Trung Quốc đang hướng tới hệ thống tiền tệ đảm bảo bằng vàng, lật đổ ngôi vương PetroDollar (Phần 1)

Trung Quốc đang hướng tới hệ thống tiền tệ đảm bảo bằng vàng, lật đổ ngôi vương PetroDollar (Phần 1)

Trung Quốc đang hướng tới hệ thống tiền tệ đảm bảo bằng vàng, lật đổ ngôi vương PetroDollar (Phần 1)

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,444
34,772
Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, tham vọng của người Trung Quốc không phải là nền kinh tế thứ hai mà là thứ nhất. Hay nói cách khác, Trung Quốc muốn trở thành một đế chế mới thay thế cho người Mỹ.

Để trở thành một đế chế kinh tế, điều này không chỉ được đo lường bằng quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng GDP mà điều quan trọng nhất là phải nắm được vị trí yết hầu: TIỀN TỆ.

Giống như đồng Bảng Anh trở thành đồng tiền quốc tế khi Vương Quốc Anh thống trị thế giới trong thời đại chủ nghĩa thực dân; giống như đồng USD của người Mỹ đã thay thế đồng Bảng Anh để trở thành đế chế ở thế kỷ 20 và 21. Đồng NDT của Trung Quốc phải “đánh bại” đồng USD nếu như muốn trở thành Đế Chế, thiết lập nên một trật tự kinh tế mới.

Mặc dù USD và Bảng Anh vẫn có sự đối chọi lẫn nhau nhưng về bản chất, đó vẫn là một liên minh của hệ thống kinh tế Anglo –Saxon. Liên minh Anglo-Saxon muốn loại bỏ vàng ra khỏi vị trí của một đơn vị tiền tệ để dễ dàng thao túng quyền phát hành tiền tệ. Thông qua lạm phát, các banker sẽ tiến hành “ăn cắp” và “phá hủy” mọi nền kinh tế để trục lợi. Trong hệ thống kinh tế Anglo-Saxon, không phải người dân, quốc gia của Anh và Mỹ mà chỉ giới banker mới là người thu lợi.

Trung Quốc hiểu rõ điều này, muốn lật đổ sự thống trị của đồng USD, thì phải khôi phục lại hệ thống tiền tệ bảo đảm vàng. Đây chính là điều mà Trung Quốc đang hướng tới, như một cách thức để thiết lập một đế chế mới. Trên con đường này, Nga đang là người “Bạn Đồng Hành” với cùng chung toan tính và lợi ích.

Muốn thiết lập hệ thống tiền tệ bằng vàng, cả Nga và Trung Quốc phải làm được ba việc sau:
  • Phá vỡ được việc định giá dầu bằng đồng USD. Một là phải cắt đứt mối quan hệ giữa đồng USD vào dầu. Hai là chuyển sang định giá dầu bằng các tiền tệ khác như Rúp, NDT hoặc các dạng tiền tệ khác được đảm bảo bằng vàng.
  • Đảm bảo tiền tệ (NDT và Rúp Nga) bằng vàng. Muốn làm điều này phải tích trữ vàng.
  • Tự do hóa đồng NDT và Rúp Nga. Tức là phải làm thế nào nhằm tăng thị phần sử dụng đồng NDT và Rúp Nga.
Các hành động của Trung Quốc và Nga trong suốt thập niên qua và đặc biệt là trong vài năm trở lại đây đang hướng tới ba công việc trên.

2.jpeg

1. Hệ thống tiền tệ bản vị dầu


Quá trình thay đổi hệ thống tiền tệ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Đó là một quá trình xung đột giữa các lợi ích tiền tệ. “Chiến Tranh tiền tệ” là một dạng mâu thuẫn lợi ích trong đó các quốc gia cố gắng phá giá đồng tiền của mình để giành lợi thế xuất khẩu. Tuy nhiên, đó là cuộc đua đến đáy vì điều đó cũng đồng nghĩa các quốc gia sẽ làm cho đồng tiền của mình trở nên mất dần giá trị.

Thế giới trải qua hai cuộc chiến tranh tiền tệ với lần 1 vào năm 1921-1936 và lần 2 vào năm 1967-1987 và đang tham vào một cuộc chiến tranh tiền tệ thứ ba từ năm 2010. James Rickards, một tác giả nổi tiếng viết về chủ đề “Chiến Tranh Tiền Tệ” nói rằng, nó phải được xét trên cơ sở “chiến tranh tài chính (Financial Wars)”. Trong đó, các quốc gia vừa muốn khôi phục các lợi ích kinh tế bằng một đồng nội tệ giá rẻ nhưng lại muốn lật đổ tiền tệ của nhau để nắm vai trò thống trị. Đó là sự phức tạp hiện nay trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và Mỹ với hai mục tiêu có phần mâu thuẫn lẫn nhau.

Không phải Mỹ mà là Trung Quốc là quốc gia khởi xướng cho thuật ngữ “chiến tranh tài chính” vào năm 1999. Nguồn gốc của học thuyết này là do Trung Quốc nhận thấy cần phải bảo vệ mình trước cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 và Nga 1998. Quân đội giải phóng Trung QUốc đã đưa ra học thuyết này và thậm chí còn xuất bản thành sách “Unrestricted Warfare- Chiến Tranh không giới hạn”. Chiến Tranh không giới hạn là nhiều phương án tấn công kẻ thù mà không cần phải dùng đến các vũ khí như tên lửa, bom, đổ quân xâm lược…Mặc dù những vũ khí này có sức hủy diệt lớn về địa lý nhưng cuộc chiến tranh không hạn chế còn bao gồm các cuộc chiến khác: Mở cống xả nước gây thảm họa tự nhiên; tấn công an ninh mạng, gây mất điện… và gần đây là cả tấn công tài chính.

3.jpg

Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 vì thế không đơn thuần là cuộc đua phá giá tiền tệ mà còn là những âm mưu nhằm lật đổ hệ thống tài chính của nhau. Cụ thể, ở đây là việc Nga và Trung Quốc đang muốn lật đổ vị thế thống trị của đồng USD.

Vị trí thống trị của đồng USD từ năm 1971-72, khi Tổng Thống Nixon phá bỏ bản vị vàng, là dựa trên sức mạnh của dầu. Dầu mỏ là một nguồn năng lượng đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp hiện đại. Mọi quốc gia đều phải nhập khẩu dầu để phục vụ nhu cầu công nghiệp. Và để mua được dầu, các quốc gia phải có được USD vì theo thỏa thuận giữa Mỹ và Ả Rập Xê Út, việc thanh toán dầu chỉ được thực hiện bằng đồng USD. Đây được gọi là cơ chế Petrodollar do ngoại trưởng Mỹ- Henry Kissinger thiết lập. Theo đó, dòng USD mà Ả Rập Xê Út có sẽ được sử dụng để quay trở lại mua trái phiếu chính phủ Mỹ, góp phần làm tăng thanh khoản của thị trường trái phiếu chính Phủ Mỹ. Ngày 18.5.2016, một thông tin được tiết lộ sau 4 thập kỷ che dấu, Ả Rập Xê Út hiện nắm đến 117 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, là chủ nợ nước ngoài lớn thứ 13 của Mỹ. Tất nhiên, ngoài Ả Rập Xê Út, còn có rất nhiều quốc gia khác ở Trung Đông mua Trái Phiếu chính phủ Mỹ từ nguồn thu dầu mỏ.

Xem thêm: Một trong những bí ẩn lớn nhất trên thị trường tài chính toàn cầu vừa hé lộ

Chính vì vậy, nước Mỹ có một đặc quyền rất lớn đó là khả năng phá giá tiền tệ mà không sợ bị các quốc gia khác “tẩy chay”. Vì chừng nào thế giới còn phụ thuộc vào dầu, họ còn phải cần đến đồng USD để mua dầu.

Đây là một nút thắt rất quan trọng. Đó là lý do tại sao cả Nga và Trung Quốc đang có nhũng toan tính riêng. Nga muốn thâm nhập sâu vào khu vực Trung Đông từ Syria, Iraq, Iran….để dần loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ. Đây là một quá trình mang tính vũ lực và dẫn tới xung đột quân sự. Năm 2014-2015, chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng quân sự ở Crimea (Ukreina) và Syria. Trong khi đó, Trung Quốc lại liên tục quân sự hóa ở Biển Đông với học thuyết Đường Lười Bò.

Nước Nga đang “gật đầu” để cho Trung Quốc thống lĩnh ở Biển Đông và chiếm lấy nguồn dầu mỏ ở khu vực này. Nga muốn các tranh chấp ở Biên Đông là câu chuyện giữa Trung Quốc với những nước làng giếng như Việt Nam, Philipin mà không có sự can thiệp của Mỹ hay Nhật Bản.


Xem thêm: Chuyên gia Nga: Tại sao Nga lại lên tiếng về vấn đề Biển Đông?

Nếu như Trung Quốc có được nguồn dầu mỏ ở đây, Trung Quốc sẽ có tiếng nói lớn hơn trong rất nhiều vấn đề. Đó là khả năng sẽ thay đổi việc tính giá dầu dựa trên đồng NDT hoặc Rúp (Nga).

---Còn tiếp---

Nguồn: Chiemtinhtaichinh
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ phí khai thác dầu ở biển đông cao do các mỏ ngon đã xơi rồi ,câu truyện hàng hải là chính
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 420 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,540 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 428 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,829 Xem / 99 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên