Trader và thiền

Trader và thiền

Trader và thiền

Diễm xưa

Active Member
95
138
Mình tiếp cận Đạo Phật Ngày Nay trước khi tiếp cận forex. Mình thấy vấn đề tâm lý và quản lý vốn rất quan trọng cho một trader. Trong đạo Phật gọi là quản lý tâm, thân, và lòng tham. Mình cho rằng thiền Tứ Niệm Xứ là một phương pháp tốt để trader kiểm soát tâm và tham của mình.

Mình đề cử 2 vị giảng dễ hiểu về Thiền Tứ Niệm Xứ:
Sư Tăng Định: được Phật Giáo Ngày Nay thỉnh giảng cho các Phật tử.
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Nhà sáng lập hội Phật Giáo Ngày Nay.

Mình thấy video của Sư Tăng Định giảng chi tiết hơn và gần gũi với trader hơn.
Còn video của TT. Thích Nhật Từ thì rộng hơn, bao quát hơn, nếu bạn không kiên nhẫn thì... Tuy nhiên TT. Thích Nhật Từ rất gần gũi, thân thiện và các video cũng dễ hiểu.

Mình thường xuyên nghe pháp thoại và vấn đáp của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà cải cách Phật giáo hiện đại, nhà diễn thuyết, nhà hoằng pháp, nhà hoạt động xã hội năng động. Hiện là chủ trì chùa Giác Ngộ, chùa Vô Ưu, chùa Tượng Sơn. Đảm nhiệm:
  • Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM,
  • Phó Ban Phật giáo quốc tế GHPGVN,
  • Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Phó Ban – Chánh thư ký Ban Hoằng pháp, Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam
V.v... (Trích http://www.daophatngaynay.com/vn/thichnhattu.html)
Khoe một chút để các bạn hiểu mình có cơ sở để đặt niềm tin vào thầy Thích Nhật Từ và Đạo Phật Ngày Nay.

Mình biết cũng có nhiều trader không cùng quan điểm với Phật giáo. Tuy nhiên vì 1 lợi ích nhỏ cho một số nhỏ trader nên mình vẫn chia sẻ 2 video này. Mong các bác quở trách nhẹ nhàng thôi ạ.

Happy weekend.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất tán thành quan điểm của bác. Trader mà không biết thiền thì dễ... quy tiên lắm!
 
vấn đề chỉ có 50% xác xuất 1 lên 2 xuống mà sao các bác làm cao dữ zậy. Đơn giản hóa cho nó đỡ nhức đầu, để chừa cái nhức đầu cho cháy tài khoản kìa.
 
Ngồi thiền xong vào xem lệnh thì khét lệnh, chửi cha mắng mẹ bồ tát.
 
Ngồi thiền xong vào xem lệnh thì khét lệnh, chửi cha mắng mẹ bồ tát.

Có nhiều loại thiền chánh tà khác nhau, như có nhiều pp trading vậy. Nếu không thành kiến sẽ khám phá nhiều điều bất ngờ!

“Công phu tu tập trong Phật Giáo nhằm mục đích kiểm soát tâm, và sự kiểm soát nầy có thể thực hiện được nhờ hiểu biết chân chánh và tư tưởng trong sạch.” – Narada Mahathera

Christmas Humphreys - cố vấn pháp luật cho Nữ hoàng Elisabeth: “Tiềm Thức hay Tạng Thức của Phật giáo rõ ràng đã đi trước Vô Thức của tâm lý học phương Tây” (The Bhavanga or the Alaya-Vijnana of Buddhism appears the forerunner of the Unconscious of Western psychology.)

Bạn thử tham khảo clip sau để thấy thiền ko tệ hại như bạn nghĩ.

 
Có nhiều loại thiền chánh tà khác nhau, như có nhiều pp trading vậy. Nếu không thành kiến sẽ khám phá nhiều điều bất ngờ!

“Công phu tu tập trong Phật Giáo nhằm mục đích kiểm soát tâm, và sự kiểm soát nầy có thể thực hiện được nhờ hiểu biết chân chánh và tư tưởng trong sạch.” – Narada Mahathera

Christmas Humphreys - cố vấn pháp luật cho Nữ hoàng Elisabeth: “Tiềm Thức hay Tạng Thức của Phật giáo rõ ràng đã đi trước Vô Thức của tâm lý học phương Tây” (The Bhavanga or the Alaya-Vijnana of Buddhism appears the forerunner of the Unconscious of Western psychology.)

Bạn thử tham khảo clip sau để thấy thiền ko tệ hại như bạn nghĩ.

Cho mình hỏi là Phật giáo, hay Thiền học là một triết lý sống hay là một Tôn giáo?
 
Cho mình hỏi là Phật giáo, hay Thiền học là một triết lý sống hay là một Tôn giáo?

Bác hỏi câu này chắc là muốn test tôi rồi! :) Tôi cố gắng trả lời để làm quen với bác vậy.

Nếu tôi chứng khiến một tai nạn giao thông, thi tôi đang thấy cái thực, là Đạo (chứ ko phải Đạo là cuồng tín, tử vì đạo như nhiều người quan niệm). Khi ngồi cafe, tôi kể cho bác nghe (thành Đạo Lý). Bác phân tích, lý luận dựa trên lời kể tôi thì thành ra Triết Lý. Người ta học thuộc và lập lại những phân tích lý luận của bác thì thành ra Triết Học.

Còn Tôn Giáo là dạy người ta tôn thờ ai đó, cái gì đó. Phật Giáo nghĩa là dạy người ta về giáo lý của Phật, khác với Đạo Phật. Phật ko bảo ai tôn thờ Ngài cả, ko cầu xin gì nơi Ngài mà phải tự mình nương tựa chính mình. Đạo Phật nghĩa là Giác Ngộ, thấy ra SỰ THẬT, chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý gì cả.

Tôi nghĩ, tỉ lệ trader thất bại trong trading có lẽ ko khác nhiều so với tỉ lệ thất bại của những người đi tìm Đạo.

Liên hệ một chút nhé: Bác trực tiếp quan sát bảng điện đang khớp lệnh rõ ràng, thấy rõ cảm xúc của mình thì là bác đang thấy cái thực. Đó là Đạo. Bác đọc những lời phân tích nhận định về thị trường của các chuyên gia trên diễn đàn này thì đó là Triết Lý, ko phải cái thực. Bác giao tài khoản cho người ta trade, hoặc giao dịch theo nhận định Kathy Lien, đó là bác theo Tôn Giáo. Hoặc bác tin vào các phân tích tâm lý của Mark Douglas mà ko thấy sự bực bội muốn gỡ gạc đang khống chế mình thì đó là cũng là Tôn Giáo.

Đùa chút nhé: Nếu tôi tiết lộ mình thuộc ZenTrader group, dịch Việt cuốn sách Trading in the Zone thì bác phản ứng sao? Nếu bác tin, thì bác theo kiểu tôn giáo; còn nếu bác loay hoay đi xác minh, so sánh lời văn của tôi có tương đồng ko, thì đó là theo kiểu triết lý. Nếu bác thấy các ý nghĩ đang lao xao trong đầu, các cảm xúc ngạc nhiên, nghi ngờ trong tâm mình thì đó là bác đang thấy cái thực. Trader mà ko thấy cái thực thì khó thắng cái thị trường này lắm.

Người trí thức thì hay triết lý, sợi tóc chẻ tư, cãi lộn tối ngày. Ngược lại thì lại tin tưởng tôn sùng, mê tín. Nhưng cả hai đều ko ko thấy cái thực.

Lạ thật, người đời hâm mộ Zen Nhật Bản (cung đạo, kiếm đạo, trà đạo, võ đạo,..) nhưng miệt thị thiền. Người ta nể trọng các vị Thiền Sư nhưng lại ném đá Phật, bậc thầy của họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Đạo Phật nghĩa là Giác Ngộ, thấy ra SỰ THẬT, chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý gì cả"

Mình cũng hay thấy mọi người nói , sau khi giác ngộ sẽ thấy sự thật ....vậy sự thật đó là gì ?Bạn có thể trả lời ko ?:oops:
Và làm sao để tiến tới sự giác ngộ ?:)
 
"Đạo Phật nghĩa là Giác Ngộ, thấy ra SỰ THẬT, chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý gì cả"

Mình cũng hay thấy mọi người nói , sau khi giác ngộ sẽ thấy sự thật ....vậy sự thật đó là gì ?Bạn có thể trả lời ko ?:oops:
Và làm sao để tiến tới sự giác ngộ ?:)


Theo tôi hiểu thì có nhiều mức độ giác ngộ khác nhau, đầu tiên là phải thấy ra các ảo tưởng, các quan điểm khuôn mẫu mà mình tưởng là đúng rồi. Vd khi gọi Cha thì đây chỉ là một qui ước. Không có thực thể nào là "Cha" cả. Người Anh thì qui ước đó gọi là Father. Đó chỉ là một người đàn ông. Nhìn sâu chút nữa thì "người đàn ông" cũng chỉ là một khái niệm con người tự đặt ra, mà chỉ có da thịt, tóc, răng, móng... Tiếp tục nhìn sâu thì đây vẫn là khái niệm, chúng được cấu tạo từ các phân tử, electron,... v.v...

Ở mức độ rốt ráo tận cùng, thì thấy ra thực tánh pháp, niết bàn, thượng đế... SỰ THẬT thì chỉ thực chứng chứ không mô tả trọn vẹn được. Có khi nào bạn rơi vào tâm trạng mà không thể diễn đạt nổi không? Giác ngộ là mục đích tối hậu của loài người, là giải thoát, ko còn bị sinh tử trói buộc nữa. Vd, dù biết ai cũng phải chết nhưng chúng ta đều sợ hãi. Sợ hãi ko giúp được chúng ta thoát chết mà chúng ta vẫn bị ám ảnh suốt cuộc đời. Còn chuyện sợ hãi stoploss bị quét trong trading chỉ là chuyện nhỏ thôi (nhưng mà cùng bản chất).

Tôi chưa thấy ra sự thật rốt ráo nên ko thể mô tả (mà mô tả cũng là đánh mất cái thực). Tôi xin copy một số trải nghiệm của những đạo hữu bình thường như chúng ta đã may mắn trải nghiệm được nó:

...
Sáng sớm khi vừa tỉnh dậy, 5.26 am, hiện thể đột ngột phơi bày! Một cái tâm trong suốt hồn nhiên tương thông với bao la vô tận. Vạn vật tinh khôi linh động khôn cùng ẩn chứa năng lượng đất trời. Tất cả đều hoàn hảo tương giao, cùng con hòa đồng vẹn toàn trong biển từ vĩnh hằng tịch tịnh. Hạnh phúc quá tuyệt vời! Con soạn đồ đi tắm. Hòa mình với dòng nước tinh khôi an lạc, vẫn quang cảnh bao năm quen thuộc cũ càng, thế mà mọi vật chung quanh con lại mới toanh phát sáng. Đến 7 am, trên tay chiếc phone, con gọi Phụng Thương hẹn bạn trưa nay để bát ở nhà sư huynh Chánh Trí, trạng thái chân đế vụt tan, dẫu trong con, nói nghe hay nhìn thấy chỉ là như thị.

...
Sáng nay, lúc con đang đi đường, bất chợt con thấy tâm con mở ra như đón nhận tất cả, con không diễn tả được chính xác trạng thái tâm con lúc đó, tự dưng con thấy tất cả mọi vạn vật muôn loài bừng sáng và mở rộng ra trước mặt con, con như hòa nhập vào trong tất cả, tất cả mọi vật, muôn loài với con chỉ là một, tất cả đều đang reo vui, con không còn thấy có kẻ thương, người ghét (kể cả những người mà trước đây đã từng làm con cực kỳ đau khổ), cành cây, ngọn cỏ, giọt mưa, tất cả đang cùng nhau hòa một khúc nhạc tuyệt vời, và tất cả đều là người ân của con đang cùng nhau góp sức để giúp con học ra được bài học giác ngộ của mình.

...
Đúng vậy thưa thầy, ánh sáng phủ khắp không gian và thời gian, không tìm đâu ra đầu mối quá khứ, hiện tại hay tương lai, kết thúc hay khởi đầu, dường như như bất động, từ vô thỉ vô chung mãi mãi vẫn là vậy, đó là thực tánh pháp, không phải quả sở chứng để ôm chấp. Vọng thì thực tánh ẩn, không vọng thì thực tánh hiển bày, từng giây phút mà con thực nghiệm liên tục, trong con thốt nhẹ rằng, thầy dạy đúng quá thầy ơi! Không ai có thể lấy hay bỏ được cái gì, nó không thực mà cũng không hư, trọn vẹn với đang là thì ngay đó, những gì xưa kia Đức Phật nói ra, những văn tự ngôn thuyết mà những bậc cao tăng thạc đức viết lại, những tư tưởng bát nhã ba-la-mật mà ngày nay thầy đang giảng nói nghe không thấy Trời Trời Phật Phật gì cả mà bao nhiêu bộ tạng kinh điển đều gói gọn trong pháp thoại của thầy như nó đang là. Li văn, li ngôn, tức khắc sẽ thấy liền, biết liền tại đây ngay bây giờ. Không, vô tướng, vô tác, vô cầu, buông hết ý niệm phân biệt năng sở đó ra...

Còn làm thể nào để tiến tới sự giác ngộ là hành trình suốt đời, tùy duyên mỗi người. Tôi cũng chỉ mới học hỏi và chưa thực chứng nên ko trả lời được. Nếu bác thực sự quan tâm thì phải tự lên đường tìm kiếm thôi!
 
Bác hỏi câu này chắc là muốn test tôi rồi! :) Tôi cố gắng trả lời để làm quen với bác vậy.

Nếu tôi chứng khiến một tai nạn giao thông, thi tôi đang thấy cái thực, là Đạo (chứ ko phải Đạo là cuồng tín, tử vì đạo như nhiều người quan niệm). Khi ngồi cafe, tôi kể cho bác nghe (thành Đạo Lý). Bác phân tích, lý luận dựa trên lời kể tôi thì thành ra Triết Lý. Người ta học thuộc và lập lại những phân tích lý luận của bác thì thành ra Triết Học.

Còn Tôn Giáo là dạy người ta tôn thờ ai đó, cái gì đó. Phật Giáo nghĩa là dạy người ta về giáo lý của Phật, khác với Đạo Phật. Phật ko bảo ai tôn thờ Ngài cả, ko cầu xin gì nơi Ngài mà phải tự mình nương tựa chính mình. Đạo Phật nghĩa là Giác Ngộ, thấy ra SỰ THẬT, chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý gì cả.

Tôi nghĩ, tỉ lệ trader thất bại trong trading có lẽ ko khác nhiều so với tỉ lệ thất bại của những người đi tìm Đạo.

Liên hệ một chút nhé: Bác trực tiếp quan sát bảng điện đang khớp lệnh rõ ràng, thấy rõ cảm xúc của mình thì là bác đang thấy cái thực. Đó là Đạo. Bác đọc những lời phân tích nhận định về thị trường của các chuyên gia trên diễn đàn này thì đó là Triết Lý, ko phải cái thực. Bác giao tài khoản cho người ta trade, hoặc giao dịch theo nhận định Kathy Lien, đó là bác theo Tôn Giáo. Hoặc bác tin vào các phân tích tâm lý của Mark Douglas mà ko thấy sự bực bội muốn gỡ gạc đang khống chế mình thì đó là cũng là Tôn Giáo.

Đùa chút nhé: Nếu tôi tiết lộ mình thuộc ZenTrader group, dịch Việt cuốn sách Trading in the Zone thì bác phản ứng sao? Nếu bác tin, thì bác theo kiểu tôn giáo; còn nếu bác loay hoay đi xác minh, so sánh lời văn của tôi có tương đồng ko, thì đó là theo kiểu triết lý. Nếu bác thấy các ý nghĩ đang lao xao trong đầu, các cảm xúc ngạc nhiên, nghi ngờ trong tâm mình thì đó là bác đang thấy cái thực. Trader mà ko thấy cái thực thì khó thắng cái thị trường này lắm.

Người trí thức thì hay triết lý, sợi tóc chẻ tư, cãi lộn tối ngày. Ngược lại thì lại tin tưởng tôn sùng, mê tín. Nhưng cả hai đều ko ko thấy cái thực.

Lạ thật, người đời hâm mộ Zen Nhật Bản (cung đạo, kiếm đạo, trà đạo, võ đạo,..) nhưng miệt thị thiền. Người ta nể trọng các vị Thiền Sư nhưng lại ném đá Phật, bậc thầy của họ.
Bác hỏi câu này chắc là muốn test tôi rồi! :) Tôi cố gắng trả lời để làm quen với bác vậy.

Nếu tôi chứng khiến một tai nạn giao thông, thi tôi đang thấy cái thực, là Đạo (chứ ko phải Đạo là cuồng tín, tử vì đạo như nhiều người quan niệm). Khi ngồi cafe, tôi kể cho bác nghe (thành Đạo Lý). Bác phân tích, lý luận dựa trên lời kể tôi thì thành ra Triết Lý. Người ta học thuộc và lập lại những phân tích lý luận của bác thì thành ra Triết Học.

Còn Tôn Giáo là dạy người ta tôn thờ ai đó, cái gì đó. Phật Giáo nghĩa là dạy người ta về giáo lý của Phật, khác với Đạo Phật. Phật ko bảo ai tôn thờ Ngài cả, ko cầu xin gì nơi Ngài mà phải tự mình nương tựa chính mình. Đạo Phật nghĩa là Giác Ngộ, thấy ra SỰ THẬT, chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý gì cả.

Tôi nghĩ, tỉ lệ trader thất bại trong trading có lẽ ko khác nhiều so với tỉ lệ thất bại của những người đi tìm Đạo.

Liên hệ một chút nhé: Bác trực tiếp quan sát bảng điện đang khớp lệnh rõ ràng, thấy rõ cảm xúc của mình thì là bác đang thấy cái thực. Đó là Đạo. Bác đọc những lời phân tích nhận định về thị trường của các chuyên gia trên diễn đàn này thì đó là Triết Lý, ko phải cái thực. Bác giao tài khoản cho người ta trade, hoặc giao dịch theo nhận định Kathy Lien, đó là bác theo Tôn Giáo. Hoặc bác tin vào các phân tích tâm lý của Mark Douglas mà ko thấy sự bực bội muốn gỡ gạc đang khống chế mình thì đó là cũng là Tôn Giáo.

Đùa chút nhé: Nếu tôi tiết lộ mình thuộc ZenTrader group, dịch Việt cuốn sách Trading in the Zone thì bác phản ứng sao? Nếu bác tin, thì bác theo kiểu tôn giáo; còn nếu bác loay hoay đi xác minh, so sánh lời văn của tôi có tương đồng ko, thì đó là theo kiểu triết lý. Nếu bác thấy các ý nghĩ đang lao xao trong đầu, các cảm xúc ngạc nhiên, nghi ngờ trong tâm mình thì đó là bác đang thấy cái thực. Trader mà ko thấy cái thực thì khó thắng cái thị trường này lắm.

Người trí thức thì hay triết lý, sợi tóc chẻ tư, cãi lộn tối ngày. Ngược lại thì lại tin tưởng tôn sùng, mê tín. Nhưng cả hai đều ko ko thấy cái thực.

Lạ thật, người đời hâm mộ Zen Nhật Bản (cung đạo, kiếm đạo, trà đạo, võ đạo,..) nhưng miệt thị thiền. Người ta nể trọng các vị Thiền Sư nhưng lại ném đá Phật, bậc thầy của họ.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ suy nghĩ cá nhân của mình. Mình thì không có ý test ai cả, vì vấn đề tâm linh, tín ngưỡng lối sống nó thuộc của mỗi cá nhân và đấy là quyền tự do của họ. Vậy nên mình hỏi bạn ở đây không có ý định thử gì mà chỉ tò mò muốn hỏi Phật học/giáo và Thiền đối với quan điểm của bạn là gì ( mình cũng không hỏi bạn là bạn tin vào cái gì, vì nó không phải việc của mình).
Đề tài Tôn giáo tâm linh nó cũng nhạy cảm và là chủ đề tranh luận không bao giờ có điểm cuối với nó, nên mình xin dừng ở đây vì nó nằm ngoài lĩnh vực trading.
 
Hi, chào cả nhà.

Xúc phạm Phật pháp thì không bị quả báo nặng như chúng ta tưởng tượng đâu bạn.
Nghiệp gieo ra là không thích Phật pháp thì quả nhận lấy là không hưởng được lợi ích từ Phật pháp. Vậy thôi bạn à.
Ngoài ra, người nào gieo quả thì người ấy nhận chứ không phải cả gia đình nhận.
Bạn Mingca không thích Phật giáo kiểu mê tín. Cũng đúng thôi. Mỗi người có một nhận thức riêng, phương thức và phương pháp sống đặc trưng. Chúng ta không nên quá lên án ý kiến của bạn ấy. Nếu bác ấy nhìn thấy được 1 đạo Phật không mê tín, chắc chắn bác ấy sẽ nghĩ khác.

Như bác Ehi nói: "Phật Giáo nghĩa là dạy người ta về giáo lý của Phật, khác với Đạo Phật. Phật ko bảo ai tôn thờ Ngài cả, ko cầu xin gì nơi Ngài mà phải tự mình nương tựa chính mình."

Phật giáo không phải là một tín ngưỡng, mà là Phật giáo dạy mọi người sống như thế nào là tốt nhất có thể.

Ví dụ:
+ Đang đau về thể xác thì làm sao cho ít đau về thể xác nhất.
(Trả lời theo đạo Phật: Khám cho ra đúng bệnh. Chấp nhận sự thật là mình bị bệnh này. Theo đúng liệu trình chữa bệnh và thuốc thang của bác sĩ.) (Tuyệt đối không đi thầy bà cầu xin hết bệnh. Đó là mê tín, Phật không dạy như vậy. Phật cũng không dạy: đau thì đến thắp hương cầu xin Phật hay bồ tát gia hộ nhé. Như vậy là tự mình mê tín đạo Phật. Chứ đạo Phật không có mê tín.)

+ Đang buồn đau về tinh thần thì làm sao cho ít buồn đau về tinh thần nhất.
(Ví dụ: Đã bị người yêu (tên A) bỏ . Phương pháp suy nghĩ:
Người A này, trước kia không phải là người yêu của mình. Bây giờ cũng không phải là người yêu của mình. 2 tình trạng này giống nhau mà. Trước kia chúng ta không có người yêu và không buồn, nên bây giờ chúng ta không có người yêu cũng không nên buồn.)

+ Đã mất của cải vật chất thì làm sao cho ít buồn tiếc vì mất của cải nhất.

(Ví dụ:
Mất Iphone: Suy nghĩ: Tôi tình nguyện cúng dường cái điện thoại của tôi cho người mà có nhu cầu cấp bách và cần nó hơn tôi.

Ví dụ khác: Nhặt được túi tiền. Chúng ta vui mừng. Hôm sau, đánh mất túi tiền. Chúng ta chán nản. Suy nghĩ: Số tiền này: trước không phải của mình, sau cũng không phải của mình. Niềm vui có trước không phải của mình, sau cũng không phải của mình. Nỗi buồn mất tiền này trước không phải của mình, sau cũng không phải của mình. Mọi thứ về lại xuất phát điểm ban đầu. (Tư tưởng tương tự khi trade bị mất lợi nhuận nhé).

(Hi, chứ Phật pháp không bày ngồi thiền úm ba la xì bùa. Rồi giao phó lệnh thắng hay thua do Phật hay bồ tát hay thần linh... nhé).
Phật không có khả năng phù hộ, gia hộ cho chúng ta nhé. Và giả sử có quyền năng gia hộ đi chăng nữa, Phật cũng không gia hộ nhé. Vì theo Phật thì luật nhân quả phải công bằng. Phật mà gia hộ ai thì là qua mặt luật nhân quả nhé. Không đúng là Phật.

Ngoài ra thì bồ tát theo nghĩa có phép thần thông biến hóa (như trong Phật giáo Trung Quốc) là không có thật nhé. Do Trung Quốc tô vẽ thêm chứ đạo Phật gốc không có. Theo Phật pháp thì thần linh, tiên, ma, quỷ, địa ngục cũng không có luôn nhé.

Nên khi xuống lệnh, thì thắng hay thua không phải do các vị không cố thật này nhé. Không cần chửi hay theo các vị này xin xỏ, cảm ơn gì hết.

Nếu có cám ơn Phật thì cám ơn vì ngài hướng dẫn cách sống bình tĩnh, nhìn nhận rõ việc gì đang xảy ra. Từ đó chúng ta bình tĩnh sống, bình tĩnh trade. Vậy thôi.

Chúc cả nhà hanh thông.
 
@SouthLight: Tôi chỉ đùa chút thôi vì câu hỏi của bác có vẻ là bác đã nghiên cứu nhiều về Đạo Phật. Vô tư nhé bác :)

Đúng là nói về tôn giáo, tâm linh là nằm ngoài chủ đề trading.

Nhưng nếu nói là có cách nào hiệu quả để kiểm soát tâm lý trong trading thì sẽ khác nhỉ? Doulas, Elder xuất thân là nhà tâm lý học có cách lý giải của phương Tây phù hợp cho một bộ phận nào đó... nhưng Đạo học phương Đông có thể giải quyết rốt ráo vấn đề tâm lý, phù hợp cho một số người khác. Các nhà tâm lý học phương Tây chưa đạt được enlightment nghĩa là chưa làm được điều mà các bậc Đạo sư đã đạt được từ hàng ngàn năm nay.

Nêu vấn đề này trong một industry toàn nói về tiền và Ngọc Trinh thì giống như kiếm chuyện chửi lộn vậy. Tôi hiểu mà.
 
Thiền theo mình là một sự tĩnh lặng trong tâm nó không thuộc tôn giáo nào cả.

Thầy chùa bữa nay nhiều chức sắc quá không biết làm sao tĩnh lặng được đây :D.
 
@SouthLight: Tôi chỉ đùa chút thôi vì câu hỏi của bác có vẻ là bác đã nghiên cứu nhiều về Đạo Phật. Vô tư nhé bác :)

Đúng là nói về tôn giáo, tâm linh là nằm ngoài chủ đề trading.

Nhưng nếu nói là có cách nào hiệu quả để kiểm soát tâm lý trong trading thì sẽ khác nhỉ? Doulas, Elder xuất thân là nhà tâm lý học có cách lý giải của phương Tây phù hợp cho một bộ phận nào đó... nhưng Đạo học phương Đông có thể giải quyết rốt ráo vấn đề tâm lý, phù hợp cho một số người khác. Các nhà tâm lý học phương Tây chưa đạt được enlightment nghĩa là chưa làm được điều mà các bậc Đạo sư đã đạt được từ hàng ngàn năm nay.

Nêu vấn đề này trong một industry toàn nói về tiền và Ngọc Trinh thì giống như kiếm chuyện chửi lộn vậy. Tôi hiểu mà.
Cũng có đọc và học qua về Phật giáo hồi còn học Phổ thông thôi, hồi đấy có môn Religion nên tự dưng giờ nhớ lại. Bạn quan tâm tới Phật học, đọc Đạo Đức Kinh của Lão Tử cũng hay chẳng kém.

Các bạn muốn kiểm soát tâm lý trong giao dịch thì chỉ cần làm đúng cách là kiểm soát được. Làm phân tích, xác định vùng mua/bán theo hệ thống của mình, khi vào rồi thì theo dõi nó có đi đúng "quỹ đạo" mình vạch ra hay không, đặt giả thiết cho các Plan B, nếu nó vậy phải làm gì....cứ vậy làm theo thường xuyên thôi là thành: "trading in the zone" roài ;)
Nếu đầu óc lúc nào thấy rối như tơ, đứng dậy và kêu lên dạng mệnh lệnh: stop! Nếu bạn đang ngồi một mình, kêu stop và cùng lúc vỗ hay tay vào nhau. Sau đấy có thể làm việc gì đấy đơn giản. Đấy là vài mẹo đơn giản để não khỏi tuôn ra các luồng sũy nghĩ đan xen làm RAM của mình bị đơ .... ;)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên