Giao dịch theo mô hình Loa kèn - Megaphone Pattern

Giao dịch theo mô hình Loa kèn - Megaphone Pattern

Giao dịch theo mô hình Loa kèn - Megaphone Pattern

dongoviet

Active Member
216
358
Mô hình Megaphone này thì bác @Fliter đã đăng trên này từ 2018:

https://traderviet.org/t/tat-tan-tat-ve-mo-hinh-gia-huyen-thoai-megaphone-pattern.15206/

Tuy nhiên, trong bài trên thì bác @Fliter chưa dịch hết các kiểu giao dịch của mô hình. Nay mình dịch lại đầy đủ, cũng từ chung một nguồn:

https://blog.elearnmarkets.com/how-to-trade-megaphone-pattern/

Một số chỗ in nghiêng trong bài là ý kiến riêng của mình.

Sơ lược về mô hình Megaphone:
  • Megaphone là mô hình bao gồm tối thiểu hai đỉnh tăng dần (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) và hai đáy thấp dần (đáy sau thấp hơn đáy trước) - tạo ra hình dạng cái loa - Megaphone.
  • Mô hình Megaphone nói chung được hình thành khi thị trường có sự biến động tăng dần, và có vẻ như các nhà giao dịch không tự tin về hướng đi tiếp theo của thị trường (thể hiện ở chỗ tạo ra các đỉnh tăng dần và các đáy thấp dần).
  • Mô hình Megaphone có thể mang lại cho trader các chiến lược / kiểu giao dịch khác nhau.
  • Mô hình này có thể được giao dịch theo hướng thất bại trong sự hình thành nó (kiểu như phá vỡ giả) với điều kiện là cần phải có tín hiệu nhận diện sự phá vỡ bị thất bại một cách chính xác.
    (Với cá nhân mình thì đây là cách thức giao dịch chính của mô hình này - đương nhiên là cần kết hợp với các tín hiệu / điều kiện khác).
  • Thông thường thì một mô hình giá là không đủ cơ sở để ra quyết định giao dịch, bạn cần phải kết hợp với các chỉ báo khác để lựa chọn giá vào lệnh và thoát lệnh.
new-piktochart_29192361-2_1054.jpeg




1/ Mô hình Megaphone là gì?


Megaphone là một mô hình giá bao gồm tối thiểu hai đỉnh tăng dần (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) và hai đáy thấp dần (đáy sau thấp hơn đáy trước). Mô hình Megaphone nói chung được hình thành khi thị trường có sự biến động tăng dần, và có vẻ như các nhà giao dịch không tự tin về hướng đi tiếp theo của thị trường. Mẫu hình này thường xuất hiện khi giá quay trở lại tiếp cận với một đỉnh / đáy quan trọng. Khung thời gian càng lớn thì mô hình này càng hoạt động tốt. Tuy nhiên, các trader thường áp dụng mô hình này trong các khung thời gian D1 hoặc W1.

Hình bên dưới là sơ đồ mô hình Megaphone - bên trái là Megaphone tăng giá và bên phải là Megaphone giảm giá:

Uptrend-Megaphone.png


2/ Nhận diện mô hình Megaphone như thế nào?


Nói chung, mô hình Megaphone được hình thành bao gồm 5 đỉnh đáy swing, trong đó có tối thiểu hai đỉnh tăng dần - đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và hai đáy thấp dần - đáy sau thấp hơn đáy trước. Đường thẳng nối giữa các điểm 1, 3 hợp với đường thẳng nối giữa các điểm 2, 4 của mô hình tạo ra một kênh giá mở rộng (hình loa kèn - Megaphone Pattern).

Hai đường thẳng này tạo nên hình dạng như là một cái loa - Megaphone - hay là một tam giác cân đảo ngược. Các đỉnh đáy swing này phải đóng nến bên trên hay bên dưới các điểm xoay trước đó, hình thành nên các mức swing cao dần (R1, R2, R3) / thấp dần (S1, S2, S3) (có lẽ tác giá muốn nói đến các đỉnh đáy nhọn hình chữ V).

Sự phá vỡ được cho xảy ra (mô hình được hình thành) khi đường giá không tôn trọng đường kháng cự / hỗ trợ được tạo ra bởi các đỉnh đáy swing nói trên - đường biên trên và biên dưới của kênh giá mở rộng, đồng thời đóng nến bên ngoài biên trên / biên dưới của cái loa, đồng thời với việc hình thành nên điểm xoay thứ 5 (sau khi đã có tối thiểu hai đỉnh tăng dần và hai đáy thấp dần trước đó).

pivots-line.png


3. Các đặc trưng của mô hình Megaphone:


a. Volume:


Volume đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận (theo hướng phá vỡ) của mô hình này.
Tại đỉnh của mô hình Megaphone, volume thường đạt đỉnh cùng với giá.

Nếu như volume của phiên nến xác nhận cho sự hình thành của mô hình Megaphone trên đường giá thì đó là một tín hiệu xác nhận mạnh mẽ.


b. Hành vi giá của mô hình:


Khi mô hình giá đang hình thành, nó thể hiện sự tranh đấu ngày càng quyết liệt giữa phe mua chủ động và phe bán chủ động thay phiên nhau kiểm soát thị trường.

Tại một nhịp tăng giá mà kết quả tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, phe mua đã tạm thời chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, ưu thế này nhanh chóng bị phủ định khi, ngay sau đó, phe bán nhảy vào và đạp giá xuống tạo nên một đáy giá thấp hơn đáy trước đó.

Tuy nhiên, tại thời điểm hình thành mô hình theo hướng phá vỡ, một trong hai bên có sức mạnh vượt trội sẽ chiến thắng để đẩy giá đi về một phía.

c. Mục tiêu giá - Price Target:


Giá mục tiêu ở đây là mức độ biến động giá có thể đi được sau khi mô hình được hình thành (phá vỡ).

Bạn cần phải cân nhắc xem liệu mục tiêu giá của mô hình có đủ để mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho bạn, sau khi trừ các khoản phí giao dịch.

Nguyên tắc chung lý tưởng là giá mục tiêu phải lớn hơn 5% giá vào lệnh (trong thị trường cổ phiếu / giao ngay,...), tuy nhiên bạn cũng có thể xem xét một điểm thoát lệnh khác nếu nó có lợi thế hơn theo khẩu vị của bạn.

4. Các phương pháp giao dịch theo mô hình Megaphone:


Mô hình Megaphone được cho là mang lại các cơ hội giao dịch tiềm năng cho các nhà giao dịch.
Nhà giao dịch có thể sử dụng mô hình này để thiết lập các chiến lược khác nhau:
  • Giao dịch phá vỡ;
  • Giao dịch nắm giữ vị thế lâu dài (Swing);
  • Giao dịch bẫy giá khi mô hình phá vỡ thất bại.

a. Giao dịch phá vỡ:


Một khi giá phá qua kênh giá mở rộng (được hình thành bởi 2 đỉnh tăng dần ở trên và 2 đáy thấp dần ở dưới), hình thành điểm xoay thứ 5 và đóng nến bên ngoài đường biên trên hoặc biên dưới, một sự phá vỡ được xác nhận, Sự phá vỡ có thể xuất hiện ở biên trên hoặc biên dưới của mô hình.

Tùy thuộc vào điều kiện của thị trường và vị trí hình thành của mô hình Megaphone trên biểu đồ, sự phá vỡ có thể được xảy ra theo hướng tăng giá hoặc giảm giá.

tvc_f78b05f01712edb72af4cc32a164bfdb.png


Hình trên là biểu của cổ phiếu Sensex vào tháng 7 năm 2016. Chúng ta có thể thấy rằng giá trước đó đã có một nhịp tăng giá mạnh mẽ. Vào đầu tháng 6, sau nhịp tăng giá đó, giá bắt đầu hình thành mô hình Megaphone trong vòng khoảng 1 tháng. Xu hướng tăng được tiếp diễn sau khi giá phá vỡ đường biên trên của mô hình tại điểm (5).

Sau một nhịp tăng giá kéo dài, giả sử mô hình Megaphone được hình thành ngay tại vùng đỉnh giá (của nhịp tăng kéo dài), và nếu hành động giá là phá vỡ xuống biên dưới của mô hình được xác nhận, khi đó mô hình Megaphone đóng vai trò là tín hiệu của sự đảo chiều của cả xu hướng tăng (trước đó).

Tuy nhiên, nếu như giá phá vỡ đóng cửa bên trên biên trên của mô hình và tạo nên một đỉnh cao hơn, khi đó mô hình xem như được hình thành theo hướng phá vỡ và là một mô hình tiếp diễn xu hướng. Các nhà giao dịch có thể xem xét tham gia giao dịch khi giá có sự phá vỡ, đóng cửa bên ngoài kênh giá của mô hình, để có sự xác nhận tốt nhất về hành vi giá phá vỡ.



b. Giao dịch Swing:


Mặc dù là một mô hình giá có tính hình học cao, mô hình Megaphone có khuynh hướng tôn trọng các mức Fibonacci. (Tuy nhiên) việc tôn trọng và bám theo các mức Fibonacci mà bỏ qua các mức giá (line) quan trọng ( pivot) là không nên. Do đó, mô hình giá Megaphone sẽ đưa ra cho chúng ta một “đường giá đại diện” của nó, chính là đường nằm giữa “cách đều” các đỉnh đáy tăng dần và thấp dần của mô hình, các đỉnh đáy này đóng vai trò là các kháng cự hỗ trợ trong vùng giá được tạo ra bởi mô hình Megaphone.

pivots-line (1).png


Đối với các giao dịch mua, R1 và R2 đóng vai trò là các kháng cự và S1 và S2 đóng vai trò là các hỗ trợ của các vị thế bán.

(Tác giả này, cũng như trong nhiều tài liệu PTKT, các trader thường giao dịch theo kiểu breakOut / tiếp diễn, nên họ diễn giải theo kiểu như trên; có nghĩa là mua vào khi giá phá kháng cự, bán ra khi giá phá hỗ trợ).

Trong trường hợp giao dịch tiếp diễn theo hướng phá vỡ mô hình, việc tìm một điểm chốt lời trong trường hợp này tương đối khó, vì trong trường hợp này (giá đã thoát khỏi mô hình hình học), chúng ta không thể tìm được một điểm giá hoàn hảo về mặt hình học để thoát lệnh. Tuy nhiên, các nhà giao dịch có thể ấn định mức giá chốt lời tối thiểu (hoặc từng phần) tại mức giá đã đi được 60% biên độ giá tại điểm phá vỡ của Mô hình (chiều dài đường kẻ màu đỏ ở hình bên dưới), cho cả hướng tăng và hướng giảm sau khi giá phá vỡ mô hình.

Target.jpg

jet-airways-1.png

Hình trên là biểu đồ giá d1 của Jet Airways. Sau một xu hướng giảm, giá (hồi lên lại vùng giằng co trước đó) hình thành mô hình Megaphone. Đường màu xanh thẳng đứng phía trên là khoảng cách giá lớn nhất giữa kháng cựhỗ trợ của mô hình (ở trên mình gọi là biên độ giá lớn nhất của mô hình), đường màu xanh thẳng đứng bên dưới có độ dài khoảng 60% đường màu xanh bên trên, chúng ta có thể đặt TP ở đó.



c. Giao dịch theo hướng thất bại trong việc phá vỡ mô hình (Failures):


Mẫu hình này cũng được sử dụng để giao dịch theo hướng thất bại (trong việc phá vỡ) tuy nhiên việc nhận diện sự thất bại này đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Vậy thì, chúng ta nhận diện "sự thất bại” này như thế nào?

failure-1.jpg


Sau khi giá hình thành nên hai đỉnh tăng dần và hai đáy thấp dần, ta nối hai đỉnh này tạo ra đường biên trên và hai đáy tạo ra đường biên dưới của mô hình giá.
Một sự thất bại - failure - được cho là đã xảy ra khi giá thất bại trong việc phá vỡ lên trên đường biên trên hoặc thất bại trong việc phá vỡ xuống dưới đường biên dưới của mô hình, sau khi giá hình thành nên đỉnh hoặc đáy thứ 5 của mô hình giá.

Giả sử đang trong điều kiện thị trường tăng giá, xuất hiện mô hình giá Megaphone mà cuối cùng giá thất bại trong việc phá vỡ biên trên của mô hình, các nhà giao dịch có thể vào một lệnh bán khi giá giảm xuống bên dưới mức swing thứ 3 - hình bên trái.

Ở kịch bản tương tự cho một lệnh mua lên, khi thị trường đang ở trong pha giảm giá mà giá thất bị trong việc phá vỡ xuống dưới đường biên dưới của mô hình, các nhà giao dịch sẽ vào một lệnh mua lên khi giá tăng lên trên khỏi đáy swing thứ 3 - hình bên phải.

(Đối với cá nhân mình, người dịch bài này, mình chỉ xem xét giao dịch failure theo hướng mua lên chỉ khi xu hướng tổng thể của khung thời gian hiện tại - khung thời gian mà Megaphone hình thành /hoặc khung thời gian lớn - HTF là TĂNG GIÁ, tương tự cho hướng bán).

Megaphone-failure-1.png


Hình trên là chart d1 cổ phiếu TCS, chúng ta có thể thấy rằng giá có khuynh hướng tôn trọng các vùng giá đỉnh đáy đã được tạo ra của loa kèn và sau đó thì giá bám theo đường biên dưới của mô hình. Trở lại lệnh giao dịch, sau khi giá thất bại trong việc phá vỡ lên đường biên trên của mô hình (đường thẳng nối giữa hai đỉnh tăng dần là 1 và 3) tại đỉnh 5 và đóng nến vào bên trong loa kèn, chúng ta có thể mở một vị thế bán khi giá giảm xuống bên dưới đỉnh swing số 3 (đường kẻ màu đen).

Happy trading!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn bác @dongoviet đã đóng góp cho anh em. Mình xin phép cho ra trang chủ để anh em tiếp cận được nhiều hơn nhé! Thx!
 
(Chạy rồi mới dám nói :))
Mẫu hình Megaphone trên cậu vàng tuần rồi:
TradingView_Screenshot_1708747917365.jpg

- Cấu trúc / xu hướng chung là giảm (Bearish BOS), giá đang hồi về đến vùng bán của cấu trúc này;
- Tại đây, giá đã hình thành các đỉnh R1, R2 cao dần, đáy S1, S2 thấp dần theo mô hình Megaphone;
Từ đáy S2, giá đi lên chạm đường biên trên của Megaphone tại R3.
Giao dịch theo hướng mô hình thất bại: Đặt lện SellStop tại mức giá (bên dưới) R2, SL tại R3, TP1 tại S2.
Về mặt lý thuyết, trade này có thể trailing stop theo biên dưới của Megaphone.
RR của trade đâu đó khoảng 4.5.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên