Góc Trải nghiệm Chap20: Sự cân bằng giữa Kỷ luật & Rủi ro

Góc Trải nghiệm Chap20: Sự cân bằng giữa Kỷ luật & Rủi ro

Góc Trải nghiệm Chap20: Sự cân bằng giữa Kỷ luật & Rủi ro

LuTienSinh

Active Member
870
5,723
Hello anh em,

Đến hẹn lại lên và câu chuyện cuối tuần này tui mang đến cho anh em là xoay quanh 1 mối mâu thuẫn có thể gọi là kinh điển trong Trading ấy là: Sự cân bằng giữa tính Kỷ luật và Hành vi mang tính Rủi ro cao!

Vì sao gọi là sự mâu thuẫn kinh điển?

Về cơ bản, thì mỗi chúng ta đều hiểu một thực tế rằng: "high risk - high return", nôm na là muốn có nhiều lợi nhuận thì cần phải chấp nhận một cuộc chơi có nhiều rủi ro tương ứng. Thế nhưng việc Trading lại cần đảm bảo được tính kỷ luật và khuôn phép. Khi đã kỷ luật thì dễ rơi vào khuynh hướng khắc kỷ, thì làm sao cho việc chấp nhận High Risk để được High Return.

Cứ thế, thị trường từ ngàn xưa giờ luôn có 2 luồng tư tưởng mang tính đối lập nhau về việc này. Một trường phái thiên về khắc kỷ để đề cao sự an toàn, hướng tới sự bền vững. Đối lập lại là trường phái có phần phóng đãng hơn để tìm được nhiều lợi ích hơn. Trường phái nào cũng có điểm ưu - điểm nhược, thật sự khó để đánh giá thử bên nào trọng - bên nào khinh. Và việc duy trì được sự cân bằng giữa tính Kỷ luật và Hành vi mang tính rủi ro cao trong Trading chưa bao giờ là điều dễ dàng cả.

Risk-vs-Return.jpg

(Nhiều luồng quan điểm cho rằng, nếu không chấp nhận rủi ro cao thì làm sao gọi là giao dịch Tài chính - Ảnh minh họa từ Internet)​



Hãy trung lập để nhìn nhận!

Đây là câu chuyện đầu tiên mà tui muốn gửi gắm. Mỗi trường phái tiếp cận đều có cái lý riêng của họ, và về cơ bản, nếu mình không nằm trong nhóm người mang tư duy đó thì mình sẽ không thể nào thấu hiểu được cái lý này. Do đó, cần trung lập để không cố gắng phán xét bên nào đúng & bên nào sai.

Tựu trung thì Traders sẽ chia làm 2 nhóm cơ bản:

- Nhóm 1:
Không ưu thích quá nhiều sự mạo hiểm, tức khẩu vị rủi ro của nhóm này kém. Có thể họ là những người giàu tính kiên định, nhiều sự kiên nhẫn và thuộc type người điểm tĩnh. Nhóm Traders này dễ có khuynh hướng khắc kỷ - tức kỷ luật bản thân một cách nghiêm khắc để trở thành Traders giỏi.

- Nhóm 2: Mang tính đối nghịch lại, nhóm này bản tính đã thiếu tính kỷ luật (hiểu theo nghĩa là không yêu thích sự gò bó, ràng buộc). Có tính kiên nhẫn và kiên định thấp, dễ dàng chấp nhận rủi ro ở mức cao, chẳng hạn họ dễ dàng oánh 1lot 2lot nhẹ tênh mà không quá nặng nề về tâm lý. Đối với nhóm này theo có khuynh hướng theo đuổi sự phóng đãng để thành công, tức giao dịch thoáng tay hơn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để nhận được phần thưởng tương ứng.

how_to_become_a_trader.png

(Điều quan trọng nhất là cần xác định mình nằm trong nhóm nào chứ không phải cố gắng phân trần bên nào đúng - bên nào sai, Ảnh minh họa từ Internet)​


Tương ứng với từng nhóm sẽ có cách cân bằng Rủi ro khác nhau

- Đối với nhóm nhà giao dịch ưa sự mạo hiểm / cực kỳ mạo hiểm sẽ cần ưu tiên tìm Phương pháp mang tính Hệ thống để Quản lý rủi ro. Vì nhóm này dễ hành xử theo cảm tính, do đó cần nhưng phương pháp có Hệ thống quản lý theo rủi ro một cách cụ thể và lớp lang. Hệ thống giao dịch ở đây sẽ là yếu tố cần tuân thủ để quản chế các hành vi giao dịch theo cảm tính. Nhìn chung nhóm này cần ưu tiên các Phương pháp có tính Hệ thống & độ trực quan cao.

- Đối với nhóm nhà giao dịch ngại sự rủi ro vì trời sinh đã có tính thận trọng cao và dễ dàng tuân thủ các Hệ thống giao dịch. Vậy nên đối với nhóm này sẽ ưu tiên các Phương pháp mang tính phân bổ rủi ro hoặc hướng tới sự đa dạng trong danh mục đầu tư để tối ưu hóa cũng như phân tán rủi ro tốt hơn.

Nhìn chung, điểm nhìn của 2 nhóm này sẽ là khác nhau. Một bên chuyên tâm cho Hệ thống để giúp quản lý rủi ro tốt và giảm thiểu các hành vi giao dịch không cần thiết. Bên còn lại, hướng tới sự đa dạng (có thể là trong Hệ thống) để phân bổ rủi ro tốt hơn.

productrisk-assessment-426x270-15700108091581780284019.jpg

(Vì điểm nhìn rủi ro của mỗi bên là khác nhau, do đó chúng ta sẽ cần có những hành động khác nhau để tương thích nhất! - Ảnh minh họa từ Internet)​



Có một điều thú vị rằng: Số lượng nhà giao dịch ngại sự rủi ro, theo thời gian sẽ có khuynh hướng nhiều hơn các nhà giao dịch mạo hiểm :D

Điểm này chắc là do những anh em này bị market vùi dập không thương tiếc nên dần thức tỉnh cũng nên. Nhưng đó là hệ quả của nhiều trải nghiệm mới có thể kết luận được chứ không phải là yếu tố quá bận tâm ở hiện tại. Điều lúc này sẽ là nhìn nhận bản thân một cách khách quan và thành thực rằng: Mình thuộc nhóm nào để từ đó tìm kiếm một điểm nhìn cân bằng giữa Kỷ luật & Rủi ro phù hợp nhất.

Goodluck and Have a nice weekend anh em!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên