Trader nên cắt lệnh bằng tay vì Stop loss vẫn không phòng ngừa được rủi ro

Trader nên cắt lệnh bằng tay vì Stop loss vẫn không phòng ngừa được rủi ro

Trader nên cắt lệnh bằng tay vì Stop loss vẫn không phòng ngừa được rủi ro

khapham1010

Active Member
639
4,966
Công nghệ hiện tại cho phép anh em Trader đặt lệnh và chốt lệnh ngày càng dễ dàng, đơn giản hơn. Mặc dù được xem là thị trường nghìn tỷ có tính thanh khoản cao nhất thế giới nhưng với một số thông tin mà mình tìm hiểu, việc chốt lỗ hay chốt lời trong khi lệnh giao dịch của bạn đang mở không hề an toàn và chắc ăn như bạn nghĩ.

Tại sao lệnh stop loss trong thị trường Forex vẫn có thời điểm "bất lực"?


Lệnh stop loss là lệnh không thể thiếu khi Trader giao dịch, nó giúp Trader giới hạn lỗ, bảo toàn tài khoản. Mặc dù có một số Trader thỉnh thoảng gặp vấn đề khi stoploss bị cắt sai chỗ, trường hợp này đặc biệt hay gặp khi bạn giao dịch ở khung thời gian thấp, giá bị đẩy lệnh vài point so với mức chốt lỗ của bạn. Tuy vậy, điều này vẫn có thể chấp nhận được.

trader-nen-cat-lenh-bang-tay-vi-stop-loss-traderviet-1.png

Một trường hợp Stop loss bị lệch 25 point

Điều đáng e ngại là lệnh stop loss của bạn vẫn có thể không chống đỡ được rủi ro thị trường khi flash crash xảy ra, đặc biệt trong trường hợp giá "giật cục bộ" sau tin tức. Nghĩa là giá đang di chuyển theo một hướng trước hay trong tin, sau đó đột ngột đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại. Ý mình muốn nói đến những trường hợp biến động giá lớn, stop loss sẽ không còn hiệu quả, và nếu không may Trader dính phải trường hợp này trong một thời điểm nào đó khi đang giao dịch, khả năng cháy tài khoản gần như là ngay lập tức nếu khối lượng lớn quá lớn.

Trong năm nay, Trader đã chứng kiến nhiều đợt flash crash xuất hiện dày đặc hơn so với các năm trước, nhiều người đổ lỗi cho sự phát triển của algos giao dịch trong tin tức, các algos này giao dịch với tần suất quá lớn trong thời điểm tin tức xảy ra, khiến cho thanh khoản thị trường bị tụt giảm tột độ.

trader-nen-cat-lenh-bang-tay-vi-stop-loss-traderviet-2.jpg

Một cú sập giá như thế này cũng đủ khiến một tài khoản "banh gáo" ngay lập tức.

Còn nhớ thời điểm 15 tháng 1 năm 2015, Broker FXCM báo cáo đã có hơn 40% lệnh stop loss của các Retail Trader không thực hiện được nhiệm vụ của nó. Trader bị trượt lỗ và cháy tài khoản hàng loạt. Đó là chưa kể các Trader còn bị thâm nợ với Broker, hiện tượng này gọi là trượt giá âm, do Trader bị cháy đến âm tài khoản.

Flash crash lớn nhất vào ngày 16 tháng 10 năm 2016, lại một lần nữa làm giới Trader hoảng loạn khi lệnh stop loss không ngừng bị trượt liên tục, mặc dù thời điểm mà nó xảy ra đang trọng phiên Á, phiên giao dịch thường có biến động thấp.

trader-nen-cat-lenh-bang-tay-vi-stop-loss-traderviet.png

Flash crash GBPUSD ngày 16 tháng 10 năm 2016

Kết luận không thể tránh khỏi


Vì lý do stop loss vẫn có thể bị trượt, Trader vẫn nên theo dõi lệnh giao dịch của mình liên tục hoặc có kế hoạch theo dõi giá nếu lệnh giao dịch của bạn đang mở nếu bạn là người chuyên giao dịch dài hạn.

Trader biết rằng flash crash không thể dự đoán trước, nhưng biến động giá trong thời điểm tin tức là thời điểm mà anh em Trader có thể biết và cần tránh (qua lịch thông tin kinh tế, nếu anh em chịu khó theo dõi thường xuyên).

Xem thêm

>> Một Trader mô phỏng lại thí nghiệm về Turtle Traders và kết cục

>> Trí tuệ cảm xúc - mảnh ghép quan trọng trong tâm lý giao dịch của Trader


Theo AtoZForex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Công nghệ hiện tại cho phép anh em Trader đặt lệnh và chốt lệnh ngày càng dễ dàng, đơn giản hơn. Mặc dù được xem là thị trường nghìn tỷ có tính thanh khoản cao nhất thế giới nhưng với một số thông tin mà mình tìm hiểu, việc chốt lỗ hay chốt lời trong khi lệnh giao dịch của bạn đang mở không hề an toàn và chắc ăn như bạn nghĩ.

Tại sao lệnh stop loss trong thị trường Forex vẫn có thời điểm "bất lực"?


Lệnh stop loss là lệnh không thể thiếu khi Trader giao dịch, nó giúp Trader giới hạn lỗ, bảo toàn tài khoản. Mặc dù có một số Trader thỉnh thoảng gặp vấn đề khi stoploss bị cắt sai chỗ, trường hợp này đặc biệt hay gặp khi bạn giao dịch ở khung thời gian thấp, giá bị đẩy lệnh vài point so với mức chốt lỗ của bạn. Tuy vậy, điều này vẫn có thể chấp nhận được.

View attachment 22549
Một trường hợp Stop loss bị lệch 25 point

Điều đáng e ngại là lệnh stop loss của bạn vẫn có thể không chống đỡ được rủi ro thị trường khi flash crash xảy ra, đặc biệt trong trường hợp giá "giật cục bộ" sau tin tức. Nghĩa là giá đang di chuyển theo một hướng trước hay trong tin, sau đó đột ngột đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại. Ý mình muốn nói đến những trường hợp biến động giá lớn, stop loss sẽ không còn hiệu quả, và nếu không may Trader dính phải trường hợp này trong một thời điểm nào đó khi đang giao dịch, khả năng cháy tài khoản gần như là ngay lập tức nếu khối lượng lớn quá lớn.

Trong năm nay, Trader đã chứng kiến nhiều đợt flash crash xuất hiện dày đặc hơn so với các năm trước, nhiều người đổ lỗi cho sự phát triển của algos giao dịch trong tin tức, các algos này giao dịch với tần suất quá lớn trong thời điểm tin tức xảy ra, khiến cho thanh khoản thị trường bị tụt giảm tột độ.

View attachment 22550
Một cú sập giá như thế này cũng đủ khiến một tài khoản "banh gáo" ngay lập tức.

Còn nhớ thời điểm 15 tháng 1 năm 2015, Broker FXCM báo cáo đã có hơn 40% lệnh stop loss của các Retail Trader không thực hiện được nhiệm vụ của nó. Trader bị trượt lỗ và cháy tài khoản hàng loạt. Đó là chưa kể các Trader còn bị thâm nợ với Broker, hiện tượng này gọi là trượt giá âm, do Trader bị cháy đến âm tài khoản.

Flash crash lớn nhất vào ngày 16 tháng 10 năm 2016, lại một lần nữa làm giới Trader hoảng loạn khi lệnh stop loss không ngừng bị trượt liên tục, mặc dù thời điểm mà nó xảy ra đang trọng phiên Á, phiên giao dịch thường có biến động thấp.

View attachment 22548
Flash crash GBPUSD ngày 16 tháng 10 năm 2016

Kết luận không thể tránh khỏi


Vì lý do stop loss vẫn có thể bị trượt, Trader vẫn nên theo dõi lệnh giao dịch của mình liên tục hoặc có kế hoạch theo dõi giá nếu lệnh giao dịch của bạn đang mở nếu bạn là người chuyên giao dịch dài hạn.

Trader biết rằng flash crash không thể dự đoán trước, nhưng biến động giá trong thời điểm tin tức là thời điểm mà anh em Trader có thể biết và cần tránh (qua lịch thông tin kinh tế, nếu anh em chịu khó theo dõi thường xuyên).

Xem thêm

>> Một Trader mô phỏng lại thí nghiệm về Turtle Traders và kết cục

>> Trí tuệ cảm xúc - mảnh ghép quan trọng trong tâm lý giao dịch của Trader


Theo AtoZForex
Bác ơi em chưa hiểu lắm, nếu đã là không cắt dc lệnh do thiếu thanh khoản thì việc cắt bằng tay hay sl thì có khác gì nhau ạ?
 
Bác ơi em chưa hiểu lắm, nếu đã là không cắt dc lệnh do thiếu thanh khoản thì việc cắt bằng tay hay sl thì có khác gì nhau ạ?

Cùng thắc mắc :D. Dùng stoploss ít ra có bị trượt cũng một trăm -> vài trăm pip là cùng, còn ngồi soi mà cắt tay thì đến lúc hoàn hồn xong thì bay tài khoản rồi
 
cách tốt nhất để tránh flash crash đó là:
Nạp vào tài khoản giao dịch đúng số tiền stoploss của lệnh đó và đặt takeprofit rồi kệ nó muốn đi đâu thì đi!
flash crash theo hướng thuận lợi thì được thêm, còn không sẽ chỉ dính stoploss( cháy tài khoản).
Giả sử bạn đặt rủi ro cho lệnh sắp tới là 50usd thì nạp vào đúng 50usd từ tài khoản chính và không cần đặt stoploss.
Ưu điểm: tránh được flash crash xấu!
Nhược điểm: nạp rút nhiều lần!
 
vấn đề ở đây là, bao lâu mới có như vậy, nếu chỉ không dùng stoploss vì sợ những cái như thế thì cháy nhiều tk rồi vẫn chưa thấy nó xảy ra. Nếu có những trường hợp như thớt nói thì chẳng ai thoát được, kể cả ngồi đó canh.
 
vấn đề ở đây là, bao lâu mới có như vậy, nếu chỉ không dùng stoploss vì sợ những cái như thế thì cháy nhiều tk rồi vẫn chưa thấy nó xảy ra. Nếu có những trường hợp như thớt nói thì chẳng ai thoát được, kể cả ngồi đó canh.
ý mình là phòng hờ trượt giá bằng cách tránh để lệnh chạy xuyên qua tin, trường hợp flash crash thì do không đoán được nên chỉ có cách là theo dõi giá thường xuyên, hoặc xem tin tức liên tục thôi.
 
flashcash nay thi thoảng mới có,và nếu hôm nào có tin tức thì phải theo dõi,tránh các cặp tiền liên quan tới new
 
xem lịch sử giá sẽ thấy thường những cú flashcash hay xảy ra ở cặp như GBP, AUD là nhiều, còn các cặp JPY và EUR chạy rất mượt. tất nhiên xác suất không phải bao giờ cũng hoàn toan đúng nhưng mà ví dụ có công thức rồi đánh 10 lệnh thì lỡ dính 2-3 phát stoploss vẫn ok. vấn đề là kỷ luật ngay từ lúc đặt stoploss thôi
 
vậy mà e tưởng các anh broker tự cắt vị thế của mình nếu loss vượt quá mức margin :<
 
Tùy thuộc vào phương pháp, mình nghĩ stoploss bằng tay phù hợp với những người đánh scalping. Mình thích stoploss bằng tay và luôn vậy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,487 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 66 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 412 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,100 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 170 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên