thời gian ngắn (có thể chỉ kéo dài khoảng 30 phút) mà khi đó giá tiền ngay và giá hợp đồng tương lai của tài sản cơ sở đôi khi không hội tụ. Vào khoảng thời gian này các hợp đồng tương lai và tài sản cơ sở có tính thanh khoản cực kỳ cao và bất kỳ khác biệt nào giữa một chỉ số và một tài sản cơ sở đều nhanh chóng bị các nhà kinh doanh acbit giao dịch nhanh chóng.
 


3.1. Các đối tượng tham gia thị trường

Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra trên các sàn giao dịch, với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó về cơ bản bao gồm sở giao dịch, đối tác bù trừ trung tâm, các nhà môi giới và người đầu tư (hay là người sử dụng cuối cùng các hợp đồng tương lai).
Sở giao dịch quản lý thị trường đấu giá tập trung, nơi các hợp đồng tương lai được niêm yết và mua/bán giữa các đối tượng tham gia thị trường. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào các giao dịch hợp đồng tương lai, sở giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc:
(i) Cung cấp và đảm bảo duy trì sự hoạt động liên tục của hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các giao dịch (và được thu phí từ các thành viên thị trường cho việc thực hiện chức năng này);
(ii) Nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm hợp đồng tương lai mới;
(iii) Ban hành, giám sát và cưỡng chế thực thi các quy định và quy tắc nhằm đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, minh bạch, công bằng và có trật tự (quy định chuẩn hóa cho sản phẩm giao dịch, quy định chống thao túng thị trường, thực thi những cơ chế nhằm giảm rủi ro cho người tham gia…);
(iv) Cung cấp thông tin giao dịch trên thị trường.
Đối tác bù trừ trung tâm là một bộ phận quan trọng không thể thiếu vắng trên thị trường hợp đồng tương lai. Nó có thể được hình thành một cách độc lập, tách rời với sở giao dịch và cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho một hay nhiều sở giao dịch, hoặc được tổ chức như một bộ phận của sở giao dịch. Nhiệm vụ của đối tác bù trừ trung tâm là đảm bảo cho các giao dịch hợp đồng tương lai luôn diễn ra suôn sẻ, trong đó mỗi bên tham gia đều thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng. Để thực hiện được chức năng này, đối tác bù trừ trung tâm đóng vai trò người bán đối với bên mua và người mua đối với bên bán trong các giao dịch hợp đồng tương lai. Nói cách khác, mỗi bên giao dịch hợp đồng tương lai đều chỉ có nghĩa vụ với đối tượng duy nhất là đối tác bù trừ trung tâm và đối tác bù trừ trung tâm cũng là đối tượng duy nhất có nghĩa vụ và phải thực hiện nghĩa vụ với các nhà đầu tư trên thị trường hợp đồng tương lai. Mối quan hệ này được mô tả qua lược đồ sau đây:
Điều này hoàn toàn trái ngược với thị trường giao dịch hợp đồng kỳ hạn, nơi người mua và người bán trực tiếp gặp gỡ và giao dịch với nhau không thông qua một tổ chức trung gian như trung tâm thanh toán bù trừ.
Như vậy, có thể thấy rằng đối tác bù trừ trung tâm không giữ các vị thế hợp đồng tương lai một cách chủ động song vẫn đặt mình là đối tác với mỗi bên tham gia trong mọi giao dịch. Ở đây, độ tin cậy của đối tác bù trừ trung tâm có ý nghĩa rất quan trọng và được đảm bảo một phần bởi chính bản thân tổ chức này với tư cách là một định chế tài chính lớn và có lượng vốn hoạt động cao. Ngoài ra, những biện pháp bảo đảm khác có thể được áp dụng và một trong số đó, cơ chế ký quỹ và điều chỉnh theo giá thị trường hàng ngày đối với các hợp đồng tương lai, sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau.
Nhà môi giới đóng vai trò cầu nối cho người mua và người bán để các giao dịch hợp đồng tương lai có thể diễn ra trên thị trường. Họ có thể chỉ đơn giản là những người thực hiện các lệnh mua, lệnh bán hợp đồng tương lai cho khách hàng, hoặc cũng tham gia giao dịch cho chính mình (hay cho công ty). Người môi giới phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường và khách hàng, có những kỹ năng giao dịch nhất định và thường phải đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch hay cơ quan quản lý thị trường nói chung về tiêu chuẩn hành nghề cũng như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Người sử dụng hợp đồng tương lai có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Họ là đối tượng mua hoặc bán hợp đồng tương lai phục vụ các mục đích đầu cơ hay phòng ngừa rủi ro của mình. Những tổ chức và cá nhân này không thể trực tiếp có mặt tại sàn giao dịch để tiến hành hoạt động mua, bán hợp đồng tương lai mà phải đặt lệnh thông qua nhà môi giới. Ngoài ra, để có thể tham gia thị trường, họ cũng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định do sở giao dịch đặt ra.
 
Ký quỹ và tài khoản ký quỹ
Trước khi giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán hợp đồng đều phải mở một tài khoản ký quỹ tại công ty môi giới. Số tiền ký quỹ trên tài khoản được coi như một khoản đảm bảo về tài chính cho việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của mỗi bên (cụ thể là nghĩa vụ giao tài sản đối với bên bán hợp đồng tương lai và nghĩa vụ trả tiền đối với bên mua hợp đồng tương lai). Về phần mình, công ty môi giới cũng có tài khoản ký quỹ mở tại đối tác bù trừ trung tâm (nếu bản thân họ là một thành viên của Trung tâm này) hoặc tại công ty thành viên của trung tâm.
Sở giao dịch hợp đồng tương lai chịu trách nhiệm đưa ra các quy định cụ thể về ký quỹ. Thông thường, có hai loại ký quỹ được yêu cầu đối với nhà đầu tư, bao gồm ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì. Ký quỹ ban đầu là số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản của nhà đầu tư trước khi họ được phép đặt lệnh mua/ bán hợp đồng tương lai. Mỗi loại hợp đồng tương lai (đối với một tài sản cơ sở cụ thể) thường được áp dụng một mức ký quỹ khác nhau. Ở nhiều thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hiện nay, số tiền ký quỹ ban đầu thường dao động ở mức 5% đến 10% giá trị hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, số tiền này không giữ cố định trong suốt thời gian hợp đồng tương lai tồn tại mà sẽ biến động, tăng lên hoặc giảm đi, cùng với quá trình điều chỉnh theo giá thị trường. Để chắc chắn rằng trên tài khoản ký quỹ của những người giao dịch hợp đồng tương lai luôn có một khoản tiền nhất định nào đó nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ, sở giao dịch đưa ra quy định về mức ký quỹ duy trì. Nếu tiền trên tài khoản ký quỹ chạm đến mức này hoặc thấp hơn, công ty môi giới sẽ gửi thông báo đến nhà đầu tư yêu cầu bổ sung thêm tiền ký quỹ. Số tiền bổ sung thêm phải đủ để số dư tài khoản quay trở về mức ký quỹ ban đầu.
Điều chỉnh theo giá thị trường
Vậy quá trình điều chỉnh hợp đồng tương lai theo giá thị trường được thực hiện như thế nào? Về thực chất, đây chính là việc thanh toán hợp đồng tương lai hàng ngày và những khoản lãi/lỗ phát sinh từ vị thế hợp đồng tương lai cũng được hiện thực hóa cho các bên tham gia giao dịch theo từng ngày. Cần phải nhấn mạnh rằng, giá hợp đồng tương lai (đối với một tài sản cơ sở cụ thể và có thời gian đáo hạn đã biết) thay đổi gần như liên tục trên thị trường, và ứng với mỗi sự thay đổi đó một khoản lãi hoặc lỗ sẽ xuất hiện và được ghi nhận tương ứng cho các bên tham gia giao dịch - bên mua và bên bán hợp đồng tương lai. Lãi sẽ làm số tiền trên tài khoản ký quỹ tăng thêm trong khi lỗ sẽ làm số tiền trên tài khoản này giảm xuống. Chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế này qua ví dụ sau đây.
Ví dụ: vào ngày 1/10, giá hợp đồng tương lai đối với bông sợi cổ đáo hạn tháng 12 là 66 cent/pound, quy mô hợp đồng là 50,000 pound (1 lot). Ký quỹ ban đầu đối với hợp đồng tương lai này giả sử là 10% giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu một nhà đầu tư muốn mua hoặc bán một hợp đồng tương lai bông sợi vào ngày hôm đó, số tiền cần phải có trên tài khoản ký quỹ trước khi nhà đầu tư có thể mở vị thế là:
66*50000*10%/100= 3,300 usd
Nếu ký quỹ duy trì được yêu cầu ở mức 30% khoản ký quỹ ban đầu, số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư tại mỗi thời điểm là 990 USD (= 3300x30%).
 
Đóng vị thế hợp đồng tương lai

Đối với nhà đầu tư trên thị trường hợp đồng tương lai, vị thế của họ sẽ tự động đóng lại khi đến thời điểm đáo hạn và các bên hoàn tất việc thanh toán hợp đồng. Về cơ bản, hai hình thức thanh toán hợp đồng tương lai có thể được áp dụng – thanh toán vật chất hoặc thanh toán tiền. Sở giao dịch sẽ quy định cách thức thanh toán thích hợp cho từng loại hợp đồng tương lai.
Theo phương thức thanh toán vật chất, tài sản cơ sở sẽ được bên bán hợp đồng tương lai giao cho bên mua, còn bên mua của hợp đồng sẽ phải thanh toán tiền (theo giá hợp đồng tương lai) cùng với việc nhận hàng từ bên bán. Hàng được giao phải đáp ứng những yêu cầu đã đặt ra của sở giao dịch (về số lượng và chất lượng, địa điểm và thời điểm chuyển giao). Thông thường, thanh toán vật chất có thể được áp dụng cho các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản (nông sản, kim loại…), hay cũng áp dụng cho hợp đồng tương lai tiền tệ, hợp đồng tương lai lãi suất (mà công cụ cơ sở là trái phiếu) hoặc hợp đồng tương lai cổ phiếu.
Đối với phương thức thanh toán tiền, thay vì chuyển giao tài sản cơ sở dưới dạng vật chất khi hợp đồng tương lai đáo hạn, các bên tham gia giao dịch chỉ cần chuyển tiền để thanh toán các khoản lãi/lỗ phát sinh. Đây là hình thức áp dụng khá phổ biến cho các hợp đồng tương lai tài chính (mà điển hình trong số đó là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu). Về nguyên tắc, việc xác định số tiền mà mỗi bên trong giao dịch hợp đồng tương lai phải trả (hoặc được hưởng) tại thời điểm đáo hạn được căn cứ vào khoản lỗ (hoặc lãi) phát sinh đối với bên đó. Với bên mua, đó là chênh lệch giữa số tiền họ phải trả để được nhận hàng (nếu hợp đồng tương lai được thanh toán vật chất) và số tiền thu được nếu họ bán số hàng vừa được giao ngay lập tức trên thị trường. Với bên bán, đó là chênh lệch giữa số tiền họ nhận được khi giao hàng theo hợp đồng và số tiền có thể họ phải chi ra mua tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay để giao cho bên mua khi đó.
Ví dụ: Để phân biệt rõ hơn sự khác biệt giữa hai hình thức thanh toán nói trên, chúng ta cùng xem xét ví dụ đơn giản sau đây. Nhà đầu tư A mua một hợp đồng tương lai cà phê (quy mô hợp đồng là 37.500 pounds[1]) giao tháng 9 với giá 103 cent/pounds. Nhà đầu tư B cũng tham gia một giao dịch hợp đồng tương lai tương tự nhưng ở vị thế người bán. Nếu áp dụng phương thức thanh toán vật chất, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, công ty A sẽ phải trả số tiền 38,625 USD (= 37.500x103/100) để đổi lại việc nhận 37.500 pounds cà phê từ bên bán. Ngược lại, công ty B phải giao lượng cà phê này cho bên mua hợp đồng tương lai và được thanh toán số tiền nói trên.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng được thanh toán theo cách thứ hai – thanh toán tiền, các bên giao dịch không cần phải giao/ nhận hàng hóa thực (là cà phê) mà chỉ cần thanh toán với nhau giá trị chênh lệch gắn liền với vị thế giao ngay. Chênh lệch này được xác định dựa vào giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị trường vào ngày thanh toán hợp đồng và giá hợp đồng tương lai mà hai bên mua/ bán đã thống nhất từ đầu. Trong ví dụ trên, nếu giá cà phê giao ngay tại thời điểm hợp đồng tương lai đáo hạn là 105 cent/pounds, bên bán sẽ phải trả cho bên mua số tiền 750 USD (= (105 – 103)x37.500). Ngược lại, nếu giá cà phê giao ngay khi đó là 100 USD/ pounds, bên mua mới là người phải trả tiền cho bên bán (-1.125 USD (= (100 – 103)x37.500)..
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể chấm dứt giao dịch hợp đồng tương lai hiện tại bằng cách bù trừ vị thế. Hành động bù trừ vị thế được cụ thể hóa bằng việc nhà đầu tư nắm giữ một vị thế hợp đồng tương lai có giá trị tương đương nhưng hoàn toàn trái ngược với vị thế ban đầu. Mục tiêu của hành động này là trung hòa vị thế hợp đồng tương lai của nhà đầu tư, khiến cho vị thế ròng của nhà đầu tư bằng không và khi đó họ không còn nghĩa vụ phải thực hiện trong giao dịch diễn ra tại thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai liên quan nữa.
Ví dụ: Ngày 1/4, nhà đầu tư A mua một hợp đồng tương lai Ngô đáo hạn vào tháng Sáu (hợp đồng tương lai giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Chicago). Ngày 1/5, A quyết định đóng vị thế và đưa ra lệnh bù trừ vị thế. Nhà môi giới của A sẽ thực hiện lệnh bù trừ vị thế bằng việc bán một hợp đồng tương lai Ngô đáo hạn vào tháng Sáu trên thị trường. Sau thời điểm này, nhà đầu tư A đồng thời giữ một vị thế mua và một vị thế bán đối với hợp đồng tương lai Ngô đáo hạn tháng Sáu. Trong trường hợp này, đối tác bù trừ trung tâm sẽ ghi nhận trạng thái vị thế ròng bằng 0 của nhà đầu tư A. Nhà đầu tư A được coi là đã kết thúc vị thế hợp đồng tương lai của mình và lãi/lỗ đối với nhà đầu tư này được xác định dựa vào chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai tại thời điểm thực hiện lệnh bù trừ vị thế với giá hợp đồng tương lai anh ta đã chấp nhận trong giao dịch ban đầu.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp bù trừ một vị thế bán hợp đồng tương lai. Giả sử, ngày 1/4, nhà đầu tư B bán một hợp đồng tương lai lúa mì giao tháng Bảy (hợp đồng tương lai giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Chicago). Ngày 20/5, nhà đầu tư này quyết định kết thúc vị thế. Anh ta sẽ bù trừ vị thế bằng cách mua một hợp đồng tương lai lúa mì giao tháng Bảy. Khi đó, nghĩa vụ gắn liền với vị thế bán hợp đồng tương lai ban đầu (giao hàng và nhận tiền) được trung hòa bởi nghĩa vụ phát sinh với vị thế mua hợp đồng tương lai vừa được hình thành (nhận hàng và trả tiền). Lúc này, vị thế ròng của nhà đầu tư B bằng không (0) và chênh lệch giá hợp đồng tương lai tại hai thời điểm trên quyết định tổng lãi/lỗ đối với nhà đầu tư này.
Điều quan trọng cần chú ý khi thực hiện bù trừ vị thế là trong giao dịch đảo ngược nhà đầu tư phải bán (hoặc mua) đúng hợp đồng tương lai mà mình đã mua (hoặc bán) ban đầu. Nói cách khác, hai giao dịch (mở vị thế và bù trừ vị thế) phải hoàn toàn trùng khớp nhau về loại tài sản cơ sở, số lượng hợp đồng tương lai và thời gian đáo hạn hợp đồng. Nếu yêu cầu này không được thỏa mãn, một nghĩa vụ mới sẽ phát sinh, hay là một vị thế hợp đồng tương lai mới sẽ hình thành với nhà đầu tư trong khi vị thế cũ vẫn chưa được chấm dứt.
Ngoài ra, một điểm cần chú ý nữa là vị thế của nhà đầu tư cũng có thể bị chính công ty môi giới chủ động đóng lại trước thời điểm hợp đồng tương lai đáo hạn. Điều này xảy ra khi nhà đầu tư không thực hiện được một cách kịp thời yêu cầu ký quỹ bổ sung mà công ty môi giới đã đưa ra (do một khoản thua lỗ phát sinh trong ngày giao dịch trước đó và số dư trên tài khoản ký quỹ đã xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì).
 
Tỷ lệ ký quỹ của 1 số sàn trên thế giới đang được áp dụng cho tổ chức :
Tên sản phẩm
hàng hóa
Giờ giao dịchĐộ lớn
hợp đồng
Số tiền
ký quỹ
Café ArbicaKCE15h15 - 12h 3037,500 pound 3,300.0
CacaoCCETừ 15h45 - 0h3010 tấn 2,090.0
Bông sợiCTETừ 8h - 1h2050,000 pound 2,915.0
ĐườngSBE14h30 - 00h112,000 pound 1,047.0
Bạch kimPLETừ 5h sáng: 4h
sáng hôm sau
50 oz 1,870.0
RobustaLRC15h - 23h3010 tấn 891.0
ĐồngCPETừ 5h sáng: 4h
sáng hôm sau
25,000 pound 2,640.0
BạcSIETừ 5h sáng: 4h
sáng hôm sau
5000 oz 3,630.0
Cao su RSS3TRUPhiên 1: 6h45-13h10
Phiên2:14h30-16h55
5000 kg 50,000.0
Cao su TSR20 ZFTTừ 6h55- 17h.5000kg 605.0
Quặng sắtFEFPhiên 1:6h25-19h
Phiên 2:19h15-3h45
100 tấn 1,003.2
Lúa mỳZWAPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:20
5000 giạ 1,595.0
NgôZCEPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:20
5000 giạ 1,100.0
Đậu tươngZSEPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:20
5000 giạ 2,189.0
Khô đậu
tương
ZMEPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2:20h30-1:20
100 tấn 1,452.0
Dầu đậu
tương
ZLEPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:20
60,000 pound 539.0
Đậu tương
Mini
XBPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:45
1000 giạ 438.0
Ngô MiniXCPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:45
1000 giạ 220.0
Lúa mỳ
Mini
XWPhiên 1: 7h-19:45
Phiên 2: 20h30-1:45
1000 giạ 319.0
[TBODY] [/TBODY]
 
Giải thích thuật ngữ Open Interest – Hợp đồng mở
Hợp đồng mở là tổng số hợp đồng mở vị thế mà chưa thanh lý hoặc chưa đến hạn giao đối với thị trường kỳ hạn hoặc/và thị trường quyền chọn.
Hợp đồng mở (open interest) thường liên quan đến thị trường kỳ hạn (futures) và quyền chọn (option) là nơi mà những hợp đồng hiện hữu thay đổi ngày này sang ngày khác – không như thị trường chứng khoán, nơi mà những cổ phiếu đang lưu hành của một công ty vẫn còn tiếp tục sau một lần phát hành cổ phiếu được hoàn thành.
Ví dụ về sự phát sinh Hợp đồng mở (Open Interest)

Thời gian

Giao dịch

HĐ mở (O.I)

Giải thích thêm

01/01/16

A mua 1 lot và B bán 1

01

Mua/bán mới

02/01/16

C mua 5 lot và D bán 5

06

Mua/bán mới

03/01/16

A bán 1 lot và D mua 1

05

A và D thanh lý 1

04/01/16

E mua 5 lot C bán ra 5

05

E mua mới, C th. lý
[TBODY] [/TBODY]
Cứ mỗi người mua thì luôn luôn phải có một người bán và một người mua và một người bán tạo ra một hợp đồng (hay có khi gọi là lot). Chính vì thế tổng lượng hợp đồng mở trên thị trường kỳ hạn hay quyền chọn chỉ được tính khi cả hai bên cùng mua bán tạo ra, chứ không tính của cả hai bên gộp lại.
Lượng hợp đồng mở trên thị trường đôi khi gây rắc rối cho cách hiểu để phân biệt với khối lượng mua bán (Volume), hai chỉ số này dùng để tham chiếu cho hai đo lường khác nhau. Ví dụ, trong ngày khi một nhà kinh doanh người đang nắm giữ 10 lot vị thế mua, nay bán 10 lot đó cho một người vừa mở vị thế mua thì sự chuyển đổi hợp đồng đó không tạo ra sự thay đổi nào trong con số Open Interest, bởi vì không hề có một hợp đồng mới nào được thêm vào trên thị trường cả (một người cũ bước ra thì một người mới lại bước vào). Tuy nhiên sự bán ra 10 lot vừa thực hiện đó lại làm nảy sinh số lượng lot mua bán (Volume) tăng lên 10 lot.
Hợp đồng mở (O.I) chỉ tăng thay đổi khi có người mua mới VÀ người bán mới bước vào thị trường và tạo ra hợp đồng mới.
Sự quan trọng của Open Interest
Open Interest là một sự đo lường dòng chảy tiền bạc đổ vào cho thị trường kỳ hạn hay quyền chọn. Tăng lượng O.I thể hiện có tiền mới đổ vào cho một thị trường nào đó, ngược lại giảm lượng O.I có nghĩa là người ta đang rút tiền ra khỏi cái thị trường ấy. Sự tăng con số O.I thì thường được diễn giải hứa hẹn là tín hiệu tăng giá (Bullish Signal) và ngược lại.
Con số O.I còn được sử dụng như là một chỉ số động lực chỉ xu hướng sức mạnh của thị trường. Kể từ lúc con số O.I tăng lên, được diễn giải là đang có thêm tiền đổ vào, chỉ ra rằng những nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường đó.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 104 Xem / 1 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,892 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 677 Xem / 42 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 192 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,430 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên