[Trade War] Tâm lý thị trường diễn biến thế nào mà USD cứ liên tục tăng còn GOLD+JPY tiếp tục giảm?

[Trade War] Tâm lý thị trường diễn biến thế nào mà USD cứ liên tục tăng còn GOLD+JPY tiếp tục giảm?

[Trade War] Tâm lý thị trường diễn biến thế nào mà USD cứ liên tục tăng còn GOLD+JPY tiếp tục giảm?

Reality

Member
22
106
Trong bài lần trước về chiến tranh thương mại:
https://traderviet.org/threads/trade-war-di-ve-dau-chia-se-vai-quan-diem-cop-nhat.16281/
Tại hạ có chia sẻ các quan điểm có ý chung là Mỹ gây chiến nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Tàu về sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Và thường thì Trader chúng ta hay nghĩ thị trường gặp bất ổn lớn cỡ này sẽ dễ có hiện tượng Risk-off, khiến dòng tiền trú ẩn vào Yên và Vàng tăng lên. Thế nhưng trái với phân tích và dự báo của nhiều chuyên gia cũng như phần đông retail trader, chiến tranh càng có dấu hiệu leo thang thì USD cứ càng tăng không ngừng nghỉ còn tài sản trú ẩn như Yên và Vàng cứ cắm đầu chưa thấy đáy. Vậy rốt cuộc là tại sao?

Như đã biết, Market luôn đúng, bất chấp mọi kỳ vọng hay dự báo, và Market đi về đâu thì hoàn toàn do Market Sentiment (tức tâm lý thị trường) quyết định. Market Sentiment thì cấu thành từ tâm lý của cả big boy lẫn retail trader, cho nên khi nhận định về thị trường đi về hướng nào chiếm số lượng áp đảo, thì thị trường sẽ chạy về hướng đó. Số ít hơn nhận định hướng ngược lại cũng sẽ bị kéo theo sau khi không gồng lỗ nổi nữa :confused:.

Nên trong bài tiếp theo này, tại hạ lại cóp nhặt được một quan điểm về kinh tế chính trị có vẻ phù hợp với lý do tại sao Market Sentiment lại diễn biến như hiện tại, nên chia sẻ với mọi người, mong là góp được chút nào đó trong nhận định diễn biến thị trường nhằm giảm bớt phần rủi ro khi trading trong giai đoạn chiến loạn này :D.

Quote 6:

Thương mại hay chính trị?

Người ta thường bị đánh lừa vì câu chữ. “Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung” ư? Đó là câu chữ khiến mọi người liên tưởng đến các cuộc chiến tranh thương mại mà Mỹ đã phát động trong quá khứ gần, tức là khoảng gần 100 năm nay.

Khoảng những năm đầu 193x, tổng thống Mỹ Hoover đã đánh thuế 20.000 mặt hàng để bảo vệ nông dân Mỹ khi nền sản xuất Mỹ đang suy thoái, kết quả là kinh tế Mỹ rối loạn, kinh tế thế giới lâm vào đại khủng hoảng, thương mại toàn cầu sụp đổ cho đến 1934. Năm 198x, nước Mỹ thời Reagan lại tuyên bố chiến tranh thương mại, đánh thuế lên 45% xe ô tô, mô tô và 100% sản phẩm điện tử chủ yếu từ Nhật. Kết quả là nước Mỹ có thắng lợi, nhưng không nhiều, nước Nhật có thua, và thua thảm. Vì lúc đó nước Nhật đang ngấp nghé chiếm vị trí số 1 của kinh tế Mỹ, sau cuộc chiến thương mại, Nhật tụt xuống thứ 3 và coi như quy hàng cho đến nay.

Những được và mất khi gây chiến tranh thương mại, đã được nhiều chuyên gia mổ xẻ. Người cho rằng Mỹ sẽ thua thì chủ yếu lặp lại kinh nghiệm 193x, người cho rằng Mỹ sẽ hòa, cả thế giới sẽ cùng thiệt, thì mổ xẻ kinh nghiệm 198x. Theo tôi tất cả cùng chưa đúng.
Những năm trước, 193x, 198x, nước Mỹ gây chiến thương mại,trước hết cứu nền sản xuất đang suy thoái, bị động bắt buộc phải cứu nền kinh tế Mỹ và điều rất quan trọng, đó là các cuộc chơi thuần túy thương mại, trong cùng một hệ thống thế giới thị trường tư bản, có cùng các thông số chung. Các nước không có kinh tế thị trường năm 193x không tham gia, các nước khác biệt về hệ thống quản lý kinh tế (khối XHCN) đứng ngoài cuộc chơi năm 198x.

Ngày nay, tổng thống Trăm không bắt buộc phải cứu nền kinhh tế. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc diễn ra từ lâu, và nó ảnh hưởng không tức thời đến kinh tế Mỹ. Ngoài ra, dường như chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại, Trăm đã giảm thuế cho các doanh nghiệp, làm các biện pháp kích thích khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ rất khả quan, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lãnh đạo kinh tế đầu nhiệm kỳ của Trăm được coi là thành công. Vậy nhưng Trăm vẫn tuyên bố chiến tranh với Trung. Đó là một việc đã được hoạch định trước, và nó xuất phát từ cách nhìn, cách đánh giá thế giới của Trăm. Với Trăm, đây là việc làm cho nước Mỹ giữ chắc vai trò bá chủ thế giới đang bị Trung Quốc thách thức. Nước Mỹ đang có nguy cơ không phải là suy thoái, mà là nguy cơ mất vị trí bá chủ. Đó là một cuộc đua tranh chính trị với một nước TQ không có kinh tế thị trường. Đó là cuộc chiến “ai thắng ai” theo ngôn ngữ các nhà cộng sản cuồng nhiệt, cuộc đấu giữa 2 hệ thống chính trị khác nhau.

Do đó, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung lần này của Trăm sẽ gay go và khốc liệt hơn của Hoover và Reagan rất nhiều. Để chĩa mũi nhọn vào Trung, Trăm phải có biện pháp không căng thẳng với Nga để giải quyết các vấn đề của thế giới. Theo dõi thời sự sau cuộc gặp Mỹ- Nga, đủ thấy nước Mỹ đang chia rẽ kinh khủng như thế nào.

Những toan tính của Trăm có tính toàn cầu, sẽ thay đổi cả thế giới vốn đã định hình dần dần từ năm 1972, nên cuộc chiến có nguy cơ rất ác liệt. Những trả đũa của TQ đánh thuế vào các mặt hàng cũng đều có toan tính chính trị, ví dụ TQ chọn đỗ tương để đánh thuế, là sản phẩm của những bang truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Hậu quả của cuộc chiến này, trước hết đánh vào đối nội của Mỹ và TQ. Với Mỹ, có thế khả năng tái cử của Trăm bị thử thách, với TQ, khả năng xã hội TQ bắt đầu có mầm mống rối ren. Nền chính trị nước nào có khả năng tự chữa sai lầm tốt hơn sẽ thắng. Nước Mỹ có thể chưa hiểu Trăm, nhưng rồi cái nhìn trì trệ về thế giới sẽ qua đi, thì nước Mỹ vẫn sẽ vẫn tìm cách bá chủ thế giới. Nước TQ, có thể chế độ chính trị sẽ hà khắc hơn, và tiềm ẩn gây bất ổn, đó là mầm mống khiến TQ sụp đổ.

Một biểu hiện khác để thấy cuộc chiến Mỹ Trung không đơn thuần là thương mại. Đó là sự cạnh tranh công nghệ. Qua việc làm ăn với Mỹ, nước TQ đã tìm cách chiếm dụng, sao chép công nghệ của Mỹ, dẫn đến cạnh tranh toàn diện về quân sự, công nghệ mới, vật liệu mới, khả năng làm chủ không gian… Mỹ đã nhìn thấy điều này, chỉ có đến Trăm mới kiên quyết với Trung Quốc. Vụ việc ZTE có thể là một ví dụ mà Mỹ đưa ra một thông điệp với TQ, chỉ cần một cú cấm vận, ZTE phải đầu hàng.

Vậy cuộc đấu Mỹ Trung thắng thua sẽ như thế nào? Mỹ cũng sẽ thất bại, nhưng đó là sự thất bại họ tính trước, để TQ nhận thất bại lớn hơn, tương tự như tương quan Mỹ- Nhật năm 198x. Tuy nhiên, TQ có hệ thống chính trị khác, có nền kinh tế thị trường không hoàn toàn và vẫn bị Nhà nước khống chế, thì những thất bại không lường trước được sẽ xuất hiện. Cái đích của Mỹ là sự bá chủ thế giới, đây là cuộc chiến không có thương lượng, chỉ có chấp nhận đầu hàng và chiến thắng mà thôi.

Safe & Sound! :)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Lịch sử có tính chất vòng xoắn ốc, như trade nhìn quá khứ dự đoán tương lai. Tuy nhiên mỗi vòng xoắn chỉ giống nhau phần nào về hình. Cuộc chiến trung mỹ có 1 phần giống mỹ nhật là mỹ khiêu chiến trước giành thế chủ động, trong thời điểm này trung quốc không giống sau chiến tranh nhật lệ thuộc quá nhiều mỹ mà trung quốc còn quan hệ đa phương khối Brick( khối đối lập G7 đứng đầu là mỹ). Việc dựng rào cản thương mại vô tình đẩy trung quốc xích lại gần hơn khối Brick , nếu chính trị gia trung quốc thay đổi theo hướng xuất ngoại có thể ra đời 1 hiệp ước thương mại giống TPP
 
Chiến loạn sinh anh hùng, không biết ai có thể sẽ tận dụng cuộc chiến này để vượt lên?!
 
Bài phân tích hay, giúp cho người đọc có cái nhìn rộng hơn về cuộc chiến đang diễn ra.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,042 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,366 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên