Trade breakout sao cho đúng? Một vài chiến lược trade breakout hiệu quả

Trade breakout sao cho đúng? Một vài chiến lược trade breakout hiệu quả

Trade breakout sao cho đúng? Một vài chiến lược trade breakout hiệu quả

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Trade breakout là 1 phương pháp giao dịch cực kỳ thú vị nhưng cũng rất nguy hiểm vì trade breakout là anh em sẽ vào lệnh sau khi giá trải qua 1 giai đoạn tích luỹ, do đó sẽ có biến động rất mạnh. Ở bài viết trước về trade breakout, mình đã giới thiệu với anh em về cách trade breakout sơ khởi và cổ điển nhất: xác định các buildup và vào lệnh khi buildup phá vỡ.

>> Trade breakout sao cho đúng?

Buildup - đoạn tích luỹ, là 1 khái niệm quan trọng trong bất kỳ chiến lược giao dịch phá vỡ nào. Tuy nhiên có các biến thể của buildup. Trong bài hôm nay, mình sẽ giới thiệu vài biến thể khác của buildup và nâng cấp các chiến lược breakout lên 1 chút, vì đương nhiên thị trường luôn tạo ra các đoạn tích luỹ phức tạp.

Trade breakout: Khi nào Buy và khi nào Sell?


Ví dụ nếu anh em thấy giá tạo ra các đáy cao hơn khi tiếp cận kháng cự, thì đó là dấu hiệu của sức mạnh hay suy yếu?

Dễ lắm anh em, nó cho anh em biết rằng:
  1. Không hề có áp lực bán
  2. Có lực mua mạnh hỗ trợ tạo ra các đáy cao hơn
  3. Các lệnh Buy stop đang đóng dày đặc phía trên của kháng cự
Rõ ràng, đó là dấu hiệu của sức mạnh. Dưới đây là biểu đồ ví dụ:

trade-breakout-traderviet1.png

Nhiều anh em đã quen với cái buildup dạng này, nó được gọi là #tam giác tăng (Ascending Triangle). Mô hình này cho thấy khả năng giá sẽ đi cao hơn sau khi thoát ra khỏi buildup, tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Ngược lại, một dạng buildup quen thuộc là khi giá tạo thành các đỉnh thấp hơn quanh hỗ trợ, nó cho anh em biết rằng:
  1. Không hề có áp lực mua
  2. Có lực bán mạnh hỗ trợ tạo ra các đỉnh thấp hơn
  3. Các lệnh Sell stop đang đóng dày đặc phía dưới của hỗ trợ
Đó là dấu hiệu của sự đuối sức, anh em xem hình dưới:

trade-breakout-traderviet7.png

Trade breakout: Làm sao phát hiện các cú breakout sắp xảy ra?


Thị trường luôn thay đổi, và nó di chuyển từ các đoạn tích luỹ sang 1 xu hướng, và ngược lại. Và thị trường càng nằm trong 1 đoạn tích luỹ càng lâu, cú phá vỡ của nó càng mạnh.
Anh em xem ví dụ dưới:

trade-breakout-traderviet6.png

Nhưng tại sao lại như vậy? Tại sao range càng dài thì xu hướng càng mạnh?

Bởi vì khi giá tích luỹ càng lâu, càng có nhiều lệnh được đặt trong thị trường. Các Trader kỳ vọng giá lên sẽ đặt lệnh buy stop trên kháng cự, và trader kỳ vọng giá xuống sẽ đặt sell stop dưới hỗ trợ, và anh em biết các Trader đang short sẽ đặt stop loss ở đâu không? Ở trên kháng cự, các stop loss của họ cũng chính là lệnh buy stop thông thường.

Giá tích luỹ càng lâu, số lượng lệnh buy stop được đặt phía trên kháng cự càng khủng. Do đó khi giá phá vỡ, số lượng lệnh buy stop khủng đó được kích hoạt gần như cùng 1 lúc, tạo ra 1 động lực tăng giá mạnh mẽ. Câu chuyện trên được kể y chang, chỉ có điều ngược lại với trường hợp giá phá vỡ xuống.

Như vậy để phát hiện các cú breakout sắp xảy ra, anh em chỉ cần tìm các đoạn buildup đã tích luỹ trong 1 thời gian dài, thời gian tích luỹ càng dài thì cơ hội thắng khi anh em bắt được xu hướng càng cao.

Trade breakout: Chiến lược trade breakout Theo xu hướng


Trong 1 xu hướng mạnh, anh em sẽ thường xuyên thất vọng khi giá liên tục tạo ra các đỉnh mới trong khi anh em chưa thể vào lệnh. Vì giá không hề tạo ra các pullback- hồi lại, hay còn gọi là retest. Dưới đây là ví dụ

trade-breakout-traderviet5.png

Chiến lược vào lệnh khi giá hồi lại (trade pullback) rõ ràng không hề phù hợp với xu hướng kiểu này, vì anh em khó biết được giá sẽ hồi về điểm nào.

Thay vào đó, hãy áp dụng breakout. Chúng ta gọi nó là chiến lược giao dịch breakout Theo xu hướng.

Dưới đây là chi tiết:
  1. Thị trường đang trong 1 xu hướng tăng mạnh
  2. Vào lệnh buy stop ngay trên đỉnh gần nhất (swing high)
  3. Đặt stop loss 1 ATR (Average True Range) dưới đáy gần nhất (swing low)
  4. Thoát lệnh khi giá đóng cửa dưới đường MA 20
Ví dụ lệnh thắng EURUSD:

trade-breakout-traderviet4.png

Lệnh thắng NI255:

trade-breakout-traderviet3.png

Lệnh thua XAGUSD:

trade-breakout-traderviet2.png

Điều nên nhớ ở đây là xu hướng khi anh em chuẩn bị vào lệnh phải mạnh, tức là giá không tạo ra các điểm retest, hay pullback, mà chỉ hồi lại 1 đoạn nhỏ và tăng tạo đỉnh mới liên tục. Anh em có thể nhìn vào đường MA, khi giá nằm trên MA 20 tức là đang trong 1 xu hướng tăng mạnh. Nếu xu hướng tăng yếu mà anh em vào lệnh theo kiểu breakout thì rất dễ dính false break.

Trên đây là vài chiến lược giao dịch phá vỡ - trade breakout khá đơn giản mà hiệu quả, còn anh em trade breakout như thế nào, mời để lại comment bên dưới nhé. Và để lại 1 like nếu bài viết có ích với anh em.

Xem thêm:

>> Trade breakout sao cho đúng?

>> Cách kết hợp Stochastic và mô hình nến để có xác suất thắng cao trong trade coin

Tham khảo tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Bai viet cua bac moi de cap den tam giac tang, tam giac giam. Trong truong hop tam giac doi xung thi sao ha bac
Tam giác đối xứng bác không biết nó sẽ phá theo hướng nào, nên trade breakout rất rủi ro, trường hợp đó chúng ta đợi giá phá vỡ rõ ràng rồi mới vào bác ạ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên