Luận bàn về tính chất của mô hình giá và những sai lầm của chúng ta

Luận bàn về tính chất của mô hình giá và những sai lầm của chúng ta

Luận bàn về tính chất của mô hình giá và những sai lầm của chúng ta

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,588
34,908
Một trong những sai lầm mà tôi “tâm đắc” nhất khi mới bước vào trading, là thích kẻ và vẽ liên tục đủ thứ hình ảnh khác nhau trên chart. Có thể thời gian đầu sẽ đem lại chút ít hữu ích nào đó, nhưng nếu xác định làm trader mà sau bao năm vẫn một lối kẻ vẽ chằn chịt thì tôi tin chắc chắn có vấn đề nghiêm trọng. Nghiêm trọng là vì cố gắng áp đặt hai thứ không dính dáng với nhau, là lầm lẫn giữa “hình học” cứng nhắc và “tâm lý” uyển chuyển.

Mô hình giá không phải do chúng ta tưởng tượng ra. Mô hình giá cũng không giống như cách chúng ta nhìn mây trên trời hình rồi hình dung ra hình ảnh tương tự nào đó. Mô hình giá là mô típ tâm lý của đám đông thể hiện sự tương tác qua lại giữa hai lực mua và lực bán trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vì là tâm lý con người nên mô hình giá cũng có những tính chất của một cơn tâm lý trong trading như sau:

Tính chất của mô hình giá


Một số tính chất anh em đã thấy đọc đâu đó trong “sách giáo khoa” nên sẽ quen thuộc, một số tính chất khác lại do quan sát của cá nhân tôi mà tự suy ra (cũng có thể có đâu đó trong sách nào đó mà tôi chưa đọc qua lắm!)

Có tính mô típ


Dù không phải lúc nào cũng tuyệt đối nhưng lại khá đa dạng, số lượng mô típ này có thể đếm được. (ví dụ: vai đầu vai, cái nêm tăng, cái nêm giảm, tam giác tăng, tam giác giảm…). Ví dụ:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.15.png


Tính chất mô típ của mô hình giá (ngay trong tên gọi “mô hình” đã thể hiện) đã chứng minh rằng, ngàn đời nay tâm lý đám đông không bao giờ thay đổi. Như Jesse Livermore nói “Không có gì mới trong thị trường chứng khoán” là vậy. Khi dành nhiều thời gian quan sát, anh em sẽ có cảm “thân thuộc” với thị trường hơn. Tất cả số lượng mô típ này được phân thành 2 loại: Loại đảo chiều và loại tiếp diễn. Tuy nhiên trong giới hạn của buổi nói chuyện, chúng ta khó đi sâu hơn vào tất cả các mô hình. Nhưng anh em có thể tham khảo tất cả chúng tại link này:

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61180/

Có tính lặp lại


Nghĩa là nó đã từng thế nào trong quá khứ thì trong tương lai cũng sẽ xảy ra như thế. Một mô hình đã xuất hiện nó vẫn có thể tiếp tục xuất hiện, không có lý do gì và cũng không có ràng buộc nào để giới hạn sự xuất hiện của nó cả. Ở tầm vĩ mô hơn, chúng ta có ví dụ bằng sự lặp lại của mô hình bong bóng tài chính trong nhiều thị trường tài chính khác nhau. Dù đối tượng mua bán không giống nhau nhưng về bản chất, mô hình bong bóng đã xảy ra rất nhiều lần trong lịch sử nhân loại và không khác nhau mấy. Ví dụ:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.24.png


Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.31.png

Nhà toán học Newton đã đu đỉnh mô hình bong bóng này.​

Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.39.png

Shark Luis Nguyễn (Shark Tank VN) thì đu đỉnh bong bóng này.

Sau đây, tôi muốn nhắc lại chuyện quá khứ một chút để mình họa (học từ quá khứ và một đức tính tốt).

Tính lặp lại chỉ tương đối


Khi BTC down từ 19k xuống 12k người ta nghĩ đây sẽ là một mô hình bong bóng mới nhất của nhân loại.

Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.51.png


Nhưng nếu như theo cách nghĩ này, thì so sánh với sự tiếp diễn đã xảy ra gần đây, trông lại không giống mô hình bong bóng lắm.

Screen Shot 2022-03-27 at 19.16.59.png


Chính vì việc BTC đi ngang và giữ giá vùng 5k8-6k5 nên mọi dự đoán gần như chưa được chứng minh rõ ràng. Giả sử mô hình này cũng lặp lại như trong lịch sử chúng ta sẽ phải điều chỉnh dự đoán như sau:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.17.08.png


Tôi đưa mình họa trên đây là để muốn nói, tính chất lặp lại này không phải cứ “y chang” như những gì quá khứ đã từng. Rõ ràng, đây là bong bóng, nhưng chẳng bong bóng nào giống bong bóng nào. Trader khôn ngoan sẽ uyển chuyển điều chỉnh những dự đoán của mình, thậm chí là điều chỉnh liên tục, để luôn có kế hoạch phù hợp với diễn biến.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61680/

Có tính đồng dạng


Nó có tính đồng dạng, nghĩa là nó đã xảy ra với quy mô nào thì cũng có thể xảy ra ở bất cứ quy mô nào khác lớn hơn hoặc nhỏ hơn như thế với cùng một mô típ. Cái này giống như phân tích đa khung thời gian đã nói ở trong một bữa offline tại All in Station. Anh em cần biết mình đang xem xét mô hình giá trong quy mô nào để tính điểm chốt lời cắt lỗ.

Vấn đề này, nếu có thời gian, tôi nghĩ nên viết chuyên sâu hơn, vài dòng thế này không đủ nói hết.

Có tính đối xứng


Đây là tính chất quan trọng nhưng thú vị nhất đối với cá nhân tôi. Tôi xin được diễn đạt thế này.

Tính đối xứng, nghĩa là nó đã tích cực với mức độ và duy trì ra sao thì cũng có thể xảy ra một cách trái ngược đầy tiêu cực với mức độ và sự duy trì tương xứng như thế. Ví dụ về tính đối xứng như sau: Lưu ý: Cách thức ví dụ sau đây chỉ ngụ ý nhằm mục đích sư phạm, chứ tôi không dự đoán.
Đố anh em, đây là biểu đồ gì?

Screen Shot 2022-03-27 at 19.17.33.png

Đồ thị sụt giá bất ngờ của Usdt giai đoạn bị “dính phốt”

Trên là đồ thị sụt giá bất ngờ của Usdt giai đoạn bị “dính phốt”. Nếu thực hiện thủ pháp hình học, đối xứng đồ thị trên lại, sẽ được như sau:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.17.43.png

Đây vẫn là đồ thị sụt giá bất ngờ của Usdt giai đoạn bị “dính phốt”. Nhưng đã được đối xứng lại

Vì sao tôi lại làm điều này, vì tôi muốn chứng minh nó không chỉ là vấn đề hình học, nó là sự đối xứng của một cơn tâm lý. Để hiểu rõ hơn, khi tôi so sánh với một đồ thị tăng giá (XRP chẳng hạn), anh em sẽ thấy nó không khác nhau là mấy:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.17.53.png

Đây là đồ thị tăng giá của XRP. Một cơn tâm lý tăng, trông như sự đối xứng của một cơn tâm lý giảm.

Qua ví dụ này, anh em có thể hiểu, một cơn tâm lý thú vị thế nào, sự tiêu cực và tích cực vừa mang tính đối xứng, vừa mang tính đồng dạng là vậy.

Những tính chất không có trong mô hình giá


Mục này tôi muốn nói thêm là để nhấn mạnh:
  • Mô hình giá không có tính chất dự đoán chính xác đường giá tiếp theo. Về điều này, kết luận của chúng ta chỉ có thể dừng lại ở những nhận định thông thường hay xuất hiện. Ví dụ: mô hình cái nêm tăng hay xuất hiện sau khi giá giảm mạnh, hay sau một mô hình tam giác giảm thì thông thường giá sẽ giảm.
  • Mô hình giá không có tính liên tiếp, nghĩa là sau khi kết thúc mô hình giá không nhất thiết phải bắt đầu ngay vào một mô hình khác. Sẽ có rất nhiều khi chúng ta khó khăn không nhận ra một mô hình nào cả giữa hai mô hình. Nên chờ đợi là điều tất yếu.

Những sai lầm của chúng ta trong việc áp dụng mô hình giá vào trading


Sai lầm trong trading thì có nhiều, nhưng phần này sẽ đề cập đến những sai lầm rất phổ biến của trader khi áp dụng mô hình giá.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61636/

Vẽ đường cho hươu chạy


Một mô hình giá chỉ có thể được xác định xong khi giá đã đi hết mô hình. Nhiều anh em hiểu rằng “chuyện đã rồi” thì sẽ không còn ý nghĩa gì cho giao dịch cả. Đây là sai lầm đầu tiên. Thực tế, chúng ta phải thừa nhận rằng: mô hình chỉ ĐÚNG khi và chỉ khi giá đã chạy xong. Giữa việc dự đoán đường giá đi theo một mô hình chủ quan của anh em tự nghĩ ra và việc nên để cho giá chạy xong và hành động, thì phương án sau là nên làm hơn. Ví dụ:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.02.png


Nghĩa là chúng ta chấp nhận giá đi đến đường cùng, đến cuối mô hình và xác nhận bằng việc giá break out ra khỏi trendline. Một số anh em trade theo mô hình giá cổ điển với thói quen là “vẽ đường cho hươu chạy”, dự đoán trước mô hình trong khi chưa hề hoàn thiện một mô hình nào, hầu như không có căn cứ nào đủ mạnh mẽ để xác nhận dự đoán của anh em thành công cả, cá nhân tôi nhận định cách trade đó rủi ro cao. Một ví dụ khác:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.10.png


Hình trên là cách chơi rất nguy hiểm khi tự tin dự đoán mô hình giá, vì kịch bản có thể vượt xa những gì chúng ta mong đợi, kiểu như thế này:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.20.png


Như vậy, giữa những kịch bản khác nhau, làm sao chúng ta biết chắc giá sẽ đi đâu mà dự đoán, thế nên tốt nhất hãy để thị trường tiếp tục gợi mở, và chúng ta sẽ chờ đợi thời cơ mà hành động, trong trường hợp trên thì như sau:

Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.31.png


Trên đây là cách trade với mô hình giá mà tôi nghĩ là an toàn nhất và cắt lỗ ít nhất. Thực tế, nếu anh em biết nhiều thêm về các công cụ khác hỗ trợ, hoặc tùy vào indicator thường dùng vẫn có thể có được mức giá entry tốt. Trong giới hạn buổi này, khó mà bàn xa vấn đề hơn được nữa.

Không quan sát khối lượng giao dịch


Nhất là những thời điểm mô hình sắp kết thúc, chúng ta cần xem xét khối lượng giao dịch khi đó trong các khung giờ khác nhau để đưa ra phán đoán bên mua mạnh hơn hay bên bán mạnh hơn. Nếu khối lượng giao dịch không rõ nét, không đưa ra được kết luận gì thì tốt nhất mình nên ngồi im, nhường cho thị trường đi trước một bước, đừng vội vàng vào lệnh.

Thông thường, khối lượng giao dịch càng lớn càng ủng hộ cho động thái quyết định cuối cùng của giá ngay tại thời điểm kết thúc mô hình. Tuy nhiên điều này cần kết hợp với mô hình nến để tăng xác xuất thắng.

Không kết hợp với xu hướng khung giờ lớn hơn vì mãi chú tâm vào mô hình


Phần này đã nói ở buổi offline trước, quy tắc là xu hướng chính trong khung giờ lớn hơn luôn có sức chi phối mạnh hơn.

Thời khắc vào lệnh với mô hình giá


Đến đây, chúng ta thống nhất với nhau vấn đề cần quan sát, lần lượt sẽ đi theo các nước như sau:
  • Đợi hoàn chỉnh mô hình và chờ breakout.
  • Quan sát xu hướng ở khung giờ lớn hơn
  • Quan sát khối lượng giao dịch nhiều hay ít kết hợp với nến.
Trên đây phải là ba điều tối thiểu anh em dám chắc mình đã hiểu rõ trước khi đối diện với thời khắc vào lệnh. Sau đây tôi minh hoạ về thời khắc vào lệnh.

Cách 1: Cứ để giá break out và chờ đợi điểm re-test.


Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.41.png


Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, trường hợp này tỉ lệ khớp lệnh 50%, tỉ lệ thắng khoảng 70% nếu có khớp lệnh. Cắt lỗ khi giá quay trở lại và qua khỏi trend, nghĩa là fake breakout, khi đó lệnh trade của anh em sẽ lỗ không nhiều, dao động khoảng 3-4%. Vấn đề khó nhất của cách này là anh em mặc cả hết mức với thị trường, khi nào giá re-test anh em mới chịu mua. Nên đôi khi giá không re-test anh em lại lỡ kèo.

Cách này thường chỉ dễ khớp lệnh hơn khi anh em trade theo khung ngày hoặc tuần, chứ nếu đối với nhưng khung nhỏ như H4 trở xuống, một khi đã pump thì giá bay rất xa và hiếm khi re-test lại, đặc biệt đối với thị trường crypto. Do đó, còn một cách thứ 2 cho anh em trade ở những khung giờ nhỏ hơn.

Cách 2: Để cho breakout, rồi sau đó sử dụng fibonacci thoái lui để chia vốn mua xuống.


Screen Shot 2022-03-27 at 19.18.51.png


Khi giá có động thái vượt trend với khối lượng giao dịch lớn, đừng FOMO mua bằng bất cứ giá nào, đôi khi giá đó anh em mua vẫn lãi nhưng lại gục ngã trước áp lực tâm lý sau đó. Đây là tips tôi hay dùng để chia vốn vào lệnh. Điểm cắt lỗ trong trường hợp này cũng rất gần, là khi giá tiếp tục xuống dưới mức fibo tỉ lệ vàng. Trong trường hợp áp dụng cách này, khả năng khớp lệnh cao hơn. Nhưng chỉ phù hợp với những khung giờ nhỏ hơn như H4 trở xuống chẳng hạn.

Còn không, trường hợp anh em đặt cược vào kì vọng giá sẽ breakout và chấp nhận cắt lỗ khi breakout không thành, thì mua luôn tại giá chênh lệch giá breakout khoảng 1-2% . Với cách này tôi khuyên nên luôn luôn kỉ luật mức cắt lỗ bằng một con số cụ thể, ví dụ 3% chẳng hạn. Và dứt khoát như kế hoạch đã lên.

Những cách khác sẽ tùy vào system trade của anh em, chứ không phải chỉ có ba cách này. Dầu cách nào đi nữa cũng không thể loại trừ hết rủi ro, nhưng dầu sao cũng có một điểm chung rằng: điểm cắt lỗ rất gần để anh em cân đối tỉ lệ risk/reward cho đẹp.

Tôi kết thúc bài viết “Những tính chất của mô hình giá và sai lầm của chúng ta” tại đây, dẫu rằng vẫn còn nhiều điều hơi qua loa và nhiều vấn đề chưa bàn sâu, nhưng hy vọng giúp được những ai còn chủ quan và thiếu kiến thức.

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Volume - tâm lý trường mới là mỏ vàng cần dò tìm. Mỏ vàng đã có rồi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,579 Xem / 280 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,786 Xem / 507 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 211 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 496 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên