Trường hợp nào cần chốt lệnh tại điểm hòa vốn ?

Trường hợp nào cần chốt lệnh tại điểm hòa vốn ?

Trường hợp nào cần chốt lệnh tại điểm hòa vốn ?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,951
Mỗi trader đều muốn mình có lợi nhuận, không ai muốn thua lỗ cả. Nhân dịp các TraderViet tranh cãi với nhau về chuyện có lời hay hòa vốn ở bài "Kiếm 10% tài khoản hàng tháng để tự do tài chính - khả thi không ?" vừa mới post hôm qua, tôi xin mạn phép đem chủ đề về hòa vốn ra để thảo luận tiếp vậy. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ nói về yếu tố tâm lý khi trader hòa vốn.

fear11.jpg

Theo Forexpeadia định nghĩa điểm hòa vốn là điểm mà mức tăng bằng với mức giảm. Vì thế mà lệnh giao dịch hòa vốn là một lệnh không ăn cũng không thua. Về cơ bản, dường như các trader không quá quan tâm đến các lệnh hòa vốn của mình. Do nó không có gì đáng nói nên cũng chẳng ai cả ngợi nó. Nhưng vấn đề thực sự nằm ở các lệnh đó. Những lệnh hòa vốn cũng có giá trị riêng của nó, thể hiện ở chỗ mặc dù tài khoản bạn không tăng, nhưng ít ra bạn đã bảo vệ được tiền của mình.

Dĩ nhiên là không ai muốn dậm chân tại chỗ cả vì vào trong thị trường này chủ yếu là kiếm tiền mà. Không kiếm được tiền, dù chưa mất tiền thì cũng mất thời gian trước rồi. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở bài trước hành trình trở thành một trader có lợi nhuận không hề đơn giản và phải trải qua một giai đoạn dài. Bạn tất nhiên cũng sẽ trải qua những chuỗi ngày thua lỗ, sau đó là giai đoạn dài hòa vốn trước khi có lời.

Để giúp ích cho các bạn hơn, tôi xin đưa ra hai loại giao dịch hòa vốn và kiểu tâm lý liên quan đến chúng.

fear3.jpg

Lo sợ khi lệnh đang lời trở thành lệnh lỗ

Hãy bắt đầu với trường hợp thứ nhất là bạn đã là người chiến thắng. Nghe có quen không nhé!

1. Ban đầu thị trường đi đúng hướng.

2. Thị trường quay đầu lại và bạn thoát lệnh bằng tay tại điểm vào lệnh hoặc giá hit vào trailing stop đang đặt tại điểm vào lệnh.

3. Thị trường quay đầu đi đúng theo hướng cũ bạn đã trade.

Thỉnh thoảng kịch bản như trên diễn ra khi giá chạy loạn xạ không theo xu hướng hoặc trong các thời điểm có tin mạnh hoặc tin shock nào đó.

Tâm lý trong trường hợp này chính là sự lo ngại khi thấy lệnh có xu hướng đang dương có thể chuyển thành âm và trader cuối cùng cũng hòa vốn vì những lý do sai lầm như vậy.

fear2.jpg

Lo sợ lệnh đang lỗ hit stoploss và hy vọng giá quay trở lại entry

Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến trường hợp hòa vốn thứ hai nhé, trường hợp khi bạn đang thua lỗ. Nó thường sẽ diễn ra như thế này:

1. Thị trường đang đi ngược hướng và bạn đang lỗ.

2. Thị trường quay đầu đi đúng hướng của bạn, và bạn chốt tại entry để hòa vốn.

3. Thị trường đảo chiều một lần nữa, và lần này nếu bạn không chốt, giá sẽ hit luôn stoploss của bạn.

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã trải qua kịch bản này. Thỉnh thoảng, nó là giải pháp tốt cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào nó cũng hiệu quả, nhất là khi giá bắt đầu đi đúng hướng, thì hành động này được xem là việc bỏ lỡ cơ hội và chốt lệnh quá sớm.

Quay lại trường hợp trên, ta có thể thấy, tâm lý sợ hãi một lần nữa xuất hiện trong hành động chốt lệnh của trader. Nhưng khi tiếp tục theo dõi giá di chuyển, trader lại cảm thấy tiếc nuối và có xu hướng làm khác đi ở những lần trader tiếp theo. Nói cho cùng, chốt lệnh để hòa vốn vẫn là cách tốt nhất để bạn có thể tránh được việc thua lỗ của mình. Vì dù gì, giữ được tiền vẫn quan trọng hơn là kiếm tiền.

Tới đây, chúng ta có thể nhận ra thực sự rất quan trọng để theo dõi các giao dịch hòa vốn của bản thân, bởi vì nó sẽ tiết lộ rất nhiều về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc thông quả hành động trong những lần bị áp lực giá đi ngược như vậy.

Vì thế, ở những lần sau bạn có chốt lệnh hòa vốn, hãy nhìn lại kế hoạch giao dịch của mình. Tự hỏi bản thân mình sẽ có kế hoạch gì tiếp theo. Hoặc bạn đã thực hiện đúng theo kế hoạch chưa hay để thị trường dắt bạn đi đâu thì bạn đi theo đó? Bạn có đang sợ hãi, tham lam hay đang quá hy vọng không?

Nếu bạn nhận ra rằng, bạn để cảm xúc chi phối mình, hãy lập tức nhìn lại kế hoạch đã lập ra, và refresh lại tinh thần để chỉnh sửa lại những gì đã sai lầm. Đó là cách luyện tập tâm lý song song với luyện tập kỹ năng giao dịch.

Tôi nghĩ bài viết này khá hữu ích cho những trader đang còn lấn cấn chuyện hòa vốn cũng như những trader mới vào nghề, vẫn còn hy vọng nhiều vào chuyện nhất định phải thắng và không được để lỗ,... Vấn đề tâm lý giao dịch mới là quan trọng và cần thiết với các bạn.

Xem thêm:

>> Phương pháp giải quyết vấn đề Trượt Giá Slippage - Nỗi ám ảnh của mọi trader

>> Sử dụng mô hình S.C.O.R.E để cải thiện kết quả giao dịch


Nguồn babypips
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Mỗi trader đều muốn mình có lợi nhuận, không ai muốn thua lỗ cả. Nhân dịp các TraderViet tranh cãi với nhau về chuyện có lời hay hòa vốn ở bài "Kiếm 10% tài khoản hàng tháng để tự do tài chính - khả thi không ?" vừa mới post hôm qua, tôi xin mạn phép đem chủ đề về hòa vốn ra để thảo luận tiếp vậy. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ nói về yếu tố tâm lý khi trader hòa vốn.


Theo Forexpeadia định nghĩa điểm hòa vốn là điểm mà mức tăng bằng với mức giảm. Vì thế mà lệnh giao dịch hòa vốn là một lệnh không ăn cũng không thua. Về cơ bản, dường như các trader không quá quan tâm đến các lệnh hòa vốn của mình. Do nó không có gì đáng nói nên cũng chẳng ai cả ngợi nó. Nhưng vấn đề thực sự nằm ở các lệnh đó. Những lệnh hòa vốn cũng có giá trị riêng của nó, thể hiện ở chỗ mặc dù tài khoản bạn không tăng, nhưng ít ra bạn đã bảo vệ được tiền của mình.

Dĩ nhiên là không ai muốn dậm chân tại chỗ cả vì vào trong thị trường này chủ yếu là kiếm tiền mà. Không kiếm được tiền, dù chưa mất tiền thì cũng mất thời gian trước rồi. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở bài trước hành trình trở thành một trader có lợi nhuận không hề đơn giản và phải trải qua một giai đoạn dài. Bạn tất nhiên cũng sẽ trải qua những chuỗi ngày thua lỗ, sau đó là giai đoạn dài hòa vốn trước khi có lời.

Để giúp ích cho các bạn hơn, tôi xin đưa ra hai loại giao dịch hòa vốn và kiểu tâm lý liên quan đến chúng.

View attachment 30001
Lo sợ khi lệnh đang lời trở thành lệnh lỗ

Hãy bắt đầu với trường hợp thứ nhất là bạn đã là người chiến thắng. Nghe có quen không nhé!

1. Ban đầu thị trường đi đúng hướng.

2. Thị trường quay đầu lại và bạn thoát lệnh bằng tay tại điểm vào lệnh hoặc giá hit vào trailing stop đang đặt tại điểm vào lệnh.

3. Thị trường quay đầu đi đúng theo hướng cũ bạn đã trade.

Thỉnh thoảng kịch bản như trên diễn ra khi giá chạy loạn xạ không theo xu hướng hoặc trong các thời điểm có tin mạnh hoặc tin shock nào đó.

Tâm lý trong trường hợp này chính là sự lo ngại khi thấy lệnh có xu hướng đang dương có thể chuyển thành âm và trader cuối cùng cũng hòa vốn vì những lý do sai lầm như vậy.

View attachment 30000
Lo sợ lệnh đang lỗ hit stoploss và hy vọng giá quay trở lại entry

Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến trường hợp hòa vốn thứ hai nhé, trường hợp khi bạn đang thua lỗ. Nó thường sẽ diễn ra như thế này:

1. Thị trường đang đi ngược hướng và bạn đang lỗ.

2. Thị trường quay đầu đi đúng hướng của bạn, và bạn chốt tại entry để hòa vốn.

3. Thị trường đảo chiều một lần nữa, và lần này nếu bạn không chốt, giá sẽ hit luôn stoploss của bạn.

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã trải qua kịch bản này. Thỉnh thoảng, nó là giải pháp tốt cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào nó cũng hiệu quả, nhất là khi giá bắt đầu đi đúng hướng, thì hành động này được xem là việc bỏ lỡ cơ hội và chốt lệnh quá sớm.

Quay lại trường hợp trên, ta có thể thấy, tâm lý sợ hãi một lần nữa xuất hiện trong hành động chốt lệnh của trader. Nhưng khi tiếp tục theo dõi giá di chuyển, trader lại cảm thấy tiếc nuối và có xu hướng làm khác đi ở những lần trader tiếp theo. Nói cho cùng, chốt lệnh để hòa vốn vẫn là cách tốt nhất để bạn có thể tránh được việc thua lỗ của mình. Vì dù gì, giữ được tiền vẫn quan trọng hơn là kiếm tiền.

Tới đây, chúng ta có thể nhận ra thực sự rất quan trọng để theo dõi các giao dịch hòa vốn của bản thân, bởi vì nó sẽ tiết lộ rất nhiều về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc thông quả hành động trong những lần bị áp lực giá đi ngược như vậy.

Vì thế, ở những lần sau bạn có chốt lệnh hòa vốn, hãy nhìn lại kế hoạch giao dịch của mình. Tự hỏi bản thân mình sẽ có kế hoạch gì tiếp theo. Hoặc bạn đã thực hiện đúng theo kế hoạch chưa hay để thị trường dắt bạn đi đâu thì bạn đi theo đó? Bạn có đang sợ hãi, tham lam hay đang quá hy vọng không?

Nếu bạn nhận ra rằng, bạn để cảm xúc chi phối mình, hãy lập tức nhìn lại kế hoạch đã lập ra, và refresh lại tinh thần để chỉnh sửa lại những gì đã sai lầm. Đó là cách luyện tập tâm lý song song với luyện tập kỹ năng giao dịch.

Tôi nghĩ bài viết này khá hữu ích cho những trader đang còn lấn cấn chuyện hòa vốn cũng như những trader mới vào nghề, vẫn còn hy vọng nhiều vào chuyện nhất định phải thắng và không được để lỗ,... Vấn đề tâm lý giao dịch mới là quan trọng và cần thiết với các bạn.

Xem thêm:

>> Phương pháp giải quyết vấn đề Trượt Giá Slippage - Nỗi ám ảnh của mọi trader

>> Sử dụng mô hình S.C.O.R.E để cải thiện kết quả giao dịch


Nguồn babypips
Thanks ad minh bi nhu vay day
 
Mình bổ sung còn một kiểu nữa (tuy không phải hòa vốn chính xác profit = loss = 0) đó là khi vào lệnh một thời gian, thị trường không chạy theo hướng ta muốn cũng không chạy ngược hướng ta muốn. Đúng vậy, nó không chạy đi đâu cả mà đang ở trạng thái lưỡng lự cao. Đóng lệnh lúc này là việc nên làm (vì ý tưởng giao dịch lúc đầu đã hết hiệu lực), coi như là hòa vốn. Dù làm cho tỷ lệ winrate thay đổi so với một lệnh hòa tuyệt đối, nhưng về bản chất tác động đến tài khoản giao dịch cũng như nhau.
 
Mình bổ sung còn một kiểu nữa (tuy không phải hòa vốn chính xác profit = loss = 0) đó là khi vào lệnh một thời gian, thị trường không chạy theo hướng ta muốn cũng không chạy ngược hướng ta muốn. Đúng vậy, nó không chạy đi đâu cả mà đang ở trạng thái lưỡng lự cao. Đóng lệnh lúc này là việc nên làm (vì ý tưởng giao dịch lúc đầu đã hết hiệu lực), coi như là hòa vốn. Dù làm cho tỷ lệ winrate thay đổi so với một lệnh hòa tuyệt đối, nhưng về bản chất tác động đến tài khoản giao dịch cũng như nhau.
Theo mình thì cho nó chạm sl luôn - lệnh đã vào thì hoặc là ko vào hoặc là phải thấy máu - chứ ko có lấy kiếm ra xong rồi cất trở vào khi chưa thấy máu :p
 
Tâm lý ai cũng muốn thắng nên chấp nhận lệnh thua chẳng dễ dàng gì. Khi lệnh thua mà giá quay lại hoà vốn thì vui như được gặp bác Hồ. Trường hợp ad nêu ra thì mình hay gặp cái thứ 2 lắm.
 
Làm trai cho đáng nên trai, thua thì chịu, chứ mới hòa mà dừng ai xem ra gì, nên giờ chạy grap luôn rồi hehe
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,365 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,107 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên