Vô vàn thủ đoạn tinh vi của tín dụng đen, làm sao để tránh bị "sập bẫy"?

Vô vàn thủ đoạn tinh vi của tín dụng đen, làm sao để tránh bị "sập bẫy"?

Vô vàn thủ đoạn tinh vi của tín dụng đen, làm sao để tránh bị "sập bẫy"?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Ngày 17/10 tại Hoà Bình, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền mở rộng tín dụng ngân hàng, ngăn chăn tín dụng đen.

Tín dụng đen có ở khắp nơi


Theo Trung tá Ngô Hồng Vương, Đội trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, tín dụng đen không chỉ ở riêng Việt Nam mà xuất hiện ở trên thế giới và đều giống nhau ở chỗ là hình thức cho vay không chính thống mức lãi suất cho vay rất cao và kèm theo các hành vi đòi nợ trái pháp luật.

Chẳng hạn ở Nhật Bản, chủ nợ có thể sẽ gọi đến công sở của con nợ hàng chục lần mỗi giờ để đòi nợ; gửi giấy đòi nợ đến nhà vào lúc nửa đêm. Nếu con nợ nói không thể trả tiền, họ sẽ "gợi ý" con nợ bán bớt một quả thận hoặc một con mắt để lấy tiền và "tình nguyện" làm việc lấy thận hoặc mắt cho anh ta.

Ở Malaysia và Singapore, con nợ do không có tiền trả nợ buộc phải trở thành đối tượng đi đòi nợ để trả tiền nợ. Các đối tượng chủ nợ còn nắm giữ các thông tin tài khoản của con nợ, khi có tiền các đối tượng này sẽ rút tiền của con nợ. Khi một người không trả tiền trong khoảng thời gian nào đó, chủ nợ sẽ phun sơn, té sơn hoặc chất bẩn, hay viết những lời đe dọa hoặc đánh dấu trên các bức tường của ngôi nhà hoặc tài sản của con nợ, phóng to thẻ căn cước của con nợ trên một biểu ngữ khổng lồ và treo trên hàng rào, đánh đập các thành viên gia đình, đập phá tài sản, đốt xe, nhà cửa con nợ. Các chủ nợ có thể chụp hình khỏa thân của những người phụ nữ rồi phát tán bằng tin nhắn, thậm chí các chủ nợ có thể bắt vợ hoặc con gái đi làm mại dâm để thế nợ hoặc ép con nợ chọn cách tự tử.

Tại Trung Quốc, các đối tượng sử dụng công nghệ cao, các ứng dụng điện thoại, cho vay ngang hàng để tiếp cận người đi vay. Đỉnh điểm tới tháng 8/2018, mô hình hoạt động cho vay ngang hàng ở Trung Quốc bị đổ vỡ, dẫn đến việc 8.370 cá nhân từ 32 tỉnh, thành phố lên kế hoạch đến Bắc Kinh sau khi kêu gọi nhau trên mạng xã hội để biểu tình do bị mất tiền khi tham gia vay ngang hàng. Để đối phó, cơ quan chức năng đã phải huy động hơn 120 chiếc xe buýt đỗ xung quanh Ủy ban điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, ở quận trung tâm tài chính của Bắc Kinh, nơi được cho là sẽ diễn ra vụ biểu tình có tổ chức. Đoàn xe buýt kéo dài hơn 3 km.

Những thủ đoạn của tín dụng đen ở Việt Nam


Ở Việt Nam, theo Trung tá Ngô Hồng Vương, hiện nay nổi lên một số thủ đoạn như:

(1) Phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại di động... đăng tin quảng cáo vay cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, cấp tiền ngày, tiền không với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng;
1-traderviet.jpg

(2) Sử dụng công nghệ cao tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng internet dưới dạng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (còn gọi là P2P Lending - Peer to Peer Lenging, thuộc lĩnh vực công nghệ và vấn tài chính - Fintech) là hình thức vay thông qua các ứng dụng di động (giống như ứng dụng đặt xe Grap, Uber.)

(3) Ngụy trang hành vi cho vay lãi nặng bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật và trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan công an như: ghi lãi suất thấp hơn rất nhiều so với thực tế trong hợp đồng hoặc ghi lãi suất theo thỏa thuận trong một loại giấy tờ khác (như giấy vay tiền, giấy viết tay để có thể tiêu hủy, thay đổi dễ dàng, yêu cầu bị hại viết giấy bán tài sản sau đó thuê lại chính tài sản mình đã bán để sử dụng làm bằng chứng để tố cáo người chiếm đoạt tài sản nếu không trả nợ đúng hẹn với cơ quan Công an vv... ;

Để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng tường tụ tập, cư ngụ một nơi nhưng tổ chức hoạt động ở những địa phương khác, sau khi thực hiện hành vi cho vay, các giấy tờ, hợp đồng này được cất giấu ở một địa điểm khác thường là những khu nhà chung cư có bảo vệ, sử dụng thẻ từ, camera theo dõi để tránh sự theo dõi, tiếp cận, kiểm tra của lực lượng Công an, định kỳ các đối tượng rà soát các giấy tờ, hợp đồng đã trả nợ xong thì tiêu hủy, phi tang nhằm tránh bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ. Khi trả, nhận tiền được thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp, không chuyển khoản qua ngân hàng để tránh để lại dấu vết.

Nếu các con nợ không trả nợ đúng hẹn, các đối tượng cho vay thường sử dụng nhân viên hoặc thuê các đối tượng giang hồ bên ngoài tổ chức các hình thức đòi nợ như đe dọa, khủng bố tinh thần như ném chất bẩn, đặt vòng hoa, quan tài, sử dụng sim rác để đe dọa, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, gây rối tại nơi ở, nơi kinh doanh của con nợ... nhưng chưa đến mức xử lý hình sự song lại gây sự sợ hãi, hoang mang, thiệt hại kinh tế, mất uy tín cho nạn nhân và bức xúc cho quần chúng nhân dân xung quanh. Nhiều nạn nhân bị các đối tượng khống chế, đe dọa nên không dám tố cáo, hợp tác, cung cấp tài liệu với cơ quan Công an.

Đặc biệt tinh vi là chúng còn thành lập các công ty có chức năng đòi nợ thuê được nhà nước cấp phép hoạt động, thực chất là các băng nhóm tội phạm núp bóng công ty, doanh nghiệp, mời các cán bộ từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án...) thoái hóa, biến chất đã nghỉ hưu, tham gia tư vấn hoạt động cho vay và đòi nợ của chúng, thậm chí còn cho các đối tượng ăn mặc lịch sự mang giấy giới thiệu đến Công an cấp cơ sở đề nghị phối hợp để thực hiện hành vi đòi nợ, khi thực hiện hành vi đòi nợ thì lại sử dụng đối tượng lưu manh, xăm trổ để đòi nợ...

Công an khuyến cáo 7 kỹ năng phòng ngừa tín dụng đen


Trung tá Ngô Hồng Vương, Đội trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự đưa ra 7 khuyến cáo tới người dân để phòng ngừa tín dụng đen:

Trap 01.png


Thứ nhất, nên tìm đến các tổ chức tín dụng chính thống.

Thứ hai, tìm hiểu rõ các quy định về trả lãi, phạt trả lãi chậm, trả nợ gốc chậm. Trong đó đặc biệt lưu ý: Cộng cả tiền lãi và tiền phí khác chia trên số tiền gốc mà quá cao (20%) thì cần cẩn thận; Khi vay không nên ký các hợp đồng không đúng bản chất như bán tài sản - thuê lại chính tài sản đó, giấy biên nhận tiền để xin việc, xin học..., hoặc hợp đồng phản ánh lãi suất không đúng với lãi suất thực tế phải trả...

Thứ ba, cẩn thận với các ứng dụng, website cho vay trên mạng, cần đọc kỹ các thông tin để tránh bị các đối tượng lừa. Không cho các ứng dụng, website này được quyền truy cập vào danh bạ, các tài khoản mạng xã hội cá nhân...

Thứ tư, khi phát hiện các đối tượng cho vay lãi nặng, cần sớm nhất hoàn tất trả các khoản nợ. Nếu bị các đối tượng cho vay lãi quá 100% và thu lời bất chính trên 30 triệu thì đã có dấu hiệu tội phạm và báo ngay cho cơ quan công an.

Thứ năm, khi bị các đối tượng đe dọa, đập phá đồ đạc, gây tương tích, bắt cóc, bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ thì ngay lập tức báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết (có thể làm đơn tố cáo hoặc điện thoại để tố cáo).

Thứ sáu, cảnh giác trước những trường hợp có người đi vay, huy động vốn với lãi suất rất cao, sinh lời nhanh vì có thể đây là những đối tượng lừa đảo.

Thứ bảy, cảnh giác trường hợp các đối tượng giả làm Công an, Viện kiểm sát Tòa án để đe dọa việc trả nợ, vì không có cơ quan CA, VKS, TAND nào nhắn tin thông báo yêu cầu trả nợ./.

Nguồn: Trithuctre
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên