Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 6 – Williams %R

Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 6 – Williams %R

Triple Screen Trading System - Hệ thống giao dịch của tiến sĩ Alexander Elder – Phần 6 – Williams %R

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,071
29,700
Ở những phần trước của series mình đã giới thiệu đến các bạn những oscillator (chỉ báo dao động) khác nhau ứng với khung thứ hai trong hệ thống giao dịch Triple Screen như Force Index, Elder-Ray, hay những tín hiệu phân kỳ giá trị của Stochastic. Trong phần tiếp theo này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một oscillator cuối cùng – Williams % Range.

Williams % Range


Đây là chỉ báo cuối cùng bạn nên cân nhắc sử dụng trong khung trung hạn của hệ thống giao dịch Triple Screen. Về cơ bản thì nó giống với Stochastic, đo lường lực tăng giảm của thị trường tại mức giá đóng cửa ngày đó hoặc vùng giá gần đó. Williams % Range xác nhận độ mạnh của trend và cảnh báo một đợt giá đảo chiều có thể xảy ra.

Chúng ta sẽ không bàn về việc chỉ báo Williams % Range được tính toán như thế nào vì giá trị của chỉ báo này đã được xác nhận thông qua việc nó được tích hợp vào hàng loạt các platform hiện nay. Hiểu nôm na Williams % Range đo lường vị trí tương đối của giá đóng cửa hiện tại với vùng giá cao thấp gần đó. Bạn cũng cần lưu ý rằng để chỉ báo này hoạt động hiệu quả với hệ thống giao dịch Triple Screen này thì chu kỳ thiết lập phải ít nhất là 4 hoặc 5. Muốn tìm hiểu thêm về chỉ báo Williams % Range, các bạn có thể tham khảo lại bài viết khác tại đây.

Trên chỉ báo đã cài đặt, các bạn set hai mức tham chiếu là -10% và -90%. Khi Williams % Range vượt lên đường tham chiếu trên, lực mua là mạnh nhưng khi ấy thị trường đang được cho là quá mua. Và ngược lại, khi nó giảm xuống đường tham chiếu dưới, lực bán là mạnh nhưng thị trường được cho là đang quá bán.

Vùng quá mua/ quá bán


Trong điều kiện thị trường đi ngang, những tín hiệu quá mua/bán hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thị trường đã vào trend, sử dụng những tín hiệu này có thể rất nguy hiểm. Chỉ báo Williams % Range có thể giữ ở vùng đỉnh hoặc đáy trong một thời gian lâu hơn bạn nghĩ. Khi đó, tín hiệu quá mua/bán thực tế lại đại diện cho lực đi của thị trường chứ không phải là một tín hiệu buy/sell.

triple-screen-trading-system-he-thong-giao-dich-cua-tien-si-alexander-elder-traderviet1.png

[Chỉ báo hoạt động khá hiệu quả khi thị trường đi ngang]

Vì những lý do trên, vùng quá mua/bán của chỉ báo Williams % Range chỉ nên được sử dụng khi bạn đã phát hiện ra một trend chính. Và trong hệ thống giao dịch Triple Screen này bạn sẽ sử dụng khung dài hạn để làm điều đó.

Nếu khung dài hạn chỉ ra một thị trường tăng, bạn chỉ nên quan tâm đến những tín hiệu buy trên khung trung hạn; và ngược lại, nếu đó là một thị trường giảm thì những tín hiệu sell là những thứ bạn cần quan tâm.

Failure swings


Khi chỉ báo này thất bại trong việc tăng lên đến đường tham chiếu phía trên và quay đầu ngược về phía trung tâm, một failure swing hình thành: điều này cho thấy lực mua khá yếu và tín hiệu sell có thể được cân nhắc. Và ngược lại, khi chỉ báo thất bại trong việc giảm xuống đường tham chiếu dưới, một tín hiệu mua nên được cân nhắc.

triple-screen-trading-system-he-thong-giao-dich-cua-tien-si-alexander-elder-traderviet2.png

[Hình minh họa Failure swing]

Phân kỳ


Tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo là phần cuối cùng mà bạn cần quan tâm khi sử dụng chỉ báo này. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng tín hiệu phân kỳ là một trong những cơ hội trade tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua.

Một phân kỳ giảm xuất hiện khi chỉ báo tăng lên đường tham chiếu trên, nhưng sau đó không thể tiếp tục đi lên mặc dù giá vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy phe mua đang mất dần kiểm soát về phe bán. Điểm dừng lỗ cho bạn trong trường hợp này có thể là tại đỉnh giá cao gần nhất.

triple-screen-trading-system-he-thong-giao-dich-cua-tien-si-alexander-elder-traderviet3.png

[Hình minh họa phân kỳ giảm]

Tương tự cho một phân kỳ tăng, bạn có thể thấy phe bán đang dần mất lợi thế khi mà giá tiếp tục giảm nhưng chỉ báo không thể tạo ra đáy sâu hơn. Khi đó bạn nên vào lệnh mua và điểm dừng lỗ sẽ là vùng giá thấp gần nhất.

triple-screen-trading-system-he-thong-giao-dich-cua-tien-si-alexander-elder-traderviet4.png

[Hình minh họa phân kỳ tăng]

Trên đây là phần giới thiệu về chỉ báo Williams % Range – phần chỉ báo được khuyên dùng cuối cùng trong khung trung hạn của hệ thống giao dịch Triple screen này. Ở những phần tiếp theo mình sẽ đề cập đến khung ngắn hạn – khung cuối cùng trong hệ thống. Tại đây chúng ta sẽ khám phá ra chính xác điểm mà bạn cần vào lệnh.

Các bạn có thể tham khảo lại các phần trước tại: Triple screen trading system phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5

Happy trading!

Nguồn Investopedia
Xem thêm:
>> Chiến lược giao dịch Forex ngắn hạn - Kết hợp Bollinger Bands và MACD
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Trui ui e theo dõi hoài á chớ, mà lâu nay k thấy ra, e nghĩ A bận :D phương pháp này hay quá trời quá đất mà A :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên