Breakout vs. Pullback - Trader nên lựa chọn cách trade nào là tốt nhất?

Breakout vs. Pullback - Trader nên lựa chọn cách trade nào là tốt nhất?

Breakout vs. Pullback - Trader nên lựa chọn cách trade nào là tốt nhất?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,039
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV41.png
Chủ đề liên quan
79234, 79213, 79186, 79145
Giao dịch breakout và pullback là hai trường phái giao dịch khá khác nhau, đây cũng là 2 cách thức giao dịch được rất nhiều anh em trader theo đuổi. Tuy nhiên thì trong hai cách thức này, đâu mới là cách thức giao dịch tốt hơn và trader chúng ta nên lựa chọn giao dịch theo cách nào?

Bài viết này sẽ bóc tách từng phương thức giao dịch và đưa ra câu trả lời cho vấn đề này nhé.


Breakout và Pullback là gì?


Dưới đây là định nghĩa của hai kiểu diễn biến giá này:
  • Pullback (hay cú hồi) là một động thái điều chỉnh của giá so với động thái thúc đẩy của xu hướng chính. Cú hồi được phân loại thành cú hồi đơn giản và cú hồi phức tạp.
  • Breakout (Phá vỡ) là hành động phá vỡ một mức giá quan trọng nào đó trên biểu đồ chẳng hạn như ngưỡng hõ trợ kháng cự hoặc phá vỡ một đỉnh đáy quan trọng nào đó trên biểu đồ.
Đối với giao dịch theo cú hồi thì tức là bạn đang tận dụng sóng điều chỉnh trong xu hướng để tìm cơ hội giao dịch khi con sóng hồi này kết thúc và đảo chiều đi theo xu hướng hiện tại của thị trường. Như hình bên dưới chẳng hạn:

1710219918987.png

Còn giao dịch phá vỡ lại xảy ra khi bạn thấy một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự bị giá phá vỡ, bạn sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh với kỳ vọng là giá tiếp tục đi theo hướng phá vỡ trước đó.

1710219937862.png


Trường hợp thất bại của giao dịch phá vỡ và theo cú hồi


Cú hồi thất bại như thế nào?

Khi một nhà giao dịch nhìn thấy thị trường thoái lui trong xu hướng mạnh, kết quả mong đợi là nó sẽ đảo chiều trở lại theo xu hướng trước đó.

Tuy nhiên thì sẽ có những điều khác có thể xảy ra trong cú hồi này:
  • Động lượng di chuyển theo hướng của cú hồi
  • Giá đảo ngược trở lại và đi ngang
  • Thất bại trong việc tạo ra đỉnh đáy mới
Động lực chống lại xu hướng

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

1710219990208.png


Trước đó thị trường có xu hướng tăng ổn định, và sau đó thì có một đợt giảm giá khá tốt. Ở đợt giảm giá này có thể thấy giá di chuyển trong một kênh giá giảm và nó phá vỡ nhịp tăng giá trước đó theo động lượng.

Không có bóng nến dưới được hình thành cho thấy người mua chưa thực sự bước vào thị trường để hỗ trợ cho đà tăng của giá.

Nếu như bạn giao dịch theo cú hồi thì đây là kiểu thị trường bạn nên loại bỏ khỏi danh sách của mình.




Giá đi ngang sau cú hồi

Như hình bên dưới:

1710220011100.png


Bạn có thể thấy giá hồi nhưng thay vì đảo chiều theo đợt tăng giá trước đó thì nó lại đi ngang trong một phạm vi giao dịch.

Ba ngày sau khi giá giảm, bạn thấy có một nến đảo chiều, nếu như bạn mua vào ở nến này thì đây sẽ là một giao dịch khó khăn vì sau đó giá không hề đảo chiều tăng lên mà cứ đi ngang trong nhiều ngày sau đó.

Thất bại trong việc tạo đỉnh đáy mới

Trong một thị trường có xu hướng thì chúng ta kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó, nghĩa là hình thành được đỉnh cao hơn trong xu hướng tăng hoặc đáy thấp hơn trong xu hướng giảm.

Và một khi giá không làm được điều đó thì chúng ta có thể nghĩ đến chuyện giá sẽ hình thành một phạm vi giao dịch.

Như ví dụ trong biểu đồ bên dưới:

1710220027498.png


Cú hồi có nến nhỏ, thậm chí là đuôi nến dưới cho thấy thị trường tích lũy giai đoạn ngắn (Mũi tên đầu tiên). Giá đang ở gần mức kháng cự.

Tiếp theo nhìn qua mũi tên thứ 2 trên biểu đồ, nến inside bar được hình thành và đây là một nến giảm giá thực sự mạnh, có giá đóng cửa gần với đáy của nến trước đó, đây có thể là tín hiệu tốt để thoát lệnh mua trước đó với nến tăng giá.

Và sau đó thì bạn thấy giá đi ngang chứ không hình thành được tín hiệu tăng giá nào cả. Đỉnh trước không bị phá vỡ hình thành đỉnh cao hơn cho thấy đà tăng của giá đang gặp khó khăn.

Ba trường hợp nêu trên là những trường hợp không nên giao dịch theo cú hồi trong xu hướng.


Sự thất bại của tín hiệu phá vỡ

Khi bạn có thể xác định được mức kháng cự hỗ trợ, thì bạn có thể xem xét phạm vi giao dịch để tìm điểm giao dịch phá vỡ.

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp thị trường phá vỡ thất bại, hay còn gọi là phá vỡ giả.

Các bạn nhìn hình bên dưới này:

1710220052168.png


Xác định được vùng giá phạm vi, khi giá phá vỡ trên vùng này sẽ được gọi là phá vỡ. Các nhà giao dịch thường sử dụng lệnh dừng mua tại những mức này để giao dịch.

Hoặc như ví dụ bên dưới:

1710220065168.png


Các nhà giao dịch sẽ giao dịch khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự.

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp giá phá vỡ thất bại như hình bên dưới:

1710220078923.png


Giá đã đóng cửa lên trên mức kháng cự và hoạt động ở đó một thời gian nhưng sau đó lại quay đầu đảo chiều ngược trở lại vùng giá phạm vi. Tuy nhiên sau đó thị trường cũng đã quay trở lại và tăng lên mạnh mẽ.


Giữa Breakout và Pullback, đâu mới là cách thức giao dịch tốt hơn?


Thực ra không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này đâu. Bởi vì mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó nhưng điều quan trọng là cả hai phương thức này đều có thể kiếm được lợi nhuận, điều quan trọng là bạn sử dụng nó có đúng cách hay không thôi.

Trên thực tế thì bạn cũng có thể dùng cả hai phương thức giao dịch này kết hợp lại với nhau như một phần trong chiến lược giao dịch của mình.

Như ví dụ bên dưới đây:

1710220106061.png


Cú hồi đầu tiên sau khi phá vỡ thường là một điểm giao dịch lý tưởng. Nếu như bạn có thể nắm bắt được điểm này, bạn không những có thể tìm được điểm vào lệnh lợi thế mà còn có thể bắt được động thái lớn trên thị trường.


Cách để giao dịch như thế nào?
  • Đầu tiên là bạn cần tìm ra vùng giá phạm vi
  • Chờ giá vượt ra khỏi phạm vi giao dịch, ít nhất là trong ngắn hạn động lượng thị trường nên duy trì theo hướng phá vỡ đó
  • Sau đó giá hồi ngược trở lại xung quanh điểm phá vỡ
  • Sau đó có thể tìm tín hiệu vào lệnh chẳng hạn như tín hiệu từ mô hình nến để xác nhận cho điểm vào
Thêm một ví dụ nữa về cách kết hợp cả hai phương thức giao dịch này lại với nhau:

1710220135149.png


Vậy cho nên, thay vì bạn ngồi suy nghĩ cách giao dịch nào tốt hơn và mình nên chọn cách nào thì cũng có thể kết hợp hai cách thức này lại với nhau, như thế chẳng phải sẽ giúp bạn có được xác suất thành công cao hơn hay sao?

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: netpicks
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên