Tỷ lệ thất bại của mô hình thường cao hơn thành công, vậy tại sao chúng ta không thể tận dụng?!

Tỷ lệ thất bại của mô hình thường cao hơn thành công, vậy tại sao chúng ta không thể tận dụng?!

Tỷ lệ thất bại của mô hình thường cao hơn thành công, vậy tại sao chúng ta không thể tận dụng?!

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
“In the world without change, the best way to find cheese is to return to the location where it was found previously. In the world with change, however, the best way to find cheese is to look somewhere new.” Burham (2005, p. 284)
In other words, the chart pattern and the trend reader should look for failure rather than believe in the constancy of previous pattern. Schwager (1996) suggests that profitability from failed patterns is often greater than from correct patterns.

Tạm dịch:
"Trong một thế giới không biến đổi, cách tốt nhất để tìm “miếng pho-mát” đó là quay trở lại nơi mà chúng đã được tìm thấy. Trong một thế giới luôn biến đổi, cách tốt nhất để tìm ra những miếng pho-mát là khai phá những nơi hoàn toàn mới." Burham (2005, p. 284)

Nói cách khác, những người đọc chart và xu hướng nên tìm kiếm sự thất bại của các mô hình thay vì tin tưởng vào sự thành công của nó. Schwager, tác giả của cuốn Market Wizards cũng từng gợi ý rằng tiềm năng lợi nhuận từ các mô hình thất bại thường lớn hơn những mô hình thành công.
----

Đây là một đoạn được viết trong tài liệu CMT, mình đọc thấy hay nên tản mạn lại với anh em. Nó làm mình nhớ lại thời mới cầm chuột đặt lệnh. Thắng thì cảm thấy như mình “on top of the world” thua thì..fu**! Đặc biệt là cái suy nghĩ (mình có làm luôn rồi) rằng nếu cách giao dịch mình theo đuổi không hiệu quả thì thử giao dịch ngược xem sao. Kết quả thì anh em biết sao rồi nhé, đen đừng hỏi.

ty-le-that-bai-cua-mo-hinh-thuong-cao-hon-thanh-cong-vay-tai-sao-traderviet.png

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao người ta vẫn dạy cách giao dịch theo các mô hình, lý thuyết này nọ, và chúng ta vẫn đi theo con đường đó?

Không nói về thuyết âm mưu ở đây, mình chỉ đưa ra ý kiến chủ quan mà mình thấy hợp lý nhất. Có hai vấn đề cần nói ở đây đó là:

Thứ nhất, tại sao sách lại nói rằng chúng ta nên tìm tìm kiếm sự thất bại chứ không phải sự tin tưởng rằng mô hình sẽ thành công. Có lẽ bởi vì nó được rút ra từ câu nói phía trên, do chúng ta đang sống trong một thế giới liên tục biến đổi và việc tìm kiếm lợi nhuận từ sự lặp lại là khá khó khăn. Còn ẩn ý có lẽ là mô hình thì cũng chỉ là mô hình, bạn sẽ không thể thường xuyên bắt gặp những điều kiện hệt như trong ví dụ rồi tóm lấy nó và tạo ra lợi nhuận, và nếu có thì bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ dễ dàng bỏ lỡ nó.

Thứ hai, nếu tiềm năng lợi nhuận thường lớn hơn với sự thất bại của các mô hình thì tại sao chúng ta không theo đuổi nó. Điều này rất khó khả thi vì:
  • Khi chúng ta đi ngược lại với những gì đã được học, chúng ta sẽ có cảm giác tội lỗi hãy sai lầm. Cảm xúc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất giao dịch của mỗi cá nhân.
  • Khi giao dịch đảo ngược, không chỉ đơn giản là đổi sell thành buy, stop loss thành take profit. Mà chúng ta phải làm điều đó một cách cực kỳ kiên định trên một cơ sở rõ ràng (một hệ thống có tỷ lệ thất bại cao, đi kèm với mức risk:reward xấu). Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải tuân thủ kỷ luật vì nếu giao dịch bằng cảm xúc thì còn tệ hơn là đi chơi bạc. Tuy nhiên nếu chúng ta tuân thủ kỷ luật được như vậy thì có lẽ không còn nhiều điều để nói.
Tóm lại, nếu anh em vẫn đang kiếm tiền đều từ cách giao dịch của mình thì hãy cứ giữ phong độ, những ai chưa thì đừng nên tin tưởng quá mức vào cách mô hình, chỉ báo, hay phương pháp; vấn đề ở đây là trader có làm chủ được cảm xúc hay không, có giữ được kỷ luật mỗi khi tiếp cận thị trường hay không.

Safe trade nhé anh em!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết rất thú vị. Theo mình thấy là các trader giao dịch thất bại và cố gắng giao dịch "ngược" cũng sẽ vẫn thất bại đúng như bác chủ pic nói. Đơ giản là vì họ k hiểu được nguyên nhân cốt lõi vì sao thấy bại. Vì vậy cái "ngươc" đó chưa chắc là đã ngược thật :))
 
Thua đau nhớ lâu , thắng dễ tự kiêu nằm quên trên chiến thắng rồi té đau sốc 90% vác balo đi hóng gió trên cầu nghỉ sự đời sự ngưòi
 
Ơ hay, nội dung thì bảo đừng có tin tưởng quá mức vào phương pháp hoặc ....etc..etc..mà việc giữ kỷ luật nằm trong phương pháp của em. Thế chả nhẽ giơ tay phải vả lên má bên trái ạ? :v
 
trước e cũng nghĩ và thử lật lại để giao dịch ngược. cái cốt yếu vẫn là tuân thủ nguyên tắc tuyệt đối. Và lý do fail thì thứ 1 là k tuân thủ nguyên tắc ra ngược bừa bãi và thứ 2 là tâm lý giao dịch: mong nó lên, thế là cố tình đoán nó xuống để đặt lệnh mua và ngược lại. Tuy khá khó để đạt đầy đủ điều kiện nhưng những ng vững tâm lý giao dịch và tuân thủ đầy đủ nguyên tắc thì vẫn có thể đạt thành công với cách giao dịch ngược này.
 
mông lung như một trò đùa, mô hình là việc đúc kết từ nhiều và rất nhiều trường hợp tương tự trong quá khứ từng xảy ra tương tự, nhưng chỉ mang tính tương đối. tại sao tôi nói tương đối. chúng ta xét mô hình, suy cho cùng, không phải mô hình làm ra thị trường, mà thị trường mới chính là cái vẽ ra mô hình. vậy thì, mỗi một trường hợp mô hình xuất hiện trong quá khứ đều gắn với một hoàn cảnh khác nhau, tin tức lúc đó thế nào, rồi hoàn cảnh, cá mập, trader, hay bất cứ một tin vịt nào cũng có thể gây biến động và ảnh hưởng bất chợt thành ra mô hình đó, và ng kết luận mô hình chỉ dựa vào hình ảnh lặp đi lặp lại để đưa ra mô hình còn hoàn cảnh của từng trường hợp hoàn toàn đã bị bỏ qua.
tuy nói là nói thế, nhưng vì nó đã từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ nên nó cũng có một xác suất thành công nhất định. mà trader chúng ta hiểu rõ rằng, chỉ cần một xác xuất thành công tương đối khả quan thì kết hợp việc quản lí vốn chặt chẽ thì đã sinh lời.
còn vấn đề đánh ngược. các bác học trading làm quái gì để rồi cuối cùng phải nghĩ cùn mà đi đánh ngược, ăn dăm ba cây rồi cháy còn hơn xăng 95. tôi nói, chúng ta phân tích chưa đúng, rồi đôi khi hoàn cảnh, thị trường, vận khí chưa tốt, chả khi không có câu thiên thời địa lợi nhân hòa, rồi chúng ta thua lỗ, chúng ta dở chứng lại nghĩ đánh ngược là sinh lời theo kiểu trước h thua mấy trăm mấy nghìn, lúc đó mà đánh ngược hết thì h lãi mấy trăm mấy nghìn, nghĩ cùn kiểu đó, gọi là sai càng sai. trước tiên, căn cứ vào đâu để phân tích, dĩ nhiên là những gì đã xảy ra trước đó, vậy sau một hồi phân tích có căn cứ thì việc đánh ngược là một kiểu phi logic, vô căn cứ. tôi không muốn nói thêm cái này vì nó là một vòng lẩn quẩn. kiểu chìm vào vũng lầy, càng quẫy càng chìm. vậy nên, ai có ý định đánh ngược thì bỏ sớm đi, học hành luyện tập một cách đàng hoàng, thành công sẽ từ từ đến. DỤNG TỐC BẤT ĐẠT
 
mông lung như một trò đùa, mô hình là việc đúc kết từ nhiều và rất nhiều trường hợp tương tự trong quá khứ từng xảy ra tương tự, nhưng chỉ mang tính tương đối. tại sao tôi nói tương đối. chúng ta xét mô hình, suy cho cùng, không phải mô hình làm ra thị trường, mà thị trường mới chính là cái vẽ ra mô hình. vậy thì, mỗi một trường hợp mô hình xuất hiện trong quá khứ đều gắn với một hoàn cảnh khác nhau, tin tức lúc đó thế nào, rồi hoàn cảnh, cá mập, trader, hay bất cứ một tin vịt nào cũng có thể gây biến động và ảnh hưởng bất chợt thành ra mô hình đó, và ng kết luận mô hình chỉ dựa vào hình ảnh lặp đi lặp lại để đưa ra mô hình còn hoàn cảnh của từng trường hợp hoàn toàn đã bị bỏ qua.
tuy nói là nói thế, nhưng vì nó đã từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ nên nó cũng có một xác suất thành công nhất định. mà trader chúng ta hiểu rõ rằng, chỉ cần một xác xuất thành công tương đối khả quan thì kết hợp việc quản lí vốn chặt chẽ thì đã sinh lời.
còn vấn đề đánh ngược. các bác học trading làm quái gì để rồi cuối cùng phải nghĩ cùn mà đi đánh ngược, ăn dăm ba cây rồi cháy còn hơn xăng 95. tôi nói, chúng ta phân tích chưa đúng, rồi đôi khi hoàn cảnh, thị trường, vận khí chưa tốt, chả khi không có câu thiên thời địa lợi nhân hòa, rồi chúng ta thua lỗ, chúng ta dở chứng lại nghĩ đánh ngược là sinh lời theo kiểu trước h thua mấy trăm mấy nghìn, lúc đó mà đánh ngược hết thì h lãi mấy trăm mấy nghìn, nghĩ cùn kiểu đó, gọi là sai càng sai. trước tiên, căn cứ vào đâu để phân tích, dĩ nhiên là những gì đã xảy ra trước đó, vậy sau một hồi phân tích có căn cứ thì việc đánh ngược là một kiểu phi logic, vô căn cứ. tôi không muốn nói thêm cái này vì nó là một vòng lẩn quẩn. kiểu chìm vào vũng lầy, càng quẫy càng chìm. vậy nên, ai có ý định đánh ngược thì bỏ sớm đi, học hành luyện tập một cách đàng hoàng, thành công sẽ từ từ đến. DỤNG TỐC BẤT ĐẠT
Túng quá hóa liều thôi bác.
Mới giao dịch mấy ai mà có được tâm lý vững vàng đâu, có sai lầm mới dạy chúng ta phải cẩn thận
 
Kỷ luật thì cũng phải dựa trên nguyên tắc, phương pháp nào đó. Trade không dựa vào những cái đó thì dựa vào niềm tin à bác. Như thế còn tệ hơn đánh bạc
 
Đảo ngược suy nghĩ để giao dịch mà thua thì dễ đổ lỗi tại đen. Thế nên cái đầu lạnh để nhìn nhận và phán đoán khách quan vẫn là thứ luôn được nghĩ đến đầu tiên khi giao dịch.
 
trade thua nhiều quá và nghĩ rằng đánh ngược suy nghĩ của mình đổi buy thành sell có khi hay., và đúng hay cháy thật..!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,042 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,366 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên