Cách kết hợp MACD và RSI để dự đoán bước chuyển lớn của thị trường

Cách kết hợp MACD và RSI để dự đoán bước chuyển lớn của thị trường

Cách kết hợp MACD và RSI để dự đoán bước chuyển lớn của thị trường

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
MACD và RSI đều là những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và hiệu quả được các nhà giao dịch sử dụng để đo lường sức mạnh của xu hướng, xác định các điểm đảo chiều quan trong hay các điều kiện thị trường quá mua quá bán.

Nếu như kết hợp MACD và RSI thì liệu chúng ta có thể dự đoán được được bước chuyển lớn tiếp theo của thị trường không? Và dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi này.

Ý nghĩa của MACD và RSI trong phân tích kỹ thuật


MACD có thể giúp nhà giao dịch xác định được thời điểm thị trường có thể đảo chiều tiềm năng, vì nó đo lường sự hội tụ và phân kỳ của các đường trung bình động, cho thấy sự thay đổi của sức mạnh thị trường. Các nhà giao dịch sử dụng chỉ báo MACD cùng với những công cụ phân tích kỹ thuật khác để tạo ra tín hiệu giao dịch và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Chỉ báo RSI là một chỉ báo dao động đo lường động lượng và cường độ biến động của giá. Nó cho chúng ta biết thị trường đang ở trong trạng thái quá mua hoặc quá bán, làm nổi bật khả năng đảo chiều của xu hướng. Trong đó mức quá mua là khi RSI có giá trị trên mức 70 và ngược lại mức quá bán là khi RSI có giá trị dưới mức 30.

Vai trò của MACD và RSI trong phân tích kỹ thuật


Khi kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác thì MACD và RSI sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường cũng như cải thiện được độ chính xác của tín hiệu giao dịch.

upload_2024-3-7_11-8-7.png


Dưới đây là một vài điểm quan trọng trong tín hiệu của MACD và RSI cung cấp trong phân tích kỹ thuật:
  1. Xác định khả năng đảo chiều xu hướng, đối với MACD thì tín hiệu giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu chính là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường thay đổi. Sẽ cung cấp cho trader điểm vào lệnh hoặc thoát lệnh tiềm năng.
  2. Xác định tính trạng quá mua hoặc quá bán của thị trường: Chỉ báo RSI có thể giúp chúng ta xác định được tín hiệu này, và đó cũng được xem như là những điểm đảo chiều tiềm năng của thị trường.
  3. Xác nhận tín hiệu giao dịch: Bằng cách kết hợp tín hiệu từ chỉ báo MACD và RSI, sẽ có thể gia tăng độ tin cậy cho tín hiệu giao dịch của mình. Khi cả hai chỉ báo hợp lưu và cùng xác nhận cho một tín hiệu cụ thể, nó sẽ củng cố cho xác suất thành công và mang lại niềm tin hơn cho nhà giao dịch.
  4. Cung cấp thông tin chi tiết về phạm vi giao dịch: Histogram của chỉ báo MACD có thể giúp nhà giao dịch xác định được thời điểm thị trường di chuyển trong một phạm vi giao dịch.
  5. Phân tích mô hình phân kỳ: Tín hiệu phân kỳ của thị trường với cả hai chỉ báo MACD và RSI là những tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều xu hướng.
Bằng cách kết hợp hai chỉ báo này, nhà giao dịch có thể tạo ra tín hiệu giao dịch và thực hiện các chiến lược giao dịch khác nhau. Và dưới đây là sự kết hợp của hai chỉ báo này, xem nó có thể cung cấp tín hiệu gì cho trader chúng ta nhé.



Tín hiệu giao cắt trên MACD và RSI trong Swing trading


Chiến lược giao cắt giữa MACD và RSI là một chiến lược giao dịch theo xu hướng, chiến lược này đặc biệt hiệu quả trong việc nắm bắt những thay đổi xu hướng thị trường trung hạn và có thể áp dụng được nhiều thị trường khác nhau.

Biểu đồ ngày sẽ là biểu đồ lý tưởng cho chiến lược này.

Các bạn nhìn hình bên dưới là chiến lược giao dịch được kết hợp bởi hai chỉ báo MACD và RSI:

upload_2024-3-7_11-9-22.png


Và đây là tín hiệu giao dịch mà chúng ta có thể tận dụng được từ hai chỉ báo:
  • Khi đường MACD cắt lên phía trên đường tín hiệu cho thấy động lượng thị trường chuyển qua tăng giá mạnh.
  • Tiếp theo là chỉ báo RSI thể hiện thị trường đang ở trạng thái quá bán, cũng là một tín hiệu đảo chiều tăng giá tiềm năng
  • Khi cả hai tín hiệu này cùng hợp lưu tại gần như một thời điểm thì chúng ta có thể cân nhắc mua lên trong điều kiện này. Có thể chờ thêm tín hiệu xác nhận từ hành động giá hoặc giao dịch ngay tại thời điểm hiện tại của thị trường
Và tương tự như vậy, tín hiệu bán sẽ ngược lại, đó là khi đường MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu và chỉ báo RSI đang ở vùng quá mua.

Bằng cách sử dụng tín hiệu giao cắt giữa hai chỉ báo MACD và RSI này chúng ta có thể xác định được điểm vào lệnh tiềm năng và phù hợp với thị trường hiện tại.

Hơn nữa tín hiệu giao cắt này cũng cho phép chúng ta có thể dự đoán được hướng đi của thị trường trong ngắn hạn.

Chiến lược này cũng có thể kết hợp thêm với những chỉ báo kỹ thuật khác hoặc thêm sự xác nhận của hành động giá để gia tăng khả năng thành công của chiến lược hơn nhé.






MACD kết hợp RSI trong Day trading


MACD và RSI cũng có thể kết hợp giao dịch ngắn hạn, đặc biệt là giao dịch trong ngày. Tín hiệu giao dịch chính vẫn là tín hiệu giao cắt của hai chỉ báo kỹ thuật này thôi.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2024-3-7_11-10-8.png

Cơ hội mua lên tiềm năng được hình thành khi thấy đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu và chỉ báo RSI nằm bên dưới mức quá bán.

Tương tự ngược lại cho tín hiệu bán, được hình thành khi thấy đường MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu và chỉ báo RSI nằm phía trên vùng quá mua.

Nếu như mua ở vùng hỗ trợ quan trọng hoặc bán ở vùng kháng cự quan trọng sẽ càng gia tăng xác suất thành công hơn cho chiến lược.

Đối với kỹ thuật giao dịch trong ngày này thì chúng ta có thể sử dụng khung M15 trở xuống để giao dịch ngắn hạn nhé.

Chiến lược giao dịch phân kỳ với MACD và RSI


Với tín hiệu phân kỳ thì các bạn cũng biết đây là chiến lược giao dịch đảo chiều, với tín hiệu xác nhận là tín hiệu phân kỳ từ cả hai chỉ báo MACD và RSI.

Sự phân kỳ đơn giản là khi chuyển động giá đi theo hướng ngược lại với hướng di chuyển của chỉ báo kỹ thuật. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường có thể thay đổi xu hướng tiềm năng.

Các bạn nhìn hình bên dưới là kỹ thuật giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ từ hai chỉ báo này:

upload_2024-3-7_11-10-54.png

Nếu như thị trường hình thành tín hiệu phân kỳ trên cả hai chỉ báo MACD và RSI thì đó chính là cơ hội mua lên tiềm năng.

Tín hiệu này đặc biệt chính xác hơn trong biểu đồ ngày. Và ngoài ra thì bạn có thể kết hợp thêm chỉ báo kỹ thuật khác xác nhận lại cho khả năng đảo chiều từ tín hiệu phân kỳ của hai chỉ báo.

Như biểu đồ trên thì chúng ta thấy thị trường hình thành tín hiệu phân kỳ tăng giá trên cả MACD và RSI, tức là giá hình thành đáy thấp hơn trong khi chỉ báo MACD và RSI lại hình thành đáy cao hơn.

Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang yếu đi, có khả năng đảo chiều tăng giá, là cơ hội tốt để có thể mua lên.



Nói tóm lại


Nếu như bạn kết hợp MACD và RSI sẽ cung cấp cho bản thân rất nhiều những tín hiệu kỹ thuật quan trọng hỗ trợ cho quá trình phân tích rất hiệu quả. Chẳng hạn như:
  • Tín hiệu giao cắt trên MACD cho chúng ta biết tín hiệu về động lượng cũng như hướng đi của thị trường
  • Tín hiệu quá mua quá bán trên RSI có thể giúp chúng ta biết được điều kiện thị trường quá mua quá bán từ có đánh giá được khả năng đảo chiều của thị trường
  • Tín hiệu phân kỳ từ hai chỉ báo MACD và RSI là tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ
  • Từ những tín hiệu này có thể giúp chúng ta dự đoán được hướng đi của thị trường, cung cấp điểm vào lệnh thoát lệnh tiềm năng.
Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: netpicks
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên