Giữa Bollinger Bands và Keltner Channel trader nên lựa chọn chỉ báo nào để giao dịch?

Giữa Bollinger Bands và Keltner Channel trader nên lựa chọn chỉ báo nào để giao dịch?

Giữa Bollinger Bands và  Keltner Channel trader nên lựa chọn chỉ báo nào để giao dịch?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,404
29,060
Chỉ báo Keltner Channel và chỉ báo Bollinger Bands có thể nhìn giống nhau nhưng thực tế 2 chỉ báo này khác nhiều về nhiều mặt.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands và cách áp dụng từng chỉ báo vào trong giao dịch.

Sự khác biệt của chỉ báo Keltner Channel và chỉ báo Bollinger Bands


Thực tế thì hai chỉ báo này có nhiều sự khác biệt đó là nằm trong công thức tính cũng như cách chúng được sử dụng trong việc phân tích và giao dịch.

Các bạn nhìn hình bên dưới là chỉ báo Keltner Channel:

upload_2023-12-20_11-10-45.png




Ta thấy chỉ báo Keltner Channel sử dụng đường trung bình động và phép tính dựa trên mức độ biến động để vẽ được các dải band trên và band dưới, trong khi chỉ báo Bollinger Bands lại sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán 2 đường band ngoài. Các bạn nhìn hình bên dưới là chỉ báo Bollinger Bands:

upload_2023-12-20_11-11-2.png


Chỉ báo Bollinger Bands là một trong những chỉ báo tốt nhất để giao dịch ngắn hạn vì phản ứng của nó khá nhạy với thay đổi trong hành động giá. Còn chỉ báo Keltner Channel thì lại phù hợp hơn trong giao dịch dài hạn vì chúng ít bị ảnh hưởng bởi những biến động giá trong ngắn hạn.

2 chỉ báo kỹ thuật này cung cấp cho nhà giao dịch một vài lợi thế lớn vì nó có thể giúp trader có được cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá của thị trường.

Dưới đây là bảng so sánh về vai trò khác nhau của 2 chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands:

upload_2023-12-20_11-17-24.png



Giao dịch chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands


Có nhiều cách để áp dụng 2 chỉ báo này để giao dịch, dưới đây là một vài cách thức mà các bạn có thể tham khảo.

Một chiến lược đơn giản nhưng lại khá hiệu quả đó là mua khi giá chạm vào đường band dưới của chỉ báo Bollinger Band và bán khi giá chạm vào đường band trên của chỉ báo Keltner Channel.

Một chiến lược khác đó là bạn có thể theo dõi sự phân kỳ tăng hoặc giảm giữa giá và đường trung bình động của chỉ báo Keltner Channel.

Cá bạn nhìn hình bên dưới là sự kết hợp giữa 2 chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands để giao dịch đảo chiều tại các đường band ngoài:

upload_2023-12-20_11-17-50.png


Tuy nhiên thì chúng ta có thể tận dụng thêm chỉ báo hỗ trợ kháng cự để gia tăng xác suất thành công của chiến lược. Nếu như bạn không sử dụng chỉ báo kỹ thuật mà có thể xác định vùng hỗ trợ kỹ thuật bằng mắt cũng được với điều kiện là bạn đã có kỹ năng xác định được các vùng hỗ trợ kháng cự mạnh trên biểu đồ.

Khi kết hợp thêm các vùng hỗ trợ kháng cự vào trong 2 chỉ báo này thì xác suất thị trường đảo chiều từ vùng band ngoài của chỉ báo sẽ cao hơn rất nhiều.

Và để tận dụng tốt nhất lợi thế của chỉ báo thì tốt nhất là bạn nên giao dịch chỉ báo này trong điều kiện thị trường có xu hướng, vì các chỉ báo này có thể tạo ra các tín hiệu nhiễu, không đáng tin cậy nếu như bạn giao dịch chúng trong điều kiện thị trường đi ngang, không rõ xu hướng hoặc là những giai đoạn thị trường biến động mạnh.






Cẩn thận với những tín hiệu kém chất lượng


Một nhược điểm của chỉ báo Bollinger Bands đó là nó có thể cung cấp cho trader tín hiệu sai trong điều kiện thị trường đi ngang. Trong điều kiện thị trường đi ngang thì giá của tài sản di chuyển trong một phạm vi nhất định và chỉ báo này có thể di chuyển sát vào nhau. Như vậy thì trong điều kiện này nó cung cấp cho chúng ta rất ít hoặc thậm chí là không có tín hiệu mua bán nào chính xác cả.

Một nhược điểm khác của chỉ báo Bollinger Bands đó là nó có thể được điều chỉnh để phù hợp với các phong cách giao dịch khác nhau, cho nên mỗi nhà giao dịch lại có một cách diễn giải tín hiệu tử chỉ báo này khác nhau.

Chỉ báo Keltner Channel cũng có những nhược điểm riêng, một là chỉ báo này dựa trên ATR, đây là một chỉ báo cung cấp tín hiệu về biến động giá của thị trường. Vậy thì trong điều kiện thị trường biến động thấp, Keltner Channel sẽ bị thu hẹp lại và nó có thể không cung cấp tín hiệu mua hoặc bán rõ ràng cho chúng ta.

Ngoài ra thì trong giai đoạn được sử dụng để tính toán ra giá trị của ATR, giai đoạn đó chỉ báo Keltner Channel sẽ rất nhạy cảm với biến động giá. Khoảng thời gian ngắn hơn sẽ dẫn đến biến động giá của kênh rộng hơn và nhiều tín hiệu tiềm năng hơn, trong khi khoảng thời gian dài hơn thì kênh sẽ hẹp hơn và ít tín hiệu giao dịch tiềm năng hơn.

Chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands co thắt


Như vậy anh em nhớ một điểm rằng cả 2 chỉ báo này tốt nhất nên được sử dụng trong điều kiện thị trường có xu hướng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta không tận dụng được giai đoạn thị trường đi ngang hoặc tích lũy để giao dịch được.

Trong điều kiện thị trường đi ngang hoặc tích lũy thì cả 2 chỉ báo cung cấp cho chúng ta tín hiệu gì? Và nó có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho điều gì?

Cả 2 chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands co thắt lại khi thị trường biến động thấp. Nhưng đây cũng được coi như là giai đoạn mà thị trường có thể sắp xuất hiện biến động cao.

Sau giai đoạn co thắt, nếu như giá xuyên qua dải trên hoặc dải dưới của 2 chỉ báo thì giá có thể tiếp tục đi theo hướng đó và chúng ta có thể tìm cơ hội giao dịch theo xu hướng.

Nghĩa là sau khi chỉ báo Bollinger Bands co thắt, giá xuyên qua dải band trên, thì lúc này bạn có thể mua vào tài sản đó và hy vọng giá tiếp tục đi theo hướng phá vỡ giai đoạn co thắt.

Như hình bên dưới:

upload_2023-12-20_11-19-3.png




Nếu như muốn có thêm sự xác nhận cũng như là gia tăng xác suất thành công cho chiến lược giao dịch này thì bạn có thể sử dụng thêm ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Vì nếu như giá phá vỡ khỏi một giai đoạn biến động thấp, tức chỉ báo Bollinger Bands co thắt đồng thời còn phá vỡ ngưỡng hỗ trợ kháng cự thì tín hiệu phá vỡ sẽ càng thêm phần chất lượng.

Nói tóm lại


Việc lựa chọn chỉ báo nào để giao dịch thì còn tùy thuộc vào phong cách giao dịch của bạn. Ví dụ như một nhà giao dịch trong ngày có thể chọn chỉ báo Bollinger Bands thay vì Keltner Channel vì nó phản ứng nhanh với giá hơn.

Tuy nhiên những người giao dịch theo xu hướng có thể dựa vào sự ổn định mà chỉ báo Keltner Channel mang lại.

Tuy nhiên thì các bạn phải nhớ một điều rằng chỉ dựa vào một trong hai chỉ báo này thì khó mà có được kết quả giao dịch nhất quán. Muốn cải thiện hiệu suất giao dịch bạn nên kết hợp thêm với chỉ báo kỹ thuật khác hoặc những tín hiệu giao dịch hợp lưu khác mới thực sự giúp bạn kiếm được lợi nhuận dựa vào 2 chỉ báo này.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: fxssi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 212 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 33 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 2,421 Xem / 104 Trả lời
  • KAKALAT trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 15,697 Xem / 50 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,904 Xem / 90 Trả lời
  • captainfx trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 17,136 Xem / 17 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên