TT nông sản ngày 25/5: Nông dân và DN cần chủ động đẩy mạnh năng lực sản xuất

TT nông sản ngày 25/5: Nông dân và DN cần chủ động đẩy mạnh năng lực sản xuất

TT nông sản ngày 25/5: Nông dân và DN cần chủ động đẩy mạnh năng lực sản xuất

Gia Cát Lợi Offical

Active Member
1,749
73
Hôm nay (25/5), các loại rau củ, trái cây tại nhiều hệ thống siêu thị có mức giá mềm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng người nông dân và doanh nghiệp phải chủ động đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Việt Nam.
agiacatloi.vn_wp_content_uploads_2020_05_nhan_dinh_xu_huong_hang_hoa_20_03.jpg

Theo nguồn Thương trường, tại VinMart, khoai lang Nhật còn 19.800 đồng/kg; nấm đùi gà Đà Lạt 300gr có giá 33.200 đồng; kiwi xanh New Zealand giá 62.500 đồng/hộp 4 trái; cam vàng Ai Cập giảm còn 79.000 đồng/hộp 3 trái…
Tại Farmers' Market, mận đỏ ruột vàng Chile giá 189.000 đồng/kg; cam navel Ai Cập giảm còn 69.000 đồng/kg; lê Nam Phi còn 89.000 đồng/kg; táo Sekaiichi Nhật Bản có giá 299.000 đồng/kg…
Ở Big C, Cherry Mỹ mới về có giá 299.000 đồng/kg; kiwi xanh còn 95.000 đồng/kg; sầu riêng Việt giảm còn 40.000 đồng/kg; blueberry giá 59.000 đồng/125gr…
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA. Đối với mặt hàng rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực.
Một cơ hội khác mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.
Bộ Công Thương cho biết, để nắm bắt được các cơ hội này không phải là dễ dàng. Cửa đã mở nhưng để có thể thông hành, hàng nông sản của ta còn cần phải vượt qua nhiều rào cản như hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, hay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ…
Trên thị trường thế giới, phiên giao dịch cuối tuần, giá đậu tương và lúa mì, dầu cọ giảm trong khi giá ngô tăng lên.
Giá lúa mì tại Mỹ giảm sau khi tăng 3 phiên liên tiếp khi đồng USD tăng gây bất lợi cho thị trường xuất khẩu và dự báo mưa tại khu vực Plains Mỹ đã hỗ trợ năng suất cây trồng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1-3/4 US cent xuống 8,33-1/4 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 7-1/4 US cent xuống 5,08-3/4 USD/bushel. Trong khi, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,18 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm song có tuần tăng 3%, do hoạt động bán ra chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Eid cuối tuần và dự báo sản lượng dầu cọ trong tháng 5/2020 tăng cao.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 51 ringgit tương đương 2,31% xuống 2.156 ringgit/tấn. Giá dầu cọ tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 20/4/2020 trong phiên trước đó và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 988 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,254 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 321 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,317 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 339 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên