Trước mô hình nến Nhật, thị trường tài chính từng có dạng biểu đồ phù hợp hơn cho Price Action

Trước mô hình nến Nhật, thị trường tài chính từng có dạng biểu đồ phù hợp hơn cho Price Action

Trước mô hình nến Nhật, thị trường tài chính từng có dạng biểu đồ phù hợp hơn cho Price Action

khapham1010

Active Member
639
4,965
Đã từng có một dạng biểu đồ được sử dụng trên thị trường tài chính của các nước phương Tây trước khi biểu đồ nến Nhật du nhập và được sử dụng phổ biến như ngày hôm nay. Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart) là loại biểu đồ chỉ sử dụng các mức giá đóng cửa, cao, thấp và mở cửa để biểu thị các mức giá của thị trường. Vậy thì loại chart này có khác gì so với biểu đồ nến Nhật? Tại sao nến Nhật lại được sử dụng nhiều hơn so với Bar Chart? Mình sẽ lý giải trong nội dung của bài viết này.

truoc-mo-hinh-nen-nhat-thi-truong-tai-chinh-traderviet.png

Hãy nhìn vào hình trên, bạn đang xem 2 loại biểu đồ giá trên cùng một thời điểm thị trường với hình bên trái là biểu đồ nến Nhật, bên phải là biểu đồ thanh, còn gọi là Bar Chart. Biểu đồ nến Nhật quả thật giúp bạn dễ dàng nhận biết các thời điểm thị trường tăng, giảm với hai màu đối lập xanh đỏ. Biểu đồ Bar Chart thì ngược lại, Trader dùng Bar Chart đôi khi cảm thấy "ức chế" vì đồ thị giá thường mờ đi so với các indicator xung quanh. Nếu bạn thường dùng indicator thì không sao, nhưng nếu giao dịch với price action, đặc biệt là dùng các mô hình nến Nhật để giao dịch thì Bar Chart sẽ là một cực hình.

Nhưng có phải thế không? Mình nghĩ là tất cả Trader đều đã nhầm khi cho rằng mô hình nến Nhật tốt hơn Bar Chart. Mời bạn xem tiếp một số so sánh khác giữa nến Nhật với Bar Chart.
truoc-mo-hinh-nen-nhat-thi-truong-tai-chinh-traderviet-1.gif
Chức năng của Bar Chart không khác so với nến Nhật từ khi giúp bạn phát hiện các mức giá mở cửa, đóng cửa, giá cao và thấp trong một phiên giao dịch thị trường. Có chăng nến Nhật chỉ cho bạn thấy rõ hơn phần nằm giữa mức giá mở cửa và đóng cửa được phình to, còn gọi là phần thân nến. Trader dùng nến Nhật thường dùng phần thân cây nến như tín hiệu xác nhận sự chính xác khi họ giao dịch thị trường và đây là lúc mà Trader mắc sai lầm.

truoc-mo-hinh-nen-nhat-thi-truong-tai-chinh-traderviet-2.png

Các mô hình nến Nhật như Morning Star, Evening Star (đánh dấu trên hình) làm bạn phải chờ xác nhận từ các cây nến tăng mạnh hay giảm mạnh, điều này tuy giúp bạn tăng độ chính xác nhưng lại làm giảm tỉ lệ risk reward khi giao dịch. Chẳng hạn, khi bạn vào lệnh bán sau hai mô hình Evening Star trên chart, mức chốt lời của bạn lúc này đã giảm hơn so với việc bạn giao dịch với nến Doji hay nến búa trước đó. Thân nến vì thế chỉ giúp bạn thấy rõ hơn các mức giá tăng/giảm của thị trường, nó không nên là tín hiệu bạn dùng để giao dịch. Và nếu bạn không cần thân nến thì mô hình nến Nhật cũng không cần thiết nữa, Bar Chart sẽ giúp ích cho Trader tốt hơn vì nó làm nổi bật phần đuôi của cây nến.

Một lý do khác, khi sử dụng Bar Chart, bạn sẽ phát hiện các mô hình giá kinh điển như vai đầu vai, mô hình cờ, hai đỉnh, hai đáy v.v... Vì thế, nếu bạn là Trader chuyên dùng mô hình giá hay đơn giản là muốn quan sát các cấu trúc của thị trường rõ hơn. Lời khuyên của mình là bạn nên dùng Bar Chart vì nó loại bỏ được phần thân nến không cần thiết. Thậm chí ngay cả khi bạn chỉ dùng kháng cự hỗ trợ hay vẽ trendline để giao dịch, Bar Chart cũng tốt hơn hẳn.

truoc-mo-hinh-nen-nhat-thi-truong-tai-chinh-traderviet-3.png

Ngoài ra, Bar Chart cũng có thể giúp bạn phát hiện nến tăng giảm nhanh hơn cả nến Nhật nếu bạn biết cách thay đổi chế độ màu sắc cho từng nến tăng/giảm như biểu đồ trên. Bar Chart không hề chán như bạn nghĩ, và đã tới lúc bạn nên sử dụng loại chart phù hợp nhất với Price Action Trader.

Xem thêm

>> Phương pháp tìm điểm vào lệnh theo quy tắc 50% mô hình nến: sự thật hay trò lừa đảo?

>> Hãy sẵn sàng cho lần thiên nga đen tiếp theo của thị trường, bài viết này sẽ giúp bạn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Đã từng có một dạng biểu đồ được sử dụng trên thị trường tài chính của các nước phương Tây trước khi biểu đồ nến Nhật du nhập và được sử dụng phổ biến như ngày hôm nay. Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart) là loại biểu đồ chỉ sử dụng các mức giá đóng cửa, cao, thấp và mở cửa để biểu thị các mức giá của thị trường. Vậy thì loại chart này có khác gì so với biểu đồ nến Nhật? Tại sao nến Nhật lại được sử dụng nhiều hơn so với Bar Chart? Mình sẽ lý giải trong nội dung của bài viết này.


Hãy nhìn vào hình trên, bạn đang xem 2 loại biểu đồ giá trên cùng một thời điểm thị trường với hình bên trái là biểu đồ nến Nhật, bên phải là biểu đồ thanh, còn gọi là Bar Chart. Biểu đồ nến Nhật quả thật giúp bạn dễ dàng nhận biết các thời điểm thị trường tăng, giảm với hai màu đối lập xanh đỏ. Biểu đồ Bar Chart thì ngược lại, Trader dùng Bar Chart đôi khi cảm thấy "ức chế" vì đồ thị giá thường mờ đi so với các indicator xung quanh. Nếu bạn thường dùng indicator thì không sao, nhưng nếu giao dịch với price action, đặc biệt là dùng các mô hình nến Nhật để giao dịch thì Bar Chart sẽ là một cực hình.

Nhưng có phải thế không? Mình nghĩ là tất cả Trader đều đã nhầm khi cho rằng mô hình nến Nhật tốt hơn Bar Chart. Mời bạn xem tiếp một số so sánh khác giữa nến Nhật với Bar Chart.
Chức năng của Bar Chart không khác so với nến Nhật từ khi giúp bạn phát hiện các mức giá mở cửa, đóng cửa, giá cao và thấp trong một phiên giao dịch thị trường. Có chăng nến Nhật chỉ cho bạn thấy rõ hơn phần nằm giữa mức giá mở cửa và đóng cửa được phình to, còn gọi là phần thân nến. Trader dùng nến Nhật thường dùng phần thân cây nến như tín hiệu xác nhận sự chính xác khi họ giao dịch thị trường và đây là lúc mà Trader mắc sai lầm.

Các mô hình nến Nhật như Morning Star, Evening Star (đánh dấu trên hình) làm bạn phải chờ xác nhận từ các cây nến tăng mạnh hay giảm mạnh, điều này tuy giúp bạn tăng độ chính xác nhưng lại làm giảm tỉ lệ risk reward khi giao dịch. Chẳng hạn, khi bạn vào lệnh bán sau hai mô hình Evening Star trên chart, mức chốt lời của bạn lúc này đã giảm hơn so với việc bạn giao dịch với nến Doji hay nến búa trước đó. Thân nến vì thế chỉ giúp bạn thấy rõ hơn các mức giá tăng/giảm của thị trường, nó không nên là tín hiệu bạn dùng để giao dịch. Và nếu bạn không cần thân nến thì mô hình nến Nhật cũng không cần thiết nữa, Bar Chart sẽ giúp ích cho Trader tốt hơn vì nó làm nổi bật phần đuôi của cây nến.

Một lý do khác, khi sử dụng Bar Chart, bạn sẽ phát hiện các mô hình giá kinh điển như vai đầu vai, mô hình cờ, hai đỉnh, hai đáy v.v... Vì thế, nếu bạn là Trader chuyên dùng mô hình giá hay đơn giản là muốn quan sát các cấu trúc của thị trường rõ hơn. Lời khuyên của mình là bạn nên dùng Bar Chart vì nó loại bỏ được phần thân nến không cần thiết. Thậm chí ngay cả khi bạn chỉ dùng kháng cự hỗ trợ hay vẽ trendline để giao dịch, Bar Chart cũng tốt hơn hẳn.


Ngoài ra, Bar Chart cũng có thể giúp bạn phát hiện nến tăng giảm nhanh hơn cả nến Nhật nếu bạn biết cách thay đổi chế độ màu sắc cho từng nến tăng/giảm như biểu đồ trên. Bar Chart không hề chán như bạn nghĩ, và đã tới lúc bạn nên sử dụng loại chart phù hợp nhất với Price Action Trader.

Xem thêm

>> Phương pháp tìm điểm vào lệnh theo quy tắc 50% mô hình nến: sự thật hay trò lừa đảo?

>> Hãy sẵn sàng cho lần thiên nga đen tiếp theo của thị trường, bài viết này sẽ giúp bạn
Bar Chart do mô hình kích thước nhỏ quá nên sẽ khó thấy các pattern để vào lệnh, nhưng đúng là các pattern của Bar Chart cũng giống nến Nhật. Nếu là mình thì vẫn chủ yếu dùng mô hình nến, trừ trường hợp muốn quan sát cấu trúc chung của thị trường, Bar Chart sẽ tốt hơn.
 
Cái thời mà lúc Biết tin thì có nghĩa việc đã xảy ra.. có khi vài ba tháng ...đã qua lâu lâu lắm rồi các bạn ạ. Hệ thống cơ sở dự liệu không có..và nó được nằm trong 1 cây nến.
Hãy hiểu ý nghĩa sâu xa của nến.

Đây là thời Real time với dòng dữ liệu liên tục được cập nhật.

Thật không thể tin nổi tư duy nến vẫn còn..tồn tại.
 
Cái thời mà lúc Biết tin thì có nghĩa việc đã xảy ra.. có khi vài ba tháng ...đã qua lâu lâu lắm rồi các bạn ạ. Hệ thống cơ sở dự liệu không có..và nó được nằm trong 1 cây nến.
Hãy hiểu ý nghĩa sâu xa của nến.

Đây là thời Real time với dòng dữ liệu liên tục được cập nhật.

Thật không thể tin nổi tư duy nến vẫn còn..tồn tại.
Trước hay sau thời đại công nghệ thì mô hình nến cũng vẫn là thông tin thứ cấp thôi bác.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 10 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 317 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 11 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,408 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 431 Xem / 13 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên