Trải lòng của một Trader trong thị trường Forex

Trải lòng của một Trader trong thị trường Forex

Trải lòng của một Trader trong thị trường Forex

captainfx

Editor
Trial mod
2,040
13,222
** Đây là bài sưu tầm

Dạo này có ai đó hay cảm giác mình giống con sói hoang trong 1 khu rừng rậm Forex, đêm đêm về lại tru lên trong cô đơn tuyệt vọng.

Hôm qua đi offline xong. Về đọc lại mà …ngâm ngùi:

Phần lớn những người Việt Nam đang chơi tiền tệ (playing forex) hiện nay cho rằng Forex là 1 loại hình đầu tư mới “rủi ro cao thì lợi nhuận cũng cao”. Đó là sai lầm! Vì nó chỉ đúng ở vế thứ nhất- rủi ro rất cao.

Không tính đến những người cả đời chỉ chơi vài ba lần, forex khiến hầu hết những người theo đuổi nó phải vỡ mộng. Cũng bởi vì FX có 1 ma lực hấp dẫn đặc biệt, nó khiến người đã bước vào khó rút được chân ra cho đến khi sạch túi. Có người nhận ra và dừng lại. Có người không thể nhận ra sau khi đã nướng sạch vốn liếng, họ vẫn mong một ngày trở lại để “khôi phục nước Pháp”. Có người tự “biến” mình thành “chuyên gia”, hăng hái đi giúp người…để kiếm tiền và được tiếp tục sống với nghề.

Yếu tố làm cho forex trở nên vừa rủi ro, vừa hấp dẫn chính là công cụ đòn bẩy. Với mức leverage phổ biến 1:100 như hiện nay dễ tạo cho newbie cảm tưởng forex rất dễ làm giàu.

Người VN ta vốn đã hay có tính cờ bạc, bây giờ chỉ cần bỏ 1 vốn mà được buôn lớn gấp 100 lần. Chẳng hạn, bạn bỏ ra 10 ngàn usd mà được buôn với thế giới số tiền tới 1 triệu usd, nghe vậy thấy cũng oai lắm- vì có nghề nào khác cho phép như thế đâu. Bởi vậy nên có nhiều người ham FX cũng là dễ hiểu.

Thêm nữa, ăn thua lớn trong FX thừa khả năng tạo cảm giác “phê”, lại được tiếng là đầu tư có trí tuệ.

Nhưng phàm đã là người có tính cờ bạc khi bước vào cuộc chơi thường chỉ hay nghĩ đến chuyện “ta sẽ thắng”.

Sau khi biết được luật chơi (dễ ợt- giải thích cho con nít 10 tuổi chừng 10 phút là nó hiểu), họ có thể được mách nước cho vài phương pháp tính toán (có đầy rẫy trong các website về FX). Mất thêm không bao nhiêu thời gian họ đã tưởng rằng mình đã sở hữu được những “bí kíp”, những phép thần thông có thể kiếm nhiều tiền dễ dàng nhất trên đời này (vì có sức đòn bẩy mà). Người nhiệt tình có thể sẵn sàng nhận trade hộ, giúp những người khác làm giầu (có người không quên tính tiền công). Đi xa hơn như bạn ABC kia – với cuốn sách, tổ chức XYZ với công cụ công nghệ (quảng cáo là tuyệt vời) của mình kỳ vọng có thể giúp từ các ngân hàng đến bà con nông dân… đều có thể làm giầu bằng Forex hết. Ô-là-la! Trí tưởng tượng của con người mới thật phong phú làm sao!

Nhưng tôi thấy họ không đáng trách chỉ bởi vì họ ngộ nhận (làm hàng mới đáng ghét). Họ chưa hiểu được rằng kiến thức FX là một biển mênh mông rộng lớn và kiếm được tiền từ forex là khó khăn bậc nhất trên đời này.Thế giới fxtraders thường nói với nhau “ It’s the hardest job in the world”.

2. Người ta cũng ví von “thị trường forex như một chiến trường mà mỗi trader là một chiến binh”. Bất kể Fxtrader nào muốn thành công cũng phải được trang bị vũ khí là kiến thức hoàn hảo về phân tích cơ bản và kỹ thuật. (Không thể xem nhẹ cái nào vì TT có lúc là fundamental market và có lúc là technical market. Việc nhận biết được nó không hề dễ dàng nhưng lại rất quan trọng).

Vậy có bao nhiêu cơ may dành cho những người VN hiện đang làm forex?

# Thị trường FX trên thế giới đã đi trước chúng ta vài chục năm. Chúng ta phân tích fundamental là chúng ta phân tích nền kinh tế của những nước lớn, phân tích những sự kiện diễn ra trên thế giới ảnh hưởng đến những nền KT đó, những cập nhật trong chính sách của họ… qua đó để nhận định mỗi đồng tiền của họ sẽ mạnh lên hay yếu đi- để chúng ta đặt cược và thắng-thua. Vậy cá nhân chúng ta dễ dàng giỏi hơn những người bản địa đó sao?

# Nếu cho rằng sẽ thành công trong forex chỉ bằng áp dụng một “dúm” kỹ năng phân tích kỹ thuật thì lại càng sai lầm. Những phương pháp technical analyse cơ bản cũng lại do họ đẻ ra, giờ đây họ bày bán hoặc miễn phí đầy trên internet.

Nhưng điều quan trọng hơn là họ liên tục cải thiện những công cụ cơ bản đó và phát triển những công cụ mới.

(Chỉ đề cập đến 2 công cụ cơ bản nhất mà không FX trader nào có thể bỏ qua:

1. Đường chuyển động trung bình (MA): trong sách vở forex trước đây thường chỉ đề cập đến 1 số đường cơ bản, áp dụng với khoảng 20 phương pháp tính toán. Nhưng ngày nay những trader hàng đầu đã phát triển và sử dụng thêm nhiều nhiều các đường khác nữa. Chúng được kết hợp thêm với những công cụ khác và càng ngày các FX trader càng “kêu” rằng họ phải dùng nhiều loại đồ thị khác nhau để đọc thị trường.

2. Chỉ số fibonacci retracement: sách vở trước đây chỉ đề cập đến các mốc quan trọng: 0.618; 0.382 và 0.5. Ngày nay các trader phải sử dụng thêm nhiều số nữa: 0.270; 0.382; 0.500; 0.618; 0.707; 0.764; 0.786; 0.886; 1.000; 1.130; 1.236; 1.382; 1.500; 1.618 v.v…)

Có nhiều lắm các phương pháp PTKT hoặc mới, hoặc được phát triển trong những năm gần đây. Một số được công bố và giảng dạy, nhưng cũng nhiều phương pháp được cất đi làm của riêng. Trong chừng mực nào đó, có thể coi đó là những vũ khí tốt hơn nhằm tạo ra lợi thế với những gì đã lạc hậu. Và bạn có thể sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng đã có những tác giả xuất bản sách hoặc con cái của họ giờ đây lên tiếng khuyến cáo rằng không nên áp dụng phương pháp của họ nữa.

# Thế giới FX là “cá lớn nuốt cá bé”. Những trí tuệ xuất chúng thường kết hợp với những thế lực tài chính mạnh. FX càng phổ cập và mức đòn bẩy càng tăng cao thì rủi ro càng lớn cho người mới vào nghề.

(9-10 năm về trước, margin deposit thường là 5%, tương đương với mức đòn bẩy chỉ là 1:20, bạn không được làm quá lớn, bởi vậy mà an toàn hơn nhiều so với mức 1:100 bây giờ.

Cũng từng đấy thời gian về trước, người ta đã hay nhắc nhau cảnh giác với lũ “cá mập” chuyên săn các lệnh chặn lỗ (hunting stop loss) vào cuối mỗi ngày thứ sáu (cuối giờ chicago- do là giờ giao dịch muộn nhất trong tuần nên TT mỏng). Với hàng trăm triệu usd và vượt trội về trình độ, họ có thể khiến nhiều novice trader ngỡ ngàng vào sáng thứ hai khi thấy giá vẫn tốt mà position thì lại “toi” rồi. Ngày nay các trader càng phải cảnh giác hơn với các lệnh stoploss qua đêm hay mỗi khi thị trường mỏng (thin market). Là 1 trader có thông tin tốt, bạn sẽ luôn được cảnh báo: “…big sharks are there”)

Từ những lý do kể trên có thể rút ra: giống như ta nói đánh địch mà không biết gì về địch thì khó tránh khỏi thất bại. Hay như trong VLTK, một giang hồ vặt bước ra đấu trường chỉ với tên, nỏ và dao găm, cùng với vài thế võ mà đã tưởng mình là hảo hán vô địch thì sẽ sớm bị tiêu diệt, thường là sớm hơn người chẳng biết gì. Trong FX cũng vậy, thà không hiểu gì còn tốt hơn là hiểu ít và sai.

Bây giờ tôi sẽ giải thích cho bạn biết lý do chính: vì sao người ta nói 95% forex trader trên TG phá sản trong 3 năm đầu tiên. Nó rất đơn giản nhưng lại không dễ nhận ra đối với một lính mới (novice trader): Đó là vì PHÍ GIAO DỊCH (SPREAD).

Khi thực hiện 1 giao dịch, nếu giả định spread là 5pips, đương nhiên bạn sẽ mất đi gần 5% của số tiền bạn bỏ ra. Nói cách khác, chỉ sau hơn 20 lần trade cùng số lượng, bạn sẽ phải trả số tiền phí tương đương với tất cả số vốn của bạn. Hoặc khác nữa, để có lãi sau 20 trades, bạn phải lấy được của thị trường (không tính phí) nhiều hơn 100pips.

Điều này có là dễ dàng với bạn?

Với mức leverage 1:100, bạn có thể buôn khống gấp 100 lần số vốn bạn có (100 lần khoản ký quỹ của bạn), thị trường biến động không ngừng tạo cảm giác bạn có nhiều cơ hội để cắt ra có lãi (ai cũng thấy dễ nhỉ!). Nhưng thực tế không chiều lòng bạn như vậy. Tại mỗi thời điểm mà bạn mở một hợp đồng mua hoặc bán, nếu chỉ lấy duy nhất 1 giá ở giữa giá bid và ask thôi, thì cơ may và rủi ro giành cho bạn là đúng 50/50. Chỉ có niềm tin làm cho bạn nghĩ khác đi mà thôi. Rất có thể tại thời điểm đó hoặc tôi, hoặc 1 người bạn buôn nào đó của bạn đang mở 1 position ngược lại. Hoặc giả chính bạn trong trường hợp tương tự cũng sẽ làm ngược lại sau vài lần thấy kết quả không như tính toán. Và chúng ta đều phải trả phí cho mỗi trade của mình…

Bạn có thể hỏi những người nào đã trade thường xuyên được 1 thời gian, dù tài khoản vẫn còn hay đã hết, hãy thử tính xem họ đã trả bao nhiêu cho spreads. Đem so nó với số vốn họ bỏ ra, bạn sẽ hiểu được tiền của họ đã đi đâu hoặc sẽ đi đâu. Đó là chưa cần kể đến các trò gian lận, các chi phí cho TK, chi phí cho lãi xuất qua đêm… và trò xuẩn ngốc nhất chỉ có ở vài nơi như VN là tiền phí hoa hồng (commission).

Để kết luận, nói về cơ may và rủi ro của những người VN bây giờ đang mang tiền vào chơi forex, tôi thích liên tưởng khập khễnh đến hình ảnh một đàn kiến bò quanh miệng cái chén đặt trong chậu mật. Phí giao dịch ở đây như trọng lực cứ muốn kéo con kiến mỏi chân rồi ngã xuống. Con nào yếu hoặc ăn tham thì rơi xuống trước. Con nào khoẻ hơn rồi cũng đến lúc cạn lực mà phải rơi. Chỉ có vài con thôi, nhờ biết luyện công nhú lên được tý cánh và may mắn nhờ gió bay đi. Đó là những con sống sót – giống như những người may mắn kiếm được tiền từ thị trường FX này.

Ý cuối cùng, không phải là không có cơ may để thành công với nghề forex. Nó phụ thuộc vào khả năng và cách tiếp cận của bạn. Nếu đánh bạc bằng FX- không có cơ may nào dành cho bạn. Nếu coi nó như một môn khoa học cần tìm hiểu nghiêm túc- bạn sẽ có cơ may ở trong số 5% những người thành công. Bạn được lựa chọn trading forex hoặc là playing forex.

Khi đã hiểu được cơ cấu thị trường, cách thức khớp lệnh, vị trí trader ở đâu trong thị trường và những gì tác động trực tiếp đến từng quyết định buy/sell của trader, thì rõ ràng mọi lệnh giao dịch của mình là do mình quyết định, sai hay đúng đều là do mình cả. Vậy làm sao biết được mình đúng hay sai? Tất nhiên là khi âm lệnh….là biết lệnh mình đã đặt sai hướng thị trường.

Nhưng nghịch lý và buồn cười ở chổ………KHÔNG CHÂP NHẬN CÁI SAI để thoát khỏi thị trường, mà đa số là NUÔI LỆNH….với suy nghĩ(hay đúng hơn là ao ước) giá sẽ quay đầu lại???

Có một số bạn nói nói rằng mình biết nhiều, mình biết tất cả, mình có rất nhiều hệ thống giao dịch rất tốt…..không cần stoploss??? Ok, chúc mừng bạn.

Có một số trader nói tôi không cần đặt stoploss liền vì sợ…hit stoploss…khi giá qua điểm A hay B tôi sẽ thoát lệnh…

LIỆU BAO NHIÊU TRADER SẼ THỰC HIỆN ĐƯỢC CAM KẾT ĐÓ?

Thật ra khi trader có những suy nghĩ đó, có nghĩa là tự đào lỗ chôn chính mình.

Với thị trường vài ngàn tỷ USD, thành phần tham gia là những CÂY CỔ THỤ trên thế giới, liệu bạn sẽ sống như thế nào khi không có kế hoạch, không có kỷ luật, thiếu tính kiên nhẫn để tham gia và tồn tại? Giữa cái bạn biết và cái thực tế diễn ra ….liệu bạn thực sự biết? không nên ngông cuồng như vậy.

Vậy kiên nhẫn & kỷ luật là như thế nào?

Ok, tôi có thể khẳng định động thái của giá hoàn toàn thể hiện trên chart mà chúng ta hay sử dụng để phân tích. Nhưng liệu tín hiệu giá thể hiện xu hướng xắp tới có phải khi nào cũng xảy ra? Hoàn toàn là không.

Chúng ta phải hiểu được động thái giá, và kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu mới vào lệnh…đó sẽ gọi là KIÊN NHẪN trong trading. Hay khi bạn có hệ thống hay chiến lựơc giao dịch nào, hãy cố gắng chờ đợi và chỉ thực hiện khi hệ thống cho tín hiệu rõ ràng. KỶ LUẬT là khi …tôi chỉ vào lệnh, thoát lệnh khi giá tới điểm A hay B mà tôi đã phân tích & tính toán trước. vậy vấn đề ở đây là phải phân tích & có kế hoạch trước khi vào lệnh.

Thật ra, khi nói thì thấy dễ, nhưng thực chất để làm được là điều không đơn giản. Nhiều Trader khi không vào lệnh, đứng ngồi không yên, nhiều trader không có phương pháp trade rõ ràng, cứ canh thấy giá lên hay xuống…là lập tức nhảy theo….nhưng không ngờ rằng tại thời điểm nhảy vào chính là thời điểm giá quay đầu.

Một số trader đánh theo khung thời gian ngắn, và cho là lướt song….cứ canh giá tới cản của khung thời gian đó là tự tin vào lệnh buy/sell, đến khi giá vượt cản..thì không nhảy khỏi thị trường mà ngồi đó nuôi hy vọng giá quay đầu.

Nếu thị trường này dễ như vậy, chắc trader nào cũng giàu

Vấn đề Stoploss:

Một số trader cho là đánh không cần stoploss

Một số lại không dám đặt stoploss vì sợ bị hit

Một số nhủ thầm trong lòng là sẽ sẵn sang cắt lỗ khi giá ngược hướng qua điểm A hay B nào đó
Và một số lại nói rằng…không biết nên đặt stoploss tai đâu.

Rất rất nhiều lý do để không sử dụng Stoploss, thà nuôi lệnh lỗ cở nào cũng được.

Ok, để làm rõ vấn đề tại sao phải cài Stoploss

Khi trader vào lệnh không có stoploss, có các trường hợp như sau:
– Không biết phải stoploss ở mức giá nào
– Quá xem thường thị trường này
– Quá tham lam, vì sợ hit stoploss– mất tiền.

Một số trader cũng có sử dụng stoploss, nhưng khi giá đi ngược hướng gần hit stoploss, thì lại tháo stoploss ra hay di dời stoploss tiếp…và cứ như vậy stoploss không bao giờ bị hit và tài khoản thì ngày càng thu hẹp.

HỆ QUẢ TẤT YẾU CỦA VIỆC KHÔNG STOPLOSS LÀ CHÁY TÀI KHOẢN HAY BỊ KẸT LỆNH DÀI DÀI. ĐA SỐ TRADER RƠI VÀO TRƯỜNG HỢP NÀY.

Lợi điểm của việc phải có Stoploss cho mỗi lệnh
– Nếu hit stoploss, biết là mình đã sai hướng thị trường và để bảo vệ tài khoản ngay từ giai đoạn đầu.
– Hít Stoploss….để tài khoản mình không bị cháy…hay bị kẹp theo từ trader hay sử dụng. Mỗi khi bị Kẹp lệnh, tài khoản ngày càng teo, mất thời gian và tinh thần…từ đó dẫn tới vào thêm những lệnh không hợp lý..gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tài khoản.
– Stoploss cũng là hình thức có tính kỷ luật trong trading.

VIệC CÓ STOPLOSS CHO THấY RÕ RÀNG MÌNH ĐÃ PHÂN TÍCH KỸ CÀNG HƯỚNG ĐI CỦA GIÁ…ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ MÌNH BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ VÀ ĐOÁN TRƯỚC ĐƯỢC GIÁ SẼ ĐI ĐÂU—–> CÓ PP TRADE TỐT.

Tất cả đều có liên quan tới vấn đề TÂM LÝ trong trading.

CÁC TRADER HÃY TRUNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH, xem lý do mình không cài stoploss, SUY NGHĨ LẠI CÁCH TRADE CHO MÌNH HAY CHO KHÁCH HÀNG. THAY ĐỔI THÓI QUEN VÀO LỆNH NẾU ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG THUA LỖ, KẸT LỆNH.

_ Hãy xác định PP trade cụ thể của mình. Chỉ vào lệnh khi phân tích rõ ràng và có tín hiệu tốt nhất.
_Xác định mức rủi ro tối đa cho mỗi lệnh, từ đó quyết định khối lượng giao dịch
_ Thay đổi hành vi và thói quen của mình khi vào lệnh.
_ Người tự trade còn chết lên chết xuống thì đừng nói đến những công cụ làm thay như EA, Robot…
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
bài này khá là tổng quát, dù sao thì vấn đề này cũng đã đc nói đi nói lại hàng ngàn lần rồi, newbie thì vẫn cứ vậy, nhưng dù sao thì trong đây cũng có 1 điểm sai nhưng cũng khá là đầy đủ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 159 Xem / 23 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 6 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,370 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,121 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên