Góc Trải nghiệm Chap22: Linh cảm & Lý trí (phần cuối)

Góc Trải nghiệm Chap22: Linh cảm & Lý trí (phần cuối)

Góc Trải nghiệm Chap22: Linh cảm & Lý trí (phần cuối)

LuTienSinh

Active Member
870
5,723
Hello anh em,

Ở kỳ trước, tui đã bàn về vấn đề giữa Linh cảm & Lý trí với nội dung xoay quanh: Liệu Linh cảm có tin được không? Ít nhiều cũng đã giúp anh em có những góc nhìn khách quan nhất về phương diện Linh cảm khi giao dịch. Cũng như phần nào hiểu được bối cảnh nào là Linh cảm đáng tin cậy.

Tiếp nối vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ bàn về phương diện Quyết định giữa Linh cảm & Lý trí

Tựu trung thì thi thoảng chúng ta mới gặp phải những mâu thuẫn giữa Linh cảm & Lý trí mà thôi, chứ hổng phải lúc nào vấn đề này sẽ diễn ra thường xuyên anh em nhé! Trong trường hợp bình thường như thế thì mình cứ mần tới thôi, hổng cần phải lăn tăn. Phương diện mà tui đề cập đến hôm nay là khi Linh cảm & Lý trí không đồng thuận nhau mà thôi!

ban-biet-cach-can-bang-giua-ly-tri-va-cam-xuc-989162.jpg

(Ở trong bối cảnh bình thường thì chúng ta chỉ cần SL chặt là có thể trading ổn áp được rồi nha anh em - Ảnh minh họa từ Internet)​



1. Lý trí hoàn toàn - Không linh cảm


Đây là trường hợp mà khi phân tích của chúng ta có kết luận vững chắc (về phương diện logic) nhưng linh cảm thì hổng nghĩ vậy!

Có nghĩa là đâu đó có thứ gì đó làm chùn tay mình lại, nó cũng có thể là cảm giác sợ hãi, tự dưng rén ngang hoặc đơn giản là thấy nó kỳ kỳ mà kém tự tin đi trông thấy!

Ở trường hợp này lời khuyên là anh em hãy nên chậm lại một nhịp. Hãy thử suy nghĩ sâu hơn và gắng tìm lý do vì sao linh cảm lại không đồng thuận. Thông thường nó sẽ xuất phát từ thiên kiến (ví dụ như anh em phân tích rõ ràng nó tăng nhưng cảm giác cứ đánh tiếng là giá đã quá cao rồi), hay cảm giác sợ hãi vì một trải nghiệm mơ hồ trước đây cho thấy mô hình này không hiệu quả, hoặc là vì mới rơi chuỗi lỗ / lệnh thua lỗ lớn nên kém tự tin...

Tin buồn là: Không phải lúc nào anh em cũng tìm thấy được lý do rõ ràng đằng sau đâu! Thế nên nếu anh em đã thử suy nghĩ về nó nhưng vẫn không xác định được rõ ràng nó là gì thì cũng đừng bất ngờ hen! Trường hợp anh em cố tìm lý do vì sao linh cảm lại sợ nhưng bất thành thì nên hạ volume xuống với chiến lược đó. Điều này vừa đảm bảo việc anh em sẽ không bị tiếc kèo giao dịch, lại vừa đảm bảo nếu lỡ có xui rủi thì tổn thất cũng ít hơn. Hoặc tốt nhất là bỏ qua kèo đó luôn cũng được. Chỉ ngừng lại ở mức theo dõi để trực quan đánh giá góc nhìn của mình.

1609753810401-jonathan-cosens-photography-K-NCV0iQJZ8-unsplash.jpg

(Hãy cố gắng suy nghĩ và tìm lý do vì sao linh cảm lại sợ. Điều này sẽ giúp anh em hiểu dần bản thân mình hơn - Ảnh minh họa từ Internet)​



2. Linh cảm hoàn toàn - Không lý trí


Cái này ngược lại, là khi cảm giác vô cùng vững chắc điều gì đó đang xảy ra nhưng không có cách nào hay cơ sở nào giải thích hợp lý từ việc phân tích (ở giác độ logic)

Đối với trường hợp này, chỉ đáng tin cậy khi anh em đã có thâm niên nhất định trên thị trường và am hiểu sâu về sản phẩm giao dịch thôi nhé! Còn giả như còn mới thì nên bỏ qua.

Vì trường hợp này khó, thậm chí nguy hiểm vì dễ dẫn đến thiên kiến xác nhận khi chỉ ưu tiên tìm kiếm các thông tin và nguyên do hợp lý với cảm giác. Đại khái là ranh giới giữa Trực giác & Cảm xúc khá là mong manh.

Ở trường hợp này thì hãy nên thành thực. Thường thì tui sẽ hay nhờ mấy ông bạn Traders của mình phân tích hộ hoặc đưa ra góc nhìn phản biện về quan điểm đó. Từ đó giúp mình có góc nhìn thêm trực quan cũng như dễ dàng xác lập nên các giả thuyết thay thế khác. Hoặc anh em vẫn có thể lựa chọn giao dịch với khối lượng nhỏ nhưng nhớ rằng với trường hợp này hãy luôn Stoploss chặt vì khi cảm xúc dẫn dắt thường hệ quả nó để lại là cực lớn.

believe.jpg

(Đây là trường hợp niềm tin phi lý trí nên không thể phân biệt được nó là Trực giác hay là Thiên kiến - Ảnh minh họa từ Internet)​

Nhìn chung: Theo dần thời gian, nếu linh cảm & lý trí đồng thuận thì chúng ta vẫn có thể phân bổ nhiều rủi ro chấp nhận hơn cho Chiến lược giao dịch đó. Chứ hổng phải lúc nào 2 khứa này cũng ngược nhau đâu! Bên cạnh đó, giả như 2 đứa nào mâu thuẫn nhau thì hãy làm nhiều việc hơn, như Phân tích - Tìm kiếm - Lắng nghe... Điều này cực hữu ích cho việc thấu hiểu bản thân mình và có những sự chuẩn bị tốt nhất trong Trading!

Goodluck and Have a nice Weekend !!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài bác này hay mà ít like quá nhỉ? Cái này quá thực tế luôn. Nếu chúng nó đá nhau là tôi chậm lại và có khi không giao dịch, nhưng để trực giác phát triển thì phải rèn luyện thường xuyên và tập trung, đặc biệt là không để nỗi sợ làm tê liệt.
 
Bài bác này hay mà ít like quá nhỉ? Cái này quá thực tế luôn. Nếu chúng nó đá nhau là tôi chậm lại và có khi không giao dịch, nhưng để trực giác phát triển thì phải rèn luyện thường xuyên và tập trung, đặc biệt là không để nỗi sợ làm tê liệt.
Linh cảm để tìm cái gì hả bạn?
Sợ thì chỉ có sợ sai, sợ sai thì xem lại quy trình sai chỗ nào, sửa rồi áp dụng lại.
Kinh doanh mà linh cảm thì đi đến đâu?
Hay lại all-in nhờ linh cảm rồi lại đi cười mấy người đánh lô đề xổ số?
 
Linh cảm để tìm cái gì hả bạn?
Sợ thì chỉ có sợ sai, sợ sai thì xem lại quy trình sai chỗ nào, sửa rồi áp dụng lại.
Kinh doanh mà linh cảm thì đi đến đâu?
Hay lại all-in nhờ linh cảm rồi lại đi cười mấy người đánh lô đề xổ số?
Chém gió ít thôi đồng chí! Đọc bài viết của chủ thớt phía trên đi! Mấy cái lý thuyết muốn áp dụng được cần nhiều thứ! Trade toàn m5, m1 mà bày đặt đầu tư và kinh doanh.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên