Phân tích thị trường tài chính - Những bài học và kỹ thuật giao dịch qua một số trade của tôi

Phân tích thị trường tài chính - Những bài học và kỹ thuật giao dịch qua một số trade của tôi

Phân tích thị trường tài chính - Những bài học và kỹ thuật giao dịch qua một số trade của tôi
ai-imgur-com_mufbfyf-png.7822

Chủ thớt cho em hỏi. Volume của bác dùng trên tradingview này là như thế nào vậy?
Vì theo em biết Currency là thị OTC nên không có thống kê về volume. Người ta thường dùng volume trong options để thay thế. Nhìn đây thì không phải là options volume rồi.

Đúng la Forex là thị truong OTC nên không có thống kê chính xác về Volume. Volume ở Forex la tick volume thôi. Nếu em muốn dùng real volume thi có thể dùng volume ở futures currency (6E, 6J, 6B...). Tuy nhiên theo kinh nghiệm của anh thì dù Forex Volume ko phải real volume nhưng Volume pattern (tức là High Volume Low Volume Pattern ) cũng khá tuong tự nhu real volume của futures. Nen neu em dùng forex broker nào tương đối lớn mà có feed tu nhiều banks nhủ FXCM thì vẫn có thể đọc Volume Pattern để trade
 
Hi bác futurestrader1884

Em muốn hỏi về kinh nghiệm của bác về market profile. Bác nghĩ giá sẽ chạy thế nào từ vùng POC( nhiều trade) tới vùng light traded area. Và khi cái bell curve xuất hiện một số TPO Gap, bác nghĩ xác suất giá sẽ phải điền đầy vùng đấy lại là khoảng bao nhiêu. Gỉa sử các bell curve của em là ở timeframe monthly, bác có kinh nghiệm nào liên hệ sự liên quan giữa các vùng poc, value area, light traded area giữa các tháng với nhau không. Thanks bác nhiều
Hello Phan,

Anh ko dùng market profile nhiều như volume profile nên ko thể trả lời về TPO Gap.

Nhưng theo kinh nghiệm của anh thì market di chuyển theo qui luật là " balance" rồi " imbalance" rồi trở về " balance" again. Mục đích của market la " facilitate trades" vì thế market thích " stay in balance" cho tới khi có factors gì đó ảnh huong tới market thì no become " imbalanced" . Sau đó nó sẻ trở thành "balance" again o vùng giá mới va chờ catalysts de " imbalance" again.

Khi price di chuyển theo qui luat nhu vậy sẻ tạo nên những vùng High Volume Node (bell curve nhu em đề cập) va vùng Low Volume Node (light traded areas nhu em đề cập). Vùng High Volume Nodes thường attract price về phía nó. Khi price đi vào vung High Volume Node rồi thì có xu hướng "stay inside there" (chopping around) like sideways market. Khi price đi vào vùng Low Volume Node thì thường bi " rejected" khá mạnh ( Price thường đảo chiều hoặc di chuyển qua rat nhanh).

Lesson: Khi enter trades, mình muốn enter ở vùng Low Volume Nodes vi khì price vào vùng này sẻ di chuyen nhanh và mình sẻ có profit faster va get out of the trade faster hơn là vùng High Volume Nodes (chops around, difficult to make fast profit, need patience).
HVN LVN traderviet.png


Đầy là cách anh dùng Daily Volume Profile (hoac em dùng daily hay monthly Market Profile gì cung tuong tu thoi)
daily VP.png


Cheers,
FuturesTrader1884
 
16395857_10206442144371941_1451007281_n.jpg

nhờ phương pháp của bác futurestrader mà đã có thể biết usdjpy sẽ drop từ cuối tuần trước. Mình xin bổ sung thêm là nên chờ cho dòng tiền dồn vào usd và jpy rồi hãy vào lệnh, ví dụ như nếu bạn cảm thấy usd và jpy đều mạnh hoặc đều yếu, chỉ di chuyển vì cái này mạnh hơn cái kia hoặc cái này yếu hơn cái kia thì nên chờ ( bằng cách nhìn vào các cross currency của 2 đồng tiền này). Phưowng pháp phân tích dòng tiền thì mình mới còn đang tập, có lẽ bác Bibo là master nhất trong forum về phương pháp này. Ví dụ như hôm nay có thể thấy jpy được mua vào rất mạnh, tuy nhiên usd không hẳn yếu vào phiên châu âu, eur và gbp hôm nay mới là 2 currency bị bán mạnh vậy ta nên short eurjpy và gbpjpy ( ý kiến của riêng mình không phải khẳng định).
 
Chúc mừng năm mới bác FuturesTrader1884 nhé.
Năm mới dồi dào sức khỏe vạn sự như ý!!
Không biết bên kia có tổ chức ăn tết Âm lịch như ở Vn ko ạ
Cheers,
 
Chúc mừng năm mới bác FuturesTrader1884 nhé.
Năm mới dồi dào sức khỏe vạn sự như ý!!
Không biết bên kia có tổ chức ăn tết Âm lịch như ở Vn ko ạ
Cheers,
Cám ơn @Tre . Chúc mừng năm mới em và gia đình. Năm nay anh ăn Tết ở VN cùng gia đình . Đã nhiều năm rồi mới có dịp ăn Tết ở VN nên rất vui.

Cheers,
FuturesTrader1884
 
Baì viết rất hay ,chỉ rõ kinh nghiệm trade mà chúng tôi thường gặp lỗi và mất tiền trong giai đoạn này , trade đúng hướng mà vẫn chết, trade sai hướng cũng chết.
 
View attachment 8314
nhờ phương pháp của bác futurestrader mà đã có thể biết usdjpy sẽ drop từ cuối tuần trước. Mình xin bổ sung thêm là nên chờ cho dòng tiền dồn vào usd và jpy rồi hãy vào lệnh, ví dụ như nếu bạn cảm thấy usd và jpy đều mạnh hoặc đều yếu, chỉ di chuyển vì cái này mạnh hơn cái kia hoặc cái này yếu hơn cái kia thì nên chờ ( bằng cách nhìn vào các cross currency của 2 đồng tiền này). Phưowng pháp phân tích dòng tiền thì mình mới còn đang tập, có lẽ bác Bibo là master nhất trong forum về phương pháp này. Ví dụ như hôm nay có thể thấy jpy được mua vào rất mạnh, tuy nhiên usd không hẳn yếu vào phiên châu âu, eur và gbp hôm nay mới là 2 currency bị bán mạnh vậy ta nên short eurjpy và gbpjpy ( ý kiến của riêng mình không phải khẳng định).
Chào bác Phan cho em hỏi cách setup hiệu bond yierd usd 10y và 2year thế nào nhỉ ? thank bác
 
download.jpg.png
Anh cho em hỏi 1 ví dụ với trường hợp Market như thế này mình sẽ đọc thị trường như thế nào ạ :)
Em cảm ơn
 
Nếu SP500 và Gold+JPY đi cùng thì sao anh?
Thường thì nó đi ngược chiều nhau, giờ nó lại đi cùng hướng.
Ca này lần đầu gặp, 1 trong 2 thằng giả?

ai.imgur.com_aXUl4av.png
 
Nếu SP500 và Gold+JPY đi cùng thì sao anh?
Thường thì nó đi ngược chiều nhau, giờ nó lại đi cùng hướng.
Ca này lần đầu gặp, 1 trong 2 thằng giả?

View attachment 8503
Đợt bầu cử đô mới tăng mạnh mẽ cùng chứng khoán vậy bác à. Chứ trước giờ đô và chứng khoán thường ngược nhau. Vấn đề lúc nào ngược lúc nào xuôi thì nó là vấn đề khó để giải thích, liên quan đến kinh tế. Mình từng đọc được 1 bài ở bloomberg nói rằng, đô và chứng khoán không thể cùng tăng như vậy, sẽ có lúc 1 trong 2 cái phải giamt
 
Ừm, khó phân biệt thằng nào thật giả. Cái này tuần sau phải nghiên cứu rồi.
 
Đợt bầu cử đô mới tăng mạnh mẽ cùng chứng khoán vậy bác à. Chứ trước giờ đô và chứng khoán thường ngược nhau. Vấn đề lúc nào ngược lúc nào xuôi thì nó là vấn đề khó để giải thích, liên quan đến kinh tế. Mình từng đọc được 1 bài ở bloomberg nói rằng, đô và chứng khoán không thể cùng tăng như vậy, sẽ có lúc 1 trong 2 cái phải giamt

Lâu lâu vào góp vui với các bác một chút xíu, theo thiển ý của tôi thì là như này:

Xu hướng đồng tiền của một quốc gia trong ngắn hạn phụ thuộc phần nhiều vào hướng đi của lãi suất (lợi tức- chính là cái Bond yield mà bác chủ thớt FutureTrader đã đề cập đến những post bên trên); còn trong dài hạn nó lại được quyết định bởi sức mạnh của nền kinh tế. Mà tấm gương phản chiếu của nền kinh tế lại chính là thị trường chứng khoán. Cho nên trả lời những thắc mắc của các bác là khi nào đồng tiền của một quốc gia đi cùng hướng với thị trường chứng khoán (trong tình huống này là đồng USD tăng cùng cây thước đo nhịp tim của U.S Stock- chỉ số S&P500) thì đó là lúc niềm tin (market sentiment) của người investor/trader về triển vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai. Câu hỏi đặt ra bây giờ là làm sao để đọc được cái market sentiment (cái tâm tình của người đầu tư, đầu cơ) kia từ việc phân tích thị trường chứng khoán?

Câu trả lời nằm ở mảnh ghép tiếp theo của phân tích liên thị trường (intermarket analysis) đó là SECTOR ROTATION. Đây là một mảnh ghép theo ngu ý của tôi là kha khá mới lạ với đại đa số anh em trader việt chúng ta. Năm 2015 tôi có thực hiện một ebook mang tên là Giao dịch thành công với phân tích liên thị trường- ebook hiện đang được Free-share ngay trên trang TraderViet này, tuy nhiên điểm đáng tiếc là cuốn sách chưa hề mảy may đề cập đến mảng sector rotation này để anh em có thể tiện bề tham khảo. Sector rotation là một kỹ thuật phân tích dạng top-down approach analysis, tức là nó đào sâu vào từng nhóm ngành của thị trường chứng khoán để xem dòng tiền dịch chuyển ra sao giữa các nhóm ngành, từ đó có cái nhìn tổng thể về tâm lý người đầu tư. Viết ra thì thật sự là dài dòng, và khó mà có thể tóm lược hết trong một vài post của thread này. Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một thí dụ áp dụng sector rotation ngay cho phiên trading ngày thứ 6 vừa rồi.

Chốt phiên ngày thứ 6 qua, chỉ số S&P500- cây thước đo nhịp tim của U.S Stock tăng 0.73%, vậy với một currency trader nhỏ lẻ như chúng ta thì sẽ thấy được điều gì? Câu trả lời gần như là không thấy được gì nhiều ngoài con số +0.73% kể trên, nhưng tụi cá mập thì sao? Người ta sẽ thấy đc nhiều hơn rất nhiều khi đào sâu vào từng nhóm ngành cụ thể trong đó.

U.S Stock bao gồm 9 sector chính trong đó, Nó bao gồm có: Ngành tài chính (XLF-Financial Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành năng lượng (XLE-Energy Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành công nghệ(XLK- Technology Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành công nghiệp(XLI- Industrial Select Sector SPDR Fund NYSE) ; Ngành tiêu dùng hàng hóa lâu bền, thiết yếu(XLP- Consumer Staples Select Sector SPDR Fund NYSE) ; Ngành tiêu dùng hàng xa xỉ phẩm (XLY- Consumer Discresionary Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành y tế (XLV-Health care Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành Nguyên vật liệu (XLB- Material Select Sector SPDR Fund NYSE); Nhóm cổ phiếu ngành cung cấp dịch vụ tiện ích (điện, nước gas,...)(XLU- Utilities Select Sector SPDR Fund NYSE); Chín ngành này là đại diện tổng thể cho thị trường chứng khoán mỹ. trong mỗi một ngành chính này lại được cấu thành từ những nhóm ngành con trong đó, ví dụ như với ngành tài chính - XLF, nó sẽ bao gồm có nhóm cổ phiếu Banking, nhóm cổ phiếu Insurance, nhóm cổ phiếu Real-estates....Sự dịch chuyển dòng tiền giữa từng nhóm ngành qua mỗi phiên giao dịch thể hiện rất rõ cái market sentiment trong thị trường hiện tại. Phiên trading ngày thứ 6 vừa qua, bất chấp một báo cáo NFPs kas xấu, dòng tiền vẫn dịch chuyển từ các nhóm ngành phòng thủ (XLU. XLP tăng điểm mạnh trong phiên thứ 5) sang các nhóm ngành nhậy cảm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điểm sáng nhất mà tụi cá mập đã thấy trong phiên trading ngày thứ 6 vừa rồi là nhóm cổ phiếu ngành tài chính XLF tăng mạnh nhất với 2.02%, đặc biệt trong đó nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đầu tư và tài chính tiêu dùng tăng điểm cực mạnh tương ứng với 2.69% và 2.82%, điều đó có ý nghĩa là gì với một Currency trader? Đó có hàm ý rằng thời kỳ correction của bond yield đang dần xong xuôi để tiếp tục to the upside. Tại sao lại thế? Trong tất cả các nhóm ngành thì Tài chính là nhóm ngành phản ứng nhạy cảm nhất với sự tăng lên của lãi suất, đặc biệt là nhóm ngành ngân hàng, sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi lái suất tăng lên. Do đó, sự việc dòng tiền dịch chuyển chạy dồn về những cổ phiếu này nó hàm ý rằng bond yield sẽ dần đi lên. Và đó chính là cái mà một trader tiền tệ cần phải biết lúc này. Bời vì biết đc hướng đi của U.S Bond yield người ta mới có cơ sở dự đoán đc hướng đi của đồng USD- đồng tiền trụ cột trong currency market.

Trên đây là một thí dụ nho nhỏ về việc áp dụng sector rotation vào việc đọc market sentiment. Nếu có thì giờ và điều kiện cho phép, tôi sẽ cùng với anh em TraderViet bàn thảo nhiều hơn.
 
Tuần sau chỉ mọi người cách xài miễn phí để ai cũng tiếp cận được phương pháp này.

Phương pháp này em có biết mà lười thử. Không ngờ nó mang lại kết quả tốt ngoài mong đợi.
hay quá bác BIBo.EM đặt gạch hóng bác ,cảm ơn bác.
 
Lâu lâu vào góp vui với các bác một chút xíu, theo thiển ý của tôi thì là như này:

Xu hướng đồng tiền của một quốc gia trong ngắn hạn phụ thuộc phần nhiều vào hướng đi của lãi suất (lợi tức- chính là cái Bond yield mà bác chủ thớt FutureTrader đã đề cập đến những post bên trên); còn trong dài hạn nó lại được quyết định bởi sức mạnh của nền kinh tế. Mà tấm gương phản chiếu của nền kinh tế lại chính là thị trường chứng khoán. Cho nên trả lời những thắc mắc của các bác là khi nào đồng tiền của một quốc gia đi cùng hướng với thị trường chứng khoán (trong tình huống này là đồng USD tăng cùng cây thước đo nhịp tim của U.S Stock- chỉ số S&P500) thì đó là lúc niềm tin (market sentiment) của người investor/trader về triển vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai. Câu hỏi đặt ra bây giờ là làm sao để đọc được cái market sentiment (cái tâm tình của người đầu tư, đầu cơ) kia từ việc phân tích thị trường chứng khoán?

Câu trả lời nằm ở mảnh ghép tiếp theo của phân tích liên thị trường (intermarket analysis) đó là SECTOR ROTATION. Đây là một mảnh ghép theo ngu ý của tôi là kha khá mới lạ với đại đa số anh em trader việt chúng ta. Năm 2015 tôi có thực hiện một ebook mang tên là Giao dịch thành công với phân tích liên thị trường- ebook hiện đang được Free-share ngay trên trang TraderViet này, tuy nhiên điểm đáng tiếc là cuốn sách chưa hề mảy may đề cập đến mảng sector rotation này để anh em có thể tiện bề tham khảo. Sector rotation là một kỹ thuật phân tích dạng top-down approach analysis, tức là nó đào sâu vào từng nhóm ngành của thị trường chứng khoán để xem dòng tiền dịch chuyển ra sao giữa các nhóm ngành, từ đó có cái nhìn tổng thể về tâm lý người đầu tư. Viết ra thì thật sự là dài dòng, và khó mà có thể tóm lược hết trong một vài post của thread này. Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một thí dụ áp dụng sector rotation ngay cho phiên trading ngày thứ 6 vừa rồi.

Chốt phiên ngày thứ 6 qua, chỉ số S&P500- cây thước đo nhịp tim của U.S Stock tăng 0.73%, vậy với một currency trader nhỏ lẻ như chúng ta thì sẽ thấy được điều gì? Câu trả lời gần như là không thấy được gì nhiều ngoài con số +0.73% kể trên, nhưng tụi cá mập thì sao? Người ta sẽ thấy đc nhiều hơn rất nhiều khi đào sâu vào từng nhóm ngành cụ thể trong đó.

U.S Stock bao gồm 9 sector chính trong đó, Nó bao gồm có: Ngành tài chính (XLF-Financial Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành năng lượng (XLE-Energy Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành công nghệ(XLK- Technology Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành công nghiệp(XLI- Industrial Select Sector SPDR Fund NYSE) ; Ngành tiêu dùng hàng hóa lâu bền, thiết yếu(XLP- Consumer Staples Select Sector SPDR Fund NYSE) ; Ngành tiêu dùng hàng xa xỉ phẩm (XLY- Consumer Discresionary Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành y tế (XLV-Health care Select Sector SPDR Fund NYSE); Ngành Nguyên vật liệu (XLB- Material Select Sector SPDR Fund NYSE); Nhóm cổ phiếu ngành cung cấp dịch vụ tiện ích (điện, nước gas,...)(XLU- Utilities Select Sector SPDR Fund NYSE); Chín ngành này là đại diện tổng thể cho thị trường chứng khoán mỹ. trong mỗi một ngành chính này lại được cấu thành từ những nhóm ngành con trong đó, ví dụ như với ngành tài chính - XLF, nó sẽ bao gồm có nhóm cổ phiếu Banking, nhóm cổ phiếu Insurance, nhóm cổ phiếu Real-estates....Sự dịch chuyển dòng tiền giữa từng nhóm ngành qua mỗi phiên giao dịch thể hiện rất rõ cái market sentiment trong thị trường hiện tại. Phiên trading ngày thứ 6 vừa qua, bất chấp một báo cáo NFPs kas xấu, dòng tiền vẫn dịch chuyển từ các nhóm ngành phòng thủ (XLU. XLP tăng điểm mạnh trong phiên thứ 5) sang các nhóm ngành nhậy cảm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điểm sáng nhất mà tụi cá mập đã thấy trong phiên trading ngày thứ 6 vừa rồi là nhóm cổ phiếu ngành tài chính XLF tăng mạnh nhất với 2.02%, đặc biệt trong đó nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đầu tư và tài chính tiêu dùng tăng điểm cực mạnh tương ứng với 2.69% và 2.82%, điều đó có ý nghĩa là gì với một Currency trader? Đó có hàm ý rằng thời kỳ correction của bond yield đang dần xong xuôi để tiếp tục to the upside. Tại sao lại thế? Trong tất cả các nhóm ngành thì Tài chính là nhóm ngành phản ứng nhạy cảm nhất với sự tăng lên của lãi suất, đặc biệt là nhóm ngành ngân hàng, sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi lái suất tăng lên. Do đó, sự việc dòng tiền dịch chuyển chạy dồn về những cổ phiếu này nó hàm ý rằng bond yield sẽ dần đi lên. Và đó chính là cái mà một trader tiền tệ cần phải biết lúc này. Bời vì biết đc hướng đi của U.S Bond yield người ta mới có cơ sở dự đoán đc hướng đi của đồng USD- đồng tiền trụ cột trong currency market.

Trên đây là một thí dụ nho nhỏ về việc áp dụng sector rotation vào việc đọc market sentiment. Nếu có thì giờ và điều kiện cho phép, tôi sẽ cùng với anh em TraderViet bàn thảo nhiều hơn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,643 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 556 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,041 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 761 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,489 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 452 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 2,336 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên