Trader giao dịch trong ngày nên giữ lệnh bao lâu thì hợp lý?

Trader giao dịch trong ngày nên giữ lệnh bao lâu thì hợp lý?

Trader giao dịch trong ngày nên giữ lệnh bao lâu thì hợp lý?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,943
Nhiều trader vẫn chưa biết được cụ thể, khi trade trong ngày thì nên giữ lệnh trong bao lâu, giữ ngắn quá thì cũng không được mà giữ lâu quá thì lại càng rủi ro.

Đối với một day trader, thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, vì thế các anh em giao dịch trong ngày nên cân nhắc vấn đề này nếu muốn cải thiện chất lượng giao dịch của mình tốt hơn.

GIỮ LỆNH BAO LÂU - LƯU Ý CÁC CON SÓNG

Giá không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng. Nếu giá tăng, nó sẽ tăng rồi sau đó điều chỉnh giảm và lại tăng tiếp tục. Nếu bạn mua vào lúc giá bắt đầu tăng, bạn không thể chắc chắn nó sẽ tăng lần nữa sau khi pullback.

how-long-to-hold-a-trade-57a569d43df78cf459c01d9a.jpg

Nếu giá giảm, ban đầu nó giảm, sau đó điều chỉnh tăng và tiếp tục giảm. Nếu bạn bán vào lúc giá bắt đầu giảm, bạn không thể chắc chắn nó sẽ giảm lần nữa sau khi pullback.

Do đó, khi quyết định sẽ giữ lệnh trong bao lâu, thì một trong những quyết định đầu tiên là bạn sẽ giữ lệnh khi nó pullback hay không.

Vì thế trader phải định nghĩa cho được pullback và có sẵn sàng giữ lệnh khi điều chỉnh giá hay không.

Nếu khi gặp điều chỉnh mà bạn chốt lệnh, tức là bạn đã giới hạn lợi nhuận của mình lại. Còn nếu bạn sẵn sàng giữ lệnh mặc cho giá có điều chỉnh thì bạn sẽ có cơ hội bắt được 1 con sóng dài khi lệnh vẫn còn trong thị trường.

Ví dụ, giả sử bạn đặt mua tại giá là $20 và kỳ vọng nó lên cao hơn. Giá di chuyển tương đối đều đặn lên $20.1, bắt đầu đi ngang và sau đó giảm đi 1 chút. Bạn thoát lệnh tại $20.07 để lấy lợi nhuận $0.07.

Một traader khác cũng vào lệnh tại $20 giống bạn. Họ sẵn sàng giữ lệnh mặc dù giá có giảm một chút (pullback), và giá di chuyển lên $20.20. Thay vì họ thoát lệnh như bạn thì họ sẵn sàng giữ lệnh lâu hơn 1 chút. Giá lại giảm xuống $20.05 và rồi lại tăng lên và đạt $20.15. Sau khi chốt lời, trader này lời được $0.15.

Rõ ràng là họ mạo hiểm hơn bạn, giữ thời gian lâu hơn bạn và cuối cùng lợi nhuận của họ gấp đôi bạn.

Mục tiêu lợi nhuận phụ thuộc vào giá đi bao xa trong 1 con sóng, hoặc vài con sóng. Lợi nhuận cũng phụ thuộc vào vài yếu tố khác như các mẫu hình giá ( tam giác, lá cờ) hoặc tỷ lệ R:R.

SỰ ĐÁNH ĐỔI

Như đã nói ở phần trước, chúng ta chẳng thể biết xu hướng có tiếp tục sau khi pullback hay không.

tradeoff.jpeg

Những trader nào chấp nhận giữ lệnh trong đợt pullback thường phải đánh đổi giữa sự an toàn và lợi nhuận.

Những trader thoát trước pullback sẽ ít chịu rủi ro hơn sau khi họ đã có 1 khoản lời nhỏ, nhưng ở những con sóng tiếp theo thì họ không còn được hưởng lợi nữa. Nhưng họ có cái lợi là nếu trend không tiếp tục mà bị đảo chiều (không còn lại pullback nữa) thì sẽ không bị thua lỗ như trader chấp nhận mạo hiểm.

LỰA CHỌN NÀO PHÙ HỢP CHO BẠN?

Vậy thì nên chốt trước khi pullback, hay cứ giữ lệnh để ăn được nhiều hơn? Không có lựa chọn nào đúng, cũng không có lựa chọn nào sai. Chúng ta lại quay trở về câu chuyện tính cách và phong cách giao dịch của trader. Nó phụ thuộc vào độ ưa rủi ro hay sự thích an toàn của mỗi người mà họ sẽ có quyết định riêng cho mình. Lời lỗ phải trong độ chịu đựng của trader. Do đó, để lựa chọn cho mình một cách giữ lệnh, trader nên luyện tập demo trước, xem cách nào đem lại lợi nhuận cho bạn đều đặn hơn trong thời gian dài. Cách nào làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.

20160305_fnp501.jpg

Xác định chính xác về cách mà bạn chốt lời sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tâm lý, kỷ luật cũng như kết quả về sau này. Và nó sẽ là một trong những điều trong bảng hướng dẫn giao dịch mà bạn sẽ tuân thủ nếu muốn thành công.

Đọc đến đây có lẽ các bạn sẽ thắc mắc vậy rốt cuộc giữ lệnh trong bao lâu là tốt. Trong phạm vi bài viết này tôi không thể một con số thời gian cụ thể, vị nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố như phiên giao dịch, ngày giao dịch, tin giao dịch, điều kiện thị trường, độ dài con sóng... Cốt lõi của bài viết hôm nay muốn nhấn mạnh về 2 thời điểm mà bạn sẽ chốt lệnh hay giữ lệnh - đó là thời điểm pullback.

Không có lâu hay mau, chỉ có đúng thời điểm hay sai thời điểm mà thôi. Nếu bạn chốt lệnh mà giá lên tiếp thì rõ ràng bạn đã sai thời điểm. Còn nếu ngược lại thì bạn đã đúng. Tuy nhiên, trong hai phương pháp, trader chỉ nên chọn một, và giao dịch nhất quán với chỉ một phương pháp mà mình đã chọn mà thôi.

Các day trader nghĩ như thế nào về vấn đề này? Comment bên dưới để cùng thảo luận nhé.

Xem thêm:

>> Tiến sỹ trader Van Tharp chia sẻ phương thoát lệnh tối ưu

>> Chốt lời với trader có dễ dàng không ?


 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
bài viết hay! còn fu thuộc vào chiến lưoc nữa, nhưng về cơ bản vào dc đầu sóng thì nó hồi đừng có hoảng lên là được. để ý hành động pullback như thế nào nữa
 
dạo gần đây mình hơi bận nên ít online TraderViet thường xuyên, qua bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm quản lý lệnh giao dịch của mình với ae. hy vọng sẽ có ích cho ai đó.
tôi cũng là 1 day trader giao dịch theo xu hướng. tôi luôn có gắng học hỏi và nghiên cứu làm thế nào để an toàn yên tâm nhất. tôi thường làm theo 2 cách như sau:
1/ stoploss
dù bạn có là 1 newbie hay 1 trader lão luyện thì sl vẫn là thứ luôn phải có.
2/ quản lý lệnh
#1/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi chốt lợi nhuận và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ tôi lại vào lệnh mới( tất nhiên sl và tp cũng se mới theo lệnh). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi cần phân tích lại lập kế hoạch mới. cách này rất an toàn và tôi cũng đã có chút ít lợi nhuận.
#2/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi khóa lệnh giao dịch bằng 1 lệnh ngược cùng kích thước ( hedging) để bảo vệ lợi nhuận của mình và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ theo tháo lệnh ra và cho chạy tiếp. ( có thể di chuyển sl về điểm mới an toàn hơn và vẫn đảm bảo lợi nhuận). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi chốt tất cả lệnh cũng có một ít lợi nhuận an toàn. tôi sẽ phân tích lại và lập kế hoạch mới.
trên đây và vài dòng chia sẻ về cách quản lý lệnh của mình. mong sẽ giúp đc các bạn. tất nhiên khi chúng ta vào lệnh sai xu hướng thì sl luôn là điểm dừng chân của chúng ta. HÃY LUÔN TRÂN TRỌNG NGƯỜI BẠN SL.
thị trường thiên biến vạn hóa, chúng ta hành động theo những gì ta thấy. ko hành động theo cảm nhận hay cố đoán về thị trường. bạn đừng bao giờ nghĩ rằng nó pullback 1 tí rồi lại chạy thôi ấy mà, suy nghĩ đó sẽ dẫn bạn tới địa ngục đấy. tin tôi đi.
 
dạo gần đây mình hơi bận nên ít online TraderViet thường xuyên, qua bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm quản lý lệnh giao dịch của mình với ae. hy vọng sẽ có ích cho ai đó.
tôi cũng là 1 day trader giao dịch theo xu hướng. tôi luôn có gắng học hỏi và nghiên cứu làm thế nào để an toàn yên tâm nhất. tôi thường làm theo 2 cách như sau:
1/ stoploss
dù bạn có là 1 newbie hay 1 trader lão luyện thì sl vẫn là thứ luôn phải có.
2/ quản lý lệnh
#1/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi chốt lợi nhuận và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ tôi lại vào lệnh mới( tất nhiên sl và tp cũng se mới theo lệnh). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi cần phân tích lại lập kế hoạch mới. cách này rất an toàn và tôi cũng đã có chút ít lợi nhuận.
#2/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi khóa lệnh giao dịch bằng 1 lệnh ngược cùng kích thước ( hedging) để bảo vệ lợi nhuận của mình và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ theo tháo lệnh ra và cho chạy tiếp. ( có thể di chuyển sl về điểm mới an toàn hơn và vẫn đảm bảo lợi nhuận). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi chốt tất cả lệnh cũng có một ít lợi nhuận an toàn. tôi sẽ phân tích lại và lập kế hoạch mới.
trên đây và vài dòng chia sẻ về cách quản lý lệnh của mình. mong sẽ giúp đc các bạn. tất nhiên khi chúng ta vào lệnh sai xu hướng thì sl luôn là điểm dừng chân của chúng ta. HÃY LUÔN TRÂN TRỌNG NGƯỜI BẠN SL.
thị trường thiên biến vạn hóa, chúng ta hành động theo những gì ta thấy. ko hành động theo cảm nhận hay cố đoán về thị trường. bạn đừng bao giờ nghĩ rằng nó pullback 1 tí rồi lại chạy thôi ấy mà, suy nghĩ đó sẽ dẫn bạn tới địa ngục đấy. tin tôi đi.

Bác có thể nói rõ cách bác hedging được không? Mình chưa hiểu lắm.
 
dạo gần đây mình hơi bận nên ít online TraderViet thường xuyên, qua bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm quản lý lệnh giao dịch của mình với ae. hy vọng sẽ có ích cho ai đó.
tôi cũng là 1 day trader giao dịch theo xu hướng. tôi luôn có gắng học hỏi và nghiên cứu làm thế nào để an toàn yên tâm nhất. tôi thường làm theo 2 cách như sau:
1/ stoploss
dù bạn có là 1 newbie hay 1 trader lão luyện thì sl vẫn là thứ luôn phải có.
2/ quản lý lệnh
#1/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi chốt lợi nhuận và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ tôi lại vào lệnh mới( tất nhiên sl và tp cũng se mới theo lệnh). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi cần phân tích lại lập kế hoạch mới. cách này rất an toàn và tôi cũng đã có chút ít lợi nhuận.
#2/
khi chúng ta đã vào lệnh và đúng xu hướng, lệnh đã có chút lợi nhuận và giá bắt đầu pullback. tôi khóa lệnh giao dịch bằng 1 lệnh ngược cùng kích thước ( hedging) để bảo vệ lợi nhuận của mình và theo dõi đợt pullback. sau khi đợt pullback đã xong thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ và kế hoạch cũ theo tháo lệnh ra và cho chạy tiếp. ( có thể di chuyển sl về điểm mới an toàn hơn và vẫn đảm bảo lợi nhuận). nếu đợt pullback đó ko còn là sự điều chỉnh và xu hướng đã bị phá vỡ tôi chốt tất cả lệnh cũng có một ít lợi nhuận an toàn. tôi sẽ phân tích lại và lập kế hoạch mới.
trên đây và vài dòng chia sẻ về cách quản lý lệnh của mình. mong sẽ giúp đc các bạn. tất nhiên khi chúng ta vào lệnh sai xu hướng thì sl luôn là điểm dừng chân của chúng ta. HÃY LUÔN TRÂN TRỌNG NGƯỜI BẠN SL.
thị trường thiên biến vạn hóa, chúng ta hành động theo những gì ta thấy. ko hành động theo cảm nhận hay cố đoán về thị trường. bạn đừng bao giờ nghĩ rằng nó pullback 1 tí rồi lại chạy thôi ấy mà, suy nghĩ đó sẽ dẫn bạn tới địa ngục đấy. tin tôi đi.
Bác có thể nói rõ cách bác hedging được không? Mình chưa hiểu lắm.
Mình hiểu là khi bác ấy vào lệnh, ví dụ SELL, giá đi xuống sau đó pullback -> tạo ra swing low (lúc này là đáy tạm thời vì mình không biết nó có xuống tiếp hay không). Bác làm một lệnh BUY cùng khối lượng để khóa lệnh (hedge cứng luôn). Lúc nào có tín hiệu trở lại trend giảm cũ thì tháo lệnh BUY, trường hợp pullback trở thành đảo chiều luôn (swing low trên kia chính thức trở thành đáy của xu hướng) thì đóng cả 2 lệnh. Lợi nhuận = đúng lợi nhuận từ lúc hedge (vào lệnh buy).
Cho mình hỏi thêm là nếu trade trong ngày, nhiều lệnh và mỗi lần pullback như vậy lại đóng hoặc hedge thì phí hay spread cũng không phải là một vấn đề nhỏ đâu nhỉ? Vì kể cả các lệnh đều lãi nhưng mỗi lệnh thì chi phí cũng 3% 5% 10% lợi nhuận rồi. (1 swing 30 pips spread+com 1.5 pips và hedge 2 lệnh chẳng hạn)
 
Mình hiểu là khi bác ấy vào lệnh, ví dụ SELL, giá đi xuống sau đó pullback -> tạo ra swing low (lúc này là đáy tạm thời vì mình không biết nó có xuống tiếp hay không). Bác làm một lệnh BUY cùng khối lượng để khóa lệnh (hedge cứng luôn). Lúc nào có tín hiệu trở lại trend giảm cũ thì tháo lệnh BUY, trường hợp pullback trở thành đảo chiều luôn (swing low trên kia chính thức trở thành đáy của xu hướng) thì đóng cả 2 lệnh. Lợi nhuận = đúng lợi nhuận từ lúc hedge (vào lệnh buy).
Cho mình hỏi thêm là nếu trade trong ngày, nhiều lệnh và mỗi lần pullback như vậy lại đóng hoặc hedge thì phí hay spread cũng không phải là một vấn đề nhỏ đâu nhỉ? Vì kể cả các lệnh đều lãi nhưng mỗi lệnh thì chi phí cũng 3% 5% 10% lợi nhuận rồi. (1 swing 30 pips spread+com 1.5 pips và hedge 2 lệnh chẳng hạn)
đó là mấu chốt của vấn đề lãi hay lỗ.
cần phải nhận định trend có cứng ko, lực đi của giá có ko. khi có bullback xuất hiện ta dùng kĩ thuật định hình mức hồi có thể xảy ra, di chuyển sl theo chiều có lợi để bảo vệ lợi nhuận khi trường hợp xấu xảy ra.
phải xác định đc mức độ chịu đựng của chúng ta khi giá có hành vi chạy ngược. nếu giá vượt qua giới hạn đó ta cắt ngay.
chúng ta ko thể cứ tiên đoán rồi khấn hương đc, đúng ko bạn.
 
Bác có thể nói rõ cách bác hedging được không? Mình chưa hiểu lắm.
thực ra chỉ là lệnh ngược thôi bạn.
ví dụ bạn đang buy 1 lot và đã có lợi nhuận. nhưng chừng 1h nữa có tin mạnh xảy ra. bạn lo sợ cái tin kia sẽ cưỡm mất lợi nhuận của bạn mà bạn lại ko muốn thoát lệnh. bạn sell tiếp 1 lệnh 1 lot và cho dù thị trường có làm gì thị bạn vẫn giữ đc mức lợi nhuận như vậy( sau khi đã trừ các khoản phí và spread)
 
thực ra chỉ là lệnh ngược thôi bạn.
ví dụ bạn đang buy 1 lot và đã có lợi nhuận. nhưng chừng 1h nữa có tin mạnh xảy ra. bạn lo sợ cái tin kia sẽ cưỡm mất lợi nhuận của bạn mà bạn lại ko muốn thoát lệnh. bạn sell tiếp 1 lệnh 1 lot và cho dù thị trường có làm gì thị bạn vẫn giữ đc mức lợi nhuận như vậy( sau khi đã trừ các khoản phí và spread)

Cám ơn bạn đã giải thích. Nhưng nếu như sợ tin mạnh thì sao không chốt luôn đi bạn, rồi lệnh sell đó giải quyết như thế nào trong 2 trường hợp lên và xuống?
 
Cám ơn bạn đã giải thích. Nhưng nếu như sợ tin mạnh thì sao không chốt luôn đi bạn, rồi lệnh sell đó giải quyết như thế nào trong 2 trường hợp lên và xuống?
thường thì trader trường phái PTKT họ sẽ ít để ý đến tin tức, trừ khi là tin mạnh. tin mạnh nhưng tin chưa xảy ra thì chưa bít là tin tốt hay tin xấu với xu hướng hiện tại, vì thế nên họ khóa lệnh lại, sau tin nếu tốt thì thì tháo lệnh khóa ra để lệnh tiếp tục và ăn nhiều hơn, nếu xấu thì chốt hết cả 2 lệnh lấy lợi nhuận ban đầu.
 
Anh em đọc comment chia sẻ này chắc sẻ cảm ơn bác lắm đấy.

Kỹ thuật định hình mức hồi mà bác trả lời cho bác @Nick Halden không biết là như thế nào? Mình cũng có một cách cụ thể là tính bình quân giá xuyên qua một đường MA (ví dụ MA13), từ đó đoán được thói quen của giá sẽ hồi bao nhiêu trong tương lai.
 
đúng rồi bạn. đó cũng là 1 kĩ thuật, có người dùng fibo, có người dùng hổ trợ và kháng cự, ATR,..v..v để định hình các mức này.
 
Mức giá hồi tùy vào độ biến động của thị trường qua từng thời kỳ, ví dụ có lúc nó respect MA20, có lúc là 25 chuẩn hơn. Cả những indi như Envelopes cũng phải thường tinh chỉnh lại thông số để phù hợp với độ biến động
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 43 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 96 Xem / 10 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 56 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,938 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 9 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 999 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên