Bị lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, qua 'app' vay tiền...có đòi lại được không?

Bị lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, qua 'app' vay tiền...có đòi lại được không?

Bị lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, qua 'app' vay tiền...có đòi lại được không?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,557
34,877
Bài viết dưới đây trình bày về vấn đề Bị lừa đảo qua app vay tiền, đầu tư cổ phiếu, tiền ảo, chứng khoán có đòi lại được không?

1. Hình thức lừa đảo qua app vay tiền, đầu tư cổ phiếu, tiền ảo, chứng khoán


Nắm bắt được tâm lý người dân ngày càng quan tâm đến kênh đầu tư chứng khoán, các đối tượng tội phạm đã lập các app lừa đảo trên không gian mạng. Ngoài ra, do nhu cầu vay mượn tiền lớn, thủ tục ngân hàng tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều điều kiện, rất nhiều những app vay tiền được thành lập, người có nhu cầu chỉ cần cung cấp thông tin, không cần tài sản thế chấp cũng có thể tiến hành vay tiền trên các app vay tiền này một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, thông qua hình thức vay vốn và đầu tư qua app này, rất nhiều người đã bị lừa đảo số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Thủ đoạn thường được áp dụng đối với các hình thức lừa đảo qua áp có thể kể đến như:

Cam kết lợi nhuận "khủng", đòn bẩy cao gấp nhiều lần, thậm chí là được mua cổ phiếu ưu đãi giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường, những lời quảng cáo này đã dụ dỗ được rất nhiều nhà đầu tư. Thời gian đầu, các app này để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, đối tượng sẽ tư vấn để "con mồi" nạp tiền nhiều hơn rồi sẽ khóa app, không cho rút tiền. Nhiều người đã trở thành nạn nhân, bị lừa đảo chiếm đoạt, không rút được tiền đầu tư.

Hay thông qua các app vay tiền, bên app vay tiền sẽ dùng các chiêu trò như cho khách hàng lập hồ sơ vay trực tuyến để đăng ký hồ sơ vay và gửi thông báo duyệt vay (dùng con dấu giả của ngân hàng). Tuy nhiên, khi khách hàng có yêu cầu vay thì các đối tượng này lại báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để làm thủ tục cho vay. Những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một số tiền để thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay. Nhưng sau khi đóng, khách hàng không nhận được tiền giải ngân và những kẻ lừa đảo sẽ lấy số tiền này và chặn mọi liên lạc. Dụ dỗ vay tiền trên nhiều ứng dụng: đối tượng lừa đảo lấy thông tin về khách hàng rồi liên hệ giới thiệu đến các ứng dụng vay tiền khác với nhiều ưu đãi hấp dẫn như: vay không lãi suất trong lần vay đầu tiên; Vay không cần chứng minh thu nhập, không cần thế chấp bất cứ thứ gì… Tuy nhiên, sau khi giải ngân, khách hàng sẽ không nhận được toàn bộ số tiền vay như đã thỏa thuận mà chỉ nhận được một phần hoặc không nhận được gì. Khi khách hàng không trả được số tiền đã vay, họ sẽ gửi link tải ứng dụng khác để tiếp tục vay để trả nợ. Cứ như vậy, khách hàng mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn vay nợ bởi vay lại và ôm số nợ lớn hơn gấp nhiều lần so với ban đầu. Ngoài ra, các app này còn thường dùng chiêu trò như yêu cầu người vay tiền chuyển tiền với lý do là các khoán thuế, phí khác, người vay tiền, do nhu cầu thường sẽ đáp ứng các khoản tiền bên app yêu cầu để nhanh chóng được giải ngân. Tuy nhiên, sau khi thực hiện đóng đầy đủ các khoản tiền theo app yêu cầu, kẻ lừa đảo sẽ tiến hành chặn mọi liên lạc. Thông thường, việc vay tiền qua app, khách hàng không có thông tin cụ thể của người môi giới, do đó, khi app cho vay không thực hiện việc giải ngân, khách hàng không thể tìm được kẻ môi giới để đòi tiền.

Bên cạnh đó, các app thường dùng một số chiêu trò khác để tạo dụng niềm tin từ khách hàng như: cam kết lãi cao, tuy nhiên, một hình thức lừa đảo bằng cách hứa trả lãi suất cao, nhưng không phải bằng tiền mặt. Họ sẽ phát hành một số dạng chứng khoán hoặc mã thông báo của dự án (hoặc công ty) cho những người tham gia, mặc dù các nhà đầu tư phải tham gia bằng tiền thật. Số tiền này hoặc các chứng khoán này sẽ không được rút hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường nội bộ do chủ sở hữu dự án chỉ định...
money trap 01 - traderviet.jpg


2. Lừa đảo qua app vay tiền, đầu tư cổ phiếu, tiền ảo, chứng khoán có đòi lại được không?


Việc vay tiền, mua cổ phiếu, tiền ảo, chứng khoán qua app, người bị lừa tiền qua các hình thức này thường rất khó để lấy lại được tiền, bởi các giao dịch thường được thực hiện thông qua internet, nên rất khó để có thể xác định được đối tượng lừa đảo, ngoài ra các hình thức lừa đảo qua app hiện nay thường được thực hiện rất tinh vi và chuyên nghiệp, nên rất khó để có thể xác định được người lừa đảo. Khi bị lừa đảo qua các hình thức như vay tiền, đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu,..... qua app, cần trình báo tới cơ quan công an để cơ quan chức năng hướng dẫn, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trình tự trình báo được tiến hành như sau:

Bước 1: Khi nhận thấy các app vay tiền, đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu,..... liên tục yêu cầu chuyển tiền, và nhận thấy có dấu hiệu của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người sử dụng app cần dừng việc chuyển tiền và trình báo vụ việc đến cơ quan công an để được hướng dẫn giải quyết.

Bước 2: Người trình báo thu thập các tài liệu chứng cứ liên quan đến app mà mình đã sử dụng, cùng với đó là thông tin những người hướng dẫn, giới thiệu việc dùng app. Việc cung cấp các thông tin này là vô cùng cần thiết, bởi cơ quan có chức năng chỉ tiếp nhận vụ việc khi có các căn cứ cho thấy có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật. Ngoài ra, các thông tin này là những thông tin quan trọng giúp lực lượng chức năng xác minh và làm rõ các vấn đề liên quan.

Bước 3: Gửi đơn trình báo tới cơ quan chức năng cùng với các tài liệu, chứng cứ về các đối tượng có liên quan. Các hình thức trình báo có thể tham khảo như:
  • Gửi trực tiếp đến trụ sở cơ quan chức năng;
  • Gửi thư;
  • Gửi qua thư điện tử.

Bước 4: Cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận đơn trình báo, nếu trong thẩm quyền theo quy định, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra để làm rõ, các nội dung được trình báo. Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết cơ quan chức năng sẽ chuyển tới cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.



3. Quy định của pháp luật về lừa đảo chiếm đoạt tài sản


Có thể nói việc lừa đảo qua app vay tiền, app mua cổ phiếu, trái phiếu là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Ngoài ra, có thể bị xử phạt lên tới 7 năm đến 15 năm tù theo quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015; phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân theo quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.



 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên