Khiêu vũ cùng xu hướng với chuyên gia Greg Morris (Bài 2): Bàn về đường xu hướng (Phần I)

Khiêu vũ cùng xu hướng với chuyên gia Greg Morris (Bài 2): Bàn về đường xu hướng (Phần I)

Khiêu vũ cùng xu hướng với chuyên gia Greg Morris (Bài 2): Bàn về đường xu hướng (Phần I)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
Đây là 1 series mới có tên là "Khiêu vũ cùng xu hướng - Dancing with the Trend" của chuyên gia Greg Morris.

Series này sẽ nêu lên những luận điểm và những mẹo phân tích kỹ thuật của Greg Morris, được tổng hợp từ các bài blog cá nhân của ông và được đăng mỗi buổi trưa trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

---​

Tôi không thể nhớ nổi số lần mình đã nhìn thấy biểu đồ của ai đó mà không có ít nhất một đường xu hướng được vẽ trên đó. Đường xu hướng phổ biến trong công việc của hầu hết mọi nhà phân tích, đến mức ngay cả những nhà phân tích trên các chương trình truyền hình tài chính cũng vẽ chúng trên biểu đồ của họ. Rõ ràng, họ tin rằng chỉ cần kết nối hai điểm là đủ để tạo ra thông tin. Trong những năm qua, tôi đã nhận được rất nhiều phân tích biểu đồ được gửi bởi nhiều người muốn xin ý kiến của tôi về phân tích của họ, và tôi cũng thấy rất nhiều đường xu hướng được kẻ trên đó. Rõ ràng, rất nhiều người không biết mục tiêu khi vẽ một đường xu hướng trên biểu đồ giá là gì. Tuy nhiên, tôi không thể chỉ trích họ, vì trước đây, tôi đã làm điều tương tự. Tôi nhớ mình đã khăng khăng đặt chúng trên biểu đồ và tin tưởng rằng chúng sẽ cung cấp các tín hiệu với độ chính xác cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ trao đổi về các đường xu hướng. Tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình về những đường xu hướng, đường nào là phù hợp nhất với tôi, cách vẽ chúng, cách sử dụng chúng và nhiều nhược điểm mà chúng có, cùng với đó chỉ ra tần suất chúng được sử dụng không chính xác.

Biểu đồ A bên dưới là một ví dụ về sự lạm dụng các đường xu hướng. Tôi thấy điều này thường xuyên, với sự ra đời của phần mềm biểu đồ trên máy vi tính. Việc bạn vẽ một loạt các đường xu hướng trên biểu đồ trông thật kỳ cục. Một trong số chúng chắc chắn sẽ hoạt động, tuy nhiên, việc nhận ra đường xu hướng nào hoạt động sẽ là 1 vấn đề lớn. Nhận thức muộn màng (vẽ sau khi giá đã chạy) có thể tốt trong việc học hỏi & luyện tập, nhưng nó không có tác dụng khi giao dịch live. Khi tôi bắt đầu quản lý tiền thật (bao gồm cả tiền của mình), tôi nhận ra rằng phân tích kỹ thuật là một quá trình phân tích hợp lý đi kèm với một liều lượng kỷ luật lành mạnh. Mặc dù tôi khẳng định chắc chắn rằng phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật chứ không phải khoa học; điều đó không có nghĩa là người ta không thể sử dụng một quy trình khoa học trong phân tích của họ.

Okay, bây giờ bạn hãy thử đặt câu hỏi rằng, các đường xu hướng trên Biểu đồ A có thay đổi nếu dữ liệu được vẽ ở định dạng bán logarit (semilog) thay vì dạng tuyến tính (linear) như được hiển thị không? Rõ ràng, người ta có thể vẽ chúng đi qua những điểm giống nhau, nhưng liệu chúng có cắt nhau ở những điểm này trong tương lai hay không?

1.png

Biểu đồ A


Tôi đã không sử dụng các đường xu hướng chéo* trong nhiều năm (có thể là nhiều thập kỷ) vì tôi thấy rằng mình sẽ không bao giờ đưa ra quyết định mua, bán hoặc nắm giữ từ chúng. Nói cách khác, bởi vì chúng quá chủ quan, nên tôi đã không tin tưởng vào chúng ngay cả khi có vẻ như giá đã bật nảy sau khi chạm vào các đường xu hướng đó nhiều lần. Nhiều nhà phân tích và “chuyên gia trên truyền hình” thì ngược lại, họ tin tưởng vào những gì thị trường sắp làm, và sau đó tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ để nâng cao dự báo của họ (sự bật nảy từ các đường xu hướng) & bỏ qua những phân tích không hỗ trợ nó. Đó là một điểm yếu bình thường của con người; đáng buồn nhưng là sự thật.

* Lưu ý: Đường xu hướng chéo là các đường xu hướng được kẻ theo 1 hướng nhất định, dùng để nối đỉnh/đáy dốc lên hoặc dốc xuống, nó khác với các đường xu hướng nằm ngang - vốn kết nối các ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ. Tôi thỉnh thoảng vẽ các đường xu hướng chéo để đưa ra quan điểm về hướng của thị trường hoặc chỉ báo nhưng không bao giờ dùng để hỗ trợ phân tích mức kháng cự, hỗ trợ.

Tôi chỉ sử dụng các đường xu hướng nằm ngang, những đường được biểu thị hoặc xác định theo mức giá. Tuy nhiên, tôi cũng hiếm khi sử dụng chúng cho mục đích nào khác ngoài việc xác định vị trí của giá, so với vị trí của nó trước đây. Theo tôi, tính chủ quan (không phải toàn bộ) sẽ bị loại bỏ khi bạn gắn liền 1 mức giá với 1 đường xu hướng. Đây là lý do tại sao tôi sử dụng các đường xu hướng ngang. Tôi tin rằng cơ chế định giá thị trường là một chức năng của cung và cầu trong đó quan điểm tức thời về mối quan hệ cung và cầu đó là giá của một tài sản. Đường xu hướng nằm ngang rất xuất sắc trong việc xác định các mức cung, cầu, hỗ trợkháng cự. Một trong những lý do chính khiến điều này hoạt động là tâm lý mỏ neo của con người. Một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch thích “ghi nhớ” lại mức giá mà họ đã thực hiện giao dịch, sau đó neo nó vào ký ức và mức giá mà nhiều giao dịch được thực hiện tại đó nhất là các mức cung và cầu, hỗ trợkháng cự.

Tiếp theo, chúng ta cùng xem một ví dụ về đường xu hướng dài hạn dựa trên giá và đưa ra giải pháp khắc phục sự “xói mòn theo thời gian” của đường xu hướng và ảnh hưởng của nó đối với phân tích của bạn.

Tôi thường nói rằng các đường xu hướng nên được vẽ bằng bút màu hoặc bút đánh dấu lớn chứ không phải bằng bút mực hoặc bút chì. Theo thời gian, ảnh hưởng của đường xu hướng sẽ mờ dần, nhưng chúng ta không thể đo lường nó, vậy tại sao chúng ta không cho rằng đường xu hướng sẽ trở nên to hơn theo thời gian và việc biểu thị bằng các đường đứt nét trong Biểu đồ B là một nỗ lực để biểu thị sự giảm ảnh hưởng của nó? (Đường xu hướng màu xanh sẽ trở thành 1 khối nằm trong 2 đường xu hướng nét đứt thay vì chỉ là 1 đường kẻ mỏng).

(Chú thích người dịch: Theo thời gian, các mức giá tuyệt đối sẽ dần trở nên tương đối, do tâm lý con người thường chỉ ghi nhớ các con số tương đối (tôi đã mua ở khoảng giá 10, khoảng giá 8, chứ không nhớ chính xác như 8.15 hay 10.55). Vì thế, tác giả gợi ý rằng chúng ta nên vẽ các đường xu hướng to dần lên theo thời gian, và cụ thể là khoảng nằm giữa 2 đường nét đứt như trong biểu đồ B. Nó sẽ có 1 dạng tam giác kéo dài theo thời gian, to hơn về phía bên phải)

2.png

Biểu đồ B​



Vòng tròn màu đỏ đầu tiên cho thấy đỉnh thị trường năm 2007. Nếu bạn chỉ sử dụng đường xu hướng nằm ngang (đường màu xanh liền nét), bạn có thể cho rằng thị trường đã bứt phá lên theo hướng tăng. Mặc dù bạn đã đúng – nhưng đó chỉ là trong một thời gian ngắn – để rồi phạm phải sai lầm khủng khiếp khi giá chỉ phá vỡ nhẹ lên phía trên trước khi đảo chiều. Nếu bạn sử dụng 2 đường xu hướng nét đứt, bạn có thể đã có những quyết định tốt hơn. Đó là bạn sẽ đợi cho giá phá vỡ khỏi 2 đường nét đứt thay vì đường xu hướng nét liền. Điều đó xảy ra vào năm 2013, nơi hộp vuông màu đó trong biểu đồ B.

Dưới đây là một số quyết định bạn cần đưa ra khi vẽ các đường xu hướng, đặc biệt là các đường xu hướng chéo.
  • Bạn sử dụng đồ thị số học hay bán logarit?
    • Đường xu hướng chéo dạng bán logarit sẽ khác dạng số học
    • Đường xu hướng dựa trên giá (đường xu hướng ngang) sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này -> Bạn nên ưu tiên sử dụng đường xu hướng này hơn
  • Bạn vẽ đường xu hướng dày bao nhiêu? (Độ dày đường xu hướng cũng là quan trọng, bởi nó càng dày, giá càng dễ chạm vào)
  • Bạn nên sử dụng đường xu hướng mở rộng như tôi đề xuất.
Được rồi, đây là phần thảo luận đầu tiên, ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục bàn về một vài yếu tố khác của đường xu hướng!

----​

Vài nét về tác giả:
  • Greg Morris có 50 năm sự nghiệp đầu tư với tư cách là một nhà phân tích kỹ thuật, nhà phát triển các chỉ báo và hệ thống giao dịch. Ông cũng xuất bản các cuốn sách về phân tích xu hướng, độ rộng thị trường và nến. Greg hiện đang là cố vấn cấp cao cho McElhenny Sheffield Capital Management - một công ty tư vấn đầu tư ở Dallas, Texas.
  • Greg có bề dày hiểu biết về động lực thị trường và quản lý danh mục đầu tư. Gần đây nhất, ông giữ chức vụ Trưởng phòng phân tích kỹ thuật và Chủ tịch Ủy ban đầu tư của Stadion Money Management (quản lý 5,5 tỷ đô la Mỹ). Greg đã xuất hiện trên tất cả các kênh truyền hình tài chính lớn bao gồm CNBC, Fox Business và Bloomberg Television, đồng thời đã phát biểu tại nhiều hội nghị tài chính trên khắp thế giới. Ông là thành viên của Hiệp hội các nhà quản lý đầu tư (NAAIM).

Nguồn: Stockcharts​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên