Virus Corona: “Thiên Nga Đen” hay bạn đang lấy tay che mắt (Phần 2)

Virus Corona: “Thiên Nga Đen” hay bạn đang lấy tay che mắt (Phần 2)

Virus Corona: “Thiên Nga Đen” hay bạn đang lấy tay che mắt (Phần 2)

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,544
34,863
Xem phần đầu tại đây.

Chúng ta đã mạnh mẽ hơn xưa!


Câu hỏi các nhà đầu tư quan tâm lúc này là liệu virus corona có dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế hay không? Tương lai là bất định vì thế chúng tôi không muốn rơi vào cái bẫy của sự dự đoán. Mọi việc tùy thuộc vào virus corona có được kiểm soát hay không? Vaccine sớm có hay không? Nó có biến hóa thành thứ nào đó ghê gớm hơn hay không (như đại dịch Cái Chết Đen thế kỷ 14)? Liệu nó có lây lan đến tận các nhà lãnh đạo thế giới như Donald Trump…làm tê liệt các chính phủ toàn cầu? Các biện pháp của các chính phủ trên thế giới có đủ nhanh và mạnh hay không? Khả năng nới lỏng tài khóa và tiền tệ sắp tới…? Như George soros từng nói, chúng ta không bao giờ có thể biết hết những gì chắc chắn sẽ xảy ra.

Phương pháp của chúng tôi là tập trung quan sát các chu kỳ và lên kế hoạch đối phó cho từng kịch bản, thay vì dự báo điều gì sắp diễn ra. Chu kỳ 80-90 năm xuất hiện là kịch bản tồi tệ nhất mà Harry Dent phác thảo.

Nếu như chu kỳ kinh tế bốn mùa 80-90 năm mà Harry Dent đề cập đang diễn ra, thì hình dưới chính là bản cập nhật cho những gì đang xảy ra, với đỉnh điểm là năm 2018 tương tự như năm 1929. Nghĩa là chúng ta vẫn đang còn ở trong mùa đông, và những điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra! Nó có thể tệ hơn cả năm 2008. Đáy của chỉ số Dow Jones là tầm 6,000 điểm vào năm 2009, mức đáy này thậm chí có thể bị xuyên thủng trong Đại Khủng Hoảng sắp tới.
Trong hai kịch bản khác, tôi gọi là kịch bản trung tính và kịch bản lạc quan nhất. Các chu kỳ khác sẽ xuất hiện mà Harry Dent không đề cập đến.

Nếu đỉnh của chỉ số số Dow Jones vào tháng 2/2020 là đỉnh của chu kỳ 9-11 năm, thì nền kinh tế có thể trải qua một cuộc suy thoái nhẹ với kịch bản sẽ kết thúc vào 2021-2022. Nó sẽ không tàn khốc như chu kỳ 80-90 năm của Harry Dent.

Trong kịch bản lạc quan nhất, sự khủng hoảng của TTCK có thể kết thúc ngay bây giờ, còn nền kinh tế có thể chỉ trải qua 1 quý sụt giảm nhưng không rơi vào suy thoái (định nghĩa hai quý liên tiếp có sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội).

Kịch bản nào diễn ra, tùy thuộc sự thay đổi của các biến số trong mô hình của chúng tôi thay đổi như thế nào. Chúng tôi không đề cập nó ở đây.

Chúng tôi cho rằng, dù thế nào đi nữa, Việt Nam cũng như thế giới có nhiều điểm tích cực để hy vọng vượt qua cuộc khủng hoảng sắp tới.

7.jpg

  • Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng hơn trước. Không phủ nhận điều này, các cuộc khủng hoảng xảy ra với tần suất ngày càng dày và các nhà quản lý đang có nhiều kinh nghiệm hơn trước. Ít nhất, chúng ta hy vọng các nhà quản lý có đủ sự thông minh để không phạm phải các sai lầm trong quá khứ. Năm 2008, một phần nguyên nhân khiến cho cuộc khủng hoảng diễn ra tồi tệ là phản ứng quá chậm chạp của các chính phủ, ngân hàng trung ương. Vào thời điểm đó, chúng ta vẫn nặng nề với học thuyết tiền tệ của Milton Friedman: “Lạm phát bất cứ ở đâu và khi nào cũng là nguyên nhân của hiện tượng tiền tệ”. Fed ngần ngại tung ra gói QE như lời tự thú của Alan Greenspan trong tự truyện “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn” là quá tin vào khả năng điều tiết của thị trường tự do và e ngại siêu lạm phát khi bơm tiền. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 10/2007 nhưng mãi tới tháng 11/2008, gói QE1 mới được tung ra. Gói giải cứu TARP 700 tỷ đô la được thông qua vào tháng 10/2008, sau nhiều lần bị trì hoãn khi đảng cộng hòa và dân chủ tranh cải với nhau về rủi ro đạo đức, nguy cơ vỡ nợ công, thâm hụt ngân sách…

Ngày nay, chúng ta đã tiến gần hơn đến Keyness: “Nếu các chính phủ không làm gì, con cháu chúng ta chỉ còn lại đống đổ nát với nợ công thấp”. Trong cuộc khủng hoảng năm 2020, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã hành động nhanh và quyết liệt hơn nhiều. Không còn những tranh cãi, lần lượt các gói kích cầu, QE được tung ra bởi FED, Châu Âu và nhiều quốc gia khác, một cách dứt khoát và quyết liệt.​

Trải qua hơn hai thập kỷ mở rộng giao thương với quốc tế, các nhà điều hành chính sách ở Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn. Vào năm 2008, chúng ta lúng túng trước bộ ba bất khả thi, tác động hất văng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, cách kiểm soát lạm phát, khủng hoảng nhà đất, vận hành hệ thống ngân hàng….Ngày nay, Việt Nam đang có nhiều dư địa chính sách hơn trước. Nếu trước khủng hoảng 2008, mỗi năm tăng trưởng tín dụng của Việt Nam lên tới 30%-50% thì hiện nay tăng trưởng tín dụng chỉ 12.1% trong năm 2019 (thấp nhất trong vòng 5 năm qua). Chúng ta đã chủ động khống chế trần tăng trưởng tín dụng, trong đó có cả siết tín dụng bất động sản để kiểm soát bong bóng ở thị trường này. Hệ thống ngân hàng đã được nâng vốn theo Basel II, chứ không phải kiểu vốn ảo, đầu tư chéo như thời 2008. (Tuy nhiên, vẫn có nhiều một số rủi ro: bất chấp dự trữ ngoại hối cao kỷ lục 80 tỷ USD nhưng tỷ lệ dự trữ ngoại hối/cung tiền M2 Việt Nam hiện nay cũng chỉ tầm 17%-20%, thấp hơn cả mức 30% của năm 2007, thời kỳ mà chúng ta lao đao vì thị trường ngoại hối. Vì thế, Việt Nam không hề an toàn trước nguy cơ của một cú tấn công tiền tệ).​
  • Việt Nam đang ở vào thời điểm vàng của cơ cấu dân số. Harry Dent trong cuốn sách Thương Vụ Để Đời cho rằng, những quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam là sức bật tốt hơn sau cuộc khủng hoảng sắp tới (nếu có) nhờ cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa chưa cao và còn nhiều cơ hội mở rộng. Harry Dent cho rằng các quốc gia này đang ít bị phụ thuộc vào chu kỳ hàng hóa như giá dầu thô là một lợi thế. Tất nhiên, dầu thô giảm dưới mức 20 USD/thùng, hay thậm chí các kịch bản đen tối về 8-10 USD/thùng sẽ làm ảnh hưởng đến ngân sách của Việt Nam. Nhưng nên nhớ, tỷ lệ tổng thu từ dầu thô vào ngân sách đã giảm dần trong nhiều năm qua. Thời điểm 2000-2008, tỷ lệ tổng thu dầu thô/ngân sách nhà nước tầm 25% và giai đoạn 2009-2015 là 12%. Năm 2018 chỉ còn 4% và năm 2019 ước khoảng 3%. Chúng ta đã chủ động cơ cấu lại nguồn thu ngân sách và không còn bị phụ thuộc quá lớn vào giá dầu thô như trước.
  • Thành công trong công tác kiểm soát dịch của Việt Nam rất đáng khen. Nằm kề ngay tâm dịch Trung Quốc nhưng đến nay Việt Nam không để dịch lan rộng như Châu Âu. Chính sự lơ là đang biến Châu Âu thành ổ dịch mới, lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào do virus trong khi các quốc gia ở thế giới đã có hơn 7,000 người chết. Với cơ cấu dân số trẻ (có thể khả năng miễn dịch tốt hơn) tại vị trí nhiệt đới, cùng các giải pháp quyết liệt của chính phủ, Việt Nam đang thành công trong công tác kiểm soát dịch, giống như đã từng thành công với SARS trong quá khứ.
  • Cuộc chạy đua tìm kiếm vắc xin ngừa Covid-19 đang được các quốc gia đẩy nhanh. Tin vui là chúng ta đã bắt đầu thử nghiệm thành công với động vật và đã có những thử nghiệm đầu tiên trên người. Sẽ mất hơn 1 năm để có những đánh giá thử nghiệm lâm sàng trước khi phát hành vắc xin rộng rãi. So với thời gian điều chế vắc xin lên tới vài năm như trước, thì tốc độ hiện nay đã được rút ngắn rất nhanh. Thái độ nghiêm túc hơn của các quốc gia cũng là một tia hy vọng. Tổng thống Donald Trump không còn đăng những dòng tweet hời hợt về virus (theo kiểu số người chết còn thấp hơn cúm mùa nên việc gì phải lo) mà đã nghiêm túc thực hiện các giải pháp Lock Down. Thủ Tướng Đức Angela Merkel, cũng đã cảnh báo nguy cơ 60%-70% dân số nhiễm bệnh và coi đó là thách thứ lớn nhất kể từ thế chiến nên thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát mạnh mẽ. Thủ Tướng Anh Boris Johnson cũng đã thận trọng hơn với giải pháp “lây nhiễm cộng đồng” và đang chuyển sang biện pháp Lock Down. Thành công của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch trong vài ngày gần đây (không có thêm ca nhiễm mới nội địa) đang cho thấy, Lock Down là giải pháp đúng đắn trước khi vắc xin được tìm thấy. Chúng ta hy vọng công tác tìm kiếm vắc xin sẽ đủ nhanh, trước khi biện pháp Lock Down hiện nay lan sang khủng hoảng kinh tế, vốn đang có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
>> Đặt mua sách "Thương vụ để đời" của Harry Dent tại đây.
Nguồn: Chiemtintaichinh, Saigondautu
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 13 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,365 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,107 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên