Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 1

Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 1

Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 1
Giao dịch đa khung thời gian không còn xa lạ với một số trader, và hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một trading system đa khung thời gian, được phát triển bởi tiến sĩ Alexander Elder-đồng tác giả của cuốn sách khá nổi tiếng “Trading for Living” (1993). Trước khi bước chân vào lĩnh vực giao dịch tài chính, ông cũng đã có nhiều năm làm bác sĩ thần kinh tại New York.

Hiện nay, rất nhiều trader chỉ sử dụng một khung thời gian hoặc một indicator để vào lệnh. Về nguyên tắc thì điều này không có gì sai, trên thực tế việc tập trung kiên định theo đuổi một phương pháp giao dịch một cách kỷ luật là một trong những lý do chính giúp bạn đạt được thành quả trên thị trường này.

Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thấy rằng tín hiệu mà các indicator bạn sử dụng rất đẹp nhưng giá lại chạy ngược hoàn toàn với tín hiệu mà indicator đưa ra, và bạn nghi ngờ indicator mình đang sử dụng? Vấn đề của việc sử dụng đơn lẻ một khung thời gian hoặc indicator chính là đây, bởi vì thị trường rất phức tạp nên ngay cả những indicator cấp tiến nhất cũng không thể hoạt động trong mọi điều kiện thị trường. Ví dụ, trong một thị trường uptrend, các chỉ báo theo trend (indicator) sẽ cho tín hiệu buy trong khi các chỉ báo dao động (oscillator) lại ở vùng quá mua và cho tín hiệu sell. Khi thị trường đang ở trong trend, các chỉ báo theo trend là lý tưởng nhưng khi thị trường chuyển sang giai đoạn đi ngang ( sideway) thì tín hiệu thường thay đổi rất nhanh và không chính xác. Tương tự cho các chỉ báo dao động, chúng sẽ hoạt động hiệu quả trong thị trường đi ngang và không chính xác khi bắt đầu vào trend.

Để cân bằng tín hiệu giữa các chỉ báo, nhiều trader đã cố gắng lấy bình quân (hoặc kết hợp) các tín hiệu buy và sell giữa các indicator. Nhưng luôn tồn tại một thiếu sót cố hữu trong cách làm này đó là nếu các con số tính toán của chỉ báo theo trend lớn hơn con số của chỉ báo dao động được sử dụng thì kết quả hiển nhiên sẽ bị lệch theo xu hướng và ngược lại.

Tiến sĩ Elder đã phát triển một hệ thống nhằm khắc phục điểm yếu trên đồng thời vẫn có được lợi thế tốt nhất của chỉ báo theo trend và chỉ báo dao động. Như tên gọi, hệ thống giao dịch triple screen không chỉ áp dụng một, hai mà là ba khung thời gian khi tìm điểm vào lệnh với cả hai loại chỉ báo indicator và oscillator.

View attachment 12301 Ảnh minh họa

Vấn đề về khung thời gian

Có một vấn đề với những chỉ báo theo trend phổ biến mà bạn cần giải quyết đó là chúng có thể cho những tín hiệu khác nhau khi được đặt ở những khung thời gian khác nhau. Ví dụ, cùng một indicator nhưng lại chỉ ra một uptrend tại khung daily và cho ra một tín hiệu sell và đồng thời lại chỉ ra một downtrend ở khung weekly. Vấn đề này thậm chí được thấy rõ hơn ở khung intraday. Tại những khung ngắn hạn này, các chỉ báo theo dõi trend có thể thay đổi những tín hiệu mua bán hàng giờ, thậm chí thường xuyên hơn.

Để giải quyết vấn đề trên, việc chia các khung thời gian thành khoảng 5 đơn vị là rất hữu ích. Chia chart tháng thành chart tuần ta có 4.5 tuần một tháng. Chuyển từ chart tuần xuống chart ngày ta có chính xác là 5 ngày giao dịch mỗi tuần. Tiếp tục ở mức tiếp theo, từ chart ngày xuống chart giờ ta có khoảng 5 đến 6 giờ giao dịch mỗi ngày. Đối với day trader, chart giờ có thể giảm xuống thành chart 10 phút (chia cho 6), và cuối cùng là chart 2 phút (chia tiếp cho 5).

Điểm mấu chốt của khái niệm chia cho 5 này đó chính là quyết định giao dịch nên được phân tích dựa vào ít nhất là 2 khung thời gian khác nhau. Nếu bạn muốn phân tích quyết định vào lệnh trên khung weekly thì bạn nên sử dụng thêm khung monthly. Nếu bạn là day trader sử dụng chart 10 phút, thì trước tiên bạn nên phân tích chart hourly.

Với hệ thống giao dịch triple screen bạn phải sử dụng ba khung thời gian: ngắn hạn, trung gian, và dài hạn, với hệ số hơn kém nhau khoảng 5 lần. Ví dụ, nếu thời gian mở lệnh của bạn trong khoảng vài ngày thì bạn sẽ dùng khung daily làm khung trung gian, khung dài hạn chính là khung weekly và ngắn hạn là hourly. Nếu bạn là day trader và thời gian mở lệnh của bạn ít hơn 1 giờ, bạn sẽ dùng khung M10 làm khung trung gian, chart H1 làm khung dài hạn và chart M2 làm khung ngắn hạn.

Hệ thống giao dịch triple screen trước tiên yêu cầu bạn phải xác định xu hướng tại khung dài hạn. Điều này nhằm đảm bảo lệnh của bạn sẽ đi theo xu hướng chính trong khi cho phép bạn tìm điểm vào khi thị trường di chuyển ngược trend trong ngắn hạn. Cơ hội mua tốt nhất xảy ra khi thi trường đang trong xu hướng tăng nhưng lại có một vùng giảm giá đột ngột, và tương tự cơ hội bán tốt nhất là khi thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng lại có một vùng tăng giá đột ngột. Ví dụ, khi xu hướng khung monthly đang tăng, vùng giảm ở khung tuần là cơ hội để mua vào; tương tự, vùng tăng giá của khung giờ là cơ hội bán ra khi chart daily đang là xu hướng xuống.

Các bạn đón xem tiếp phần 2 nhé!

Happy and safe trading!
Nguồn Investopedia
Thẳng thắn mà nói thì trading for living sẽ làm tốn thời gian và tiền của bạn nếu bạn giao dịch ngoại hối! Và cái kiến thức của gã alex gì đó thì thực ra nó là điều nằm lòng của những nhà đầu tư, giao dịch chẳng ai dùng cái đó!
 
Thẳng thắn mà nói thì trading for living sẽ làm tốn thời gian và tiền của bạn nếu bạn giao dịch ngoại hối! Và cái kiến thức của gã alex gì đó thì thực ra nó là điều nằm lòng của những nhà đầu tư, giao dịch chẳng ai dùng cái đó!
Bạn khá là mạnh miệng đấy. Mình thích, nhưng mà bạn nên nêu ra thêm lý lẽ vì sao bạn lại nói như thế. Chứ nói không không vô căn cứ thế, ai nói không được. Cá nhân mình đọc cuốn sách này, thấy khá ok. Không đến nỗi tệ.
 
Bạn khá là mạnh miệng đấy. Mình thích, nhưng mà bạn nên nêu ra thêm lý lẽ vì sao bạn lại nói như thế. Chứ nói không không vô căn cứ thế, ai nói không được. Cá nhân mình đọc cuốn sách này, thấy khá ok. Không đến nỗi tệ.

Bạn nên đọc nhiều và biết lắng nghe thay vì chỉ trích người khác! Cá nhân bạn thấy khá ok, không đến nỗi tệ. Thì bạn cứ dùng thôi! Không nên trông chờ căn cứ của ai đó sẽ đúng với suy nghĩ của mình. Mỗi người một cách nhìn, một nhận định và mỗi một này cũng khác nhau, vậy nên có người thành người bại .
 
Bạn nên đọc nhiều và biết lắng nghe thay vì chỉ trích người khác! Cá nhân bạn thấy khá ok, không đến nỗi tệ. Thì bạn cứ dùng thôi! Không nên trông chờ căn cứ của ai đó sẽ đúng với suy nghĩ của mình. Mỗi người một cách nhìn, một nhận định và mỗi một này cũng khác nhau, vậy nên có người thành người bại .
Mình thấy bạn khá ngạo mạn khi nói gã này gã nọ. Nếu bạn trade tốt hơn gã Alex gì đó thì bạn nên viết sách với chia sẻ nhiều hơn về chiến thuật, cách tư duy của mình chứ nhỉ. Hay bạn là cao thủ ẩn danh không muốn tranh giành với đời??? Mình thì lại nghĩ bạn nên đọc nhiều hơn và lắng nghe nhiều hơn, thay vì khuyên người khác đọc nhiều hơn, bớt chỉ trích người khác. Bạn cũng chưa biết là mình đã đọc và từng đọc những gì mà, đúng không?
 
Chờ phần tiếp theo của bác ah. E cũng thực hành cái này nhưng đôi khi lơ ngơ quá.
 
CHo em hỏi. E dùng khung H1, M15 và M3 có ổn không ah. Nếu dùng như thế thì em nên vào lệnh theo khung nào. Lấy khung H1 làm trend chủ ah, Sau đó trade theo khung nào ah? thks các bác
 
Cơ hội mua tốt nhất xảy ra khi thi trường đang trong xu hướng tăng nhưng lại có một vùng giảm giá đột ngột, và tương tự cơ hội bán tốt nhất là khi thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng lại có một vùng tăng giá đột ngột. Ví dụ, khi xu hướng khung monthly đang tăng, vùng giảm ở khung tuần là cơ hội để mua vào; tương tự, vùng tăng giá của khung giờ là cơ hội bán ra khi chart daily đang là xu hướng xuống.

Nếu em chia các khung thời gian của em lần lượt là: H1, M15, M3. Nếu H1 đang trên đà giảm, M15 đang ở đáy đà giảm, M3 đã đi lên, thì em sẽ xử lý như sau: Chờ M15 lên đỉnh rồi Short, sau đó sẽ thoát lệnh nếu M3 vi phạm, như vậy có đúng ko ah, E sợ những con co giật của tt đủ để M3 dính Trap? Mong các bác chia sẻ để em hiểu thêm ah,.E m cảm ơn
 
Chủ đề thấy bình luận ko dc bao nhiêu mà xin xỏ thì nhiều, xin từ năm 2017 đến 2019 vẫn còn xin, sách bán đầy ra đấy sao ko mua về tham khảo, cháy lần vài k $ ko tiếc mà tiếc tiền mua cuốn sách à, Bác Dương Huy đã bảo sách đã có bản quyền cấm share mà cứ xin hoài
 
hehe anh em xin sách nhiều quá. Trade đủ 10k lệnh đi (mà 10k lệnh này phải thật nghiêm túc) thì đọc sách mới vỡ ra. Chứ lơ mơ đọc chẳng hiểu gì đâu.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 597 Xem / 34 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,124 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên