Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 11: POI và cách thức xác định vùng POI hợp lệ để giao dịch

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 11: POI và cách thức xác định vùng POI hợp lệ để giao dịch

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 11: POI và cách thức xác định vùng POI hợp lệ để giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,402
29,055
Như vậy là chúng ta cũng đi được kha khá nội dung trong hệ thống SMC, trước mắt là bạn đã nắm được cách thức xác định cấu trúc, sự phá vỡ cấu trúc, cách xác định vùng cung cầu/khối lệnh và vùng giá tốt để giao dịch. Tín hiệu ChoCH, thanh khoản và inducement,...

Về cơ bản hệ thống này là hệ thống giao dịch theo cấu trúc thị trường, chúng ta sẽ nương theo cấu trúc lớn, đợi giá hồi về những vùng quan trọng sau đó tìm tín hiệu để giao dịch. Các vùng mà chúng ta theo dõi thường là vùng cung cầu hoặc các khối lệnh được tinh chỉnh lại từ những vùng cung cầu.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem, điều mà chúng ta kỳ vọng khi giá tìm về những vùng giá xem xét này là gì? Và đâu là tín hiệu khả thi để chúng ta giao dịch.

Anh em nào chưa đọc bài viết trước đó thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 10: Yếu tố xác nhận một vùng cung cầu mạnh để giao dịch

Chúng ta kỳ vọng điều gì khi giá tìm về vùng mà chúng ta xem xét (POI)


Có lẽ điều mà chúng ta kỳ vọng nhất khi giá tìm về vùng POI đó là giá có tín hiệu mitigate, quét thanh khoản hoặc thao túng giá tại đó.

Khi giá tiếp cận vùng POI của bạn thì tốt nhất đó là có sự phản ứng chứ không phải là dự đoán. Hay nói các khác, những vùng giá đó thường sẽ bẫy trader khi họ cố gắng giao dịch trong những bước di chuyển đầu tiên của thị trường.

Tại những vùng giá này thường sẽ có nhiều sự thao túng giá để cố gắng quét hết thanh khoản của trader nhỏ lẻ và thực tế thì động thái thực sự của thị trường chỉ xảy ra khi hầu hết các giao dịch đac bị quét thanh khoản (hay bị săn dừng lỗ).

Thực tế rằng, đa số những vùng mitigate thường xảy ra ở vùng 50% của vùng giá, và khi giá đi vào khu vực này ở khung thời gian cao hơn thì bạn nên chuyển về khung thời gian thấp hơn để giao dịch.

Dưới đây là một vài ví dụ về POI:

upload_2022-9-14_11-58-37.png


Ở hình trên bạn có thể thấy, ô kẻ ngang màu hồng là vùng cung trên khung thời gian cao hơn. Đây cũng chính là vùng mà chúng ta xem xét. Khi giá tiếp cận đến vùng này thì chúng ta chuyển về khung thời gian thấp hơn là H1. Như biểu đồ bên dưới:

upload_2022-9-14_12-3-55.png


  • Ở biểu đồ này bạn có thể thấy được rõ hành động giá hơn khi thị trường bắt đầu tiếp cận vùng này. Các bạn nhìn phía bên trái biểu đồ, giá chạm đến vùng cung màu hồng lần đầu tiên và tạo đỉnh nhưng nó đã thất bại trọng việc tạo ra cấu trúc mới. Sau đó thì đỉnh này đã bị quét thanh khoản.
  • Giá bật tăng và hình thành một loạt các vùng cầu giữ giá.
  • Sau đó thị trường tạo ChoCH ở đỉnh khi nó phá vỡ vùng cầu gần nhất và cú hồi bắt đầu. Đây cũng là vùng mua cuối cùng trước khi thị trường giảm mạnh.
Khi giá tạo ChoCH ở đỉnh, lúc này bạn có thể trở về khung thời gian thấp hơn như M1 để tìm tín hiệu giao dịch. Hình bên dưới là vùng cung trên khung M15 phút trước khi chúng ta nhảy về M1 để tìm tín hiệu giao dịch:

upload_2022-9-14_12-6-31.png


Nhìn hình trên có thể thấy, giá tăng mạnh lên lại vùng cung để mitigate vùng này.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/64881/

Vậy khi nào thì chúng ta giao dịch được khi giá tiếp cận vùng mà chúng ta theo dõi (POI) hay đúng hơn là một POI có hiệu lực?

Mô hình của nó sẽ là như sau. Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:

upload_2022-9-14_12-6-49.png

Giá chạm vào vùng giá bạn theo dõi và sau đó tạo ChoCH đi theo hướng mà bạn nhận định. Tức là giá phải phá vỡ được vùng giá đối diện. Như hình bên dưới là giá phải phá vỡ được vùng cầu đánh dấu màu xanh:

upload_2022-9-14_12-7-5.png

Hoặc trường hơp giá không tiếp cận đến vùng đối diện hoặc không có nến mitigate vùng này nhưng sau đó giá quay trở lại phá vỡ vùng này thì chúng ta vân có thể giao dịch được. Như hình bên dưới:

upload_2022-9-14_12-7-20.png

Vậy khi nào thì không nên giao dịch ngay cả khi giá chạm vào vùng mà chúng ta theo dõi/POI?

Có một trường hợp mà các bạn cần lưu ý đó là khi giá chạm vào vùng cầu màu xanh, như biểu đồ bên dưới:

upload_2022-9-14_12-7-37.png

Đó được coi như tín hiệu mitigate và có thể tăng cao hơn. Trong trường hợp này có thể thấy người mua vãn đang nắm quyền kiểm soát nên chúng ta không nên bán ở vùng cung lúc này.

Hết phần 11.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào những mô hình vào lệnh theo SMC. Sau phần 12 này Thúy sẽ đưa ra một vài ví dụ về cách giao dịch và ví dụ thực tế. Sau đó hệ thống lại quy trình giao dịch cho anh em.

Ngoài ra có một phần quan trọng có lẽ cần phải nói lại đó chính là phần thanh khoản và khối lệnh. Phần này thúy thấy vẫn đang còn khá sơ sài, nên sau khi hệ thống lại quy trình giao dịch cho anh em, mình sẽ viết thêm về 2 phần này.

Thanh khoản và cách lựa chọn khối OB để giao dịch là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu giao dịch nên nếu anh em nào cần làm thêm thì có thể để lại comment bên dưới nhé.

Mời anh em tham khảo.

Nice Day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 16,994 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 528 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,805 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,226 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên