Mê hồn trận các nhóm lừa đảo tài chính qua mạng xã hội

Mê hồn trận các nhóm lừa đảo tài chính qua mạng xã hội

Mê hồn trận các nhóm lừa đảo tài chính qua mạng xã hội

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,551
34,874
Nghe lời mời chào lợi nhuận khủng, dễ tham gia, thu lợi ngay, nhiều người đã đầu tư tài chính qua mạng, để rồi số tiền đầu tư “không cánh mà bay” cùng các đối tượng lừa đảo.

Trong một lần lướt Facebook, chị K. (ở TX Hoài Nhơn) vào trang “Kinh doanh an toàn 4.01”, được giới thiệu cài đặt ứng dụng Telegram để tiện liên lạc và được hướng dẫn đầu tư tài chính sinh lợi. Nhằm tạo lòng tin, đối tượng cam kết sẽ có lợi nhuận “khủng” nếu trở thành thành viên, dẫn dụ chị K. vào nhóm kín để tham khảo. Tại đây, chị K. thấy có nhiều người tham gia đầu tư và liên tục thu lợi, tưởng thật, chị K. đã nạp 30 triệu đồng để trở thành thành viên.

Lần đầu đặt cược, chị K. thắng được vài trăm nghìn đồng; sau đó mỗi ngày chị K. đều tham gia đặt cược theo hướng dẫn, thắng nhiều phiên nhưng chỉ rút được 600 nghìn đồng. Tiếp đó, chị K. được hướng dẫn tham gia vào một nhóm Telegram khác với khoảng 70 thành viên. Nhóm đối tượng này giới thiệu hiện sàn giao dịch có chương trình ưu đãi cho người mới tham gia với gói đầu tư 100 triệu đồng, nếu đặt đúng theo lệnh của chuyên gia thì thu 2,4 tỷ đồng, còn nếu thua chỉ mất 10 triệu đồng nhưng được bảo hiểm hoàn vốn cả 10 triệu đồng.

“Tôi thấy có nhiều người trong nhóm được thu lợi cao, thậm chí còn hướng dẫn tôi cách đặt lệnh, trên hệ thống tôi cũng nhìn thấy dòng tiền của mình hiển thị. Tin tưởng, tôi chuyển 100 triệu đồng theo số tài khoản mà chúng cung cấp, nhưng sau đó với các lý do lệnh không khớp, chúng liên tục yêu cầu tôi chuyển thêm tiền “phí phạt” cũng như hướng dẫn ghi đúng nội dung rút tiền, nhưng tôi vẫn không rút được. Cứ thế tôi bị mất hơn 300 triệu đồng”, chị K. cho biết.

1.jpeg

Không nên tin tưởng, đầu tư vào các trang tài chính cam kết lợi nhuận cao nhưng không rõ địa chỉ, phương thức hoạt động (ảnh minh họa). Ảnh: K.A



Cũng bị sập bẫy đầu tư tài chính, chị T. (ở TP Quy Nhơn) đã bị mất gần 500 triệu đồng khi tham gia dự án đầu tư tài chính có tên “Waiting Room Plus+”. Cụ thể, thông qua mạng xã hội Zalo, chị T. được hướng dẫn nộp tối thiểu 1 triệu đồng để mở tài khoản cá nhân và bắt đầu đầu tư. “Thấy có lời nên tôi tin tưởng đầu tư tiếp 145 triệu đồng. Sau đó, tôi được thông báo số tiền trên sinh lời 5.000 USD. Để rút tiền, họ yêu cầu đóng hơn 300 triệu tiền bảo hiểm. Tôi thực hiện theo yêu cầu nhưng không rút được tiền”, chị T. kể. Nghi ngờ bị lừa, chị T. quyết định dừng lại, nhưng trước đó chị cũng đã chuyển gần 500 triệu đồng.

Đây chỉ là 2 trong nhiều nội dung đơn tố giác được gửi đến các cơ quan tố tụng 2 cấp của tỉnh để trình bày về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đầu tư tài chính trên không gian mạng.

Theo CA tỉnh, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm có tính chất đặc thù, phạm vi hoạt động rộng. Các đối tượng thường sử dụng thông tin giả để đăng ký tài khoản cá nhân, hoặc ẩn danh, tạo tài khoản ảo trên các trang mạng xã hội rồi dẫn dắt bị hại vào “kịch bản” đã được bày sẵn để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, chúng tạo ra các sàn đầu tư tài chính với giao diện gần giống với các trang chính thống của các công ty tài chính uy tín. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các đối tượng có thể điều chỉnh được số lượng người tham gia, lợi nhuận theo ý chúng. Để lôi kéo được nhà đầu tư, chúng yêu cầu người tham gia đóng tiền trước khi giao dịch, thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ.

Thượng tá Trương Văn Phụng, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (CA tỉnh), khuyến cáo: “Các sàn đầu tư này không cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, lịch sử giao dịch và nhân sự quản lý. Để tránh trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo trên, người dân cần nghiên cứu, lựa chọn kênh đầu tư tài chính phù hợp, có trụ sở rõ ràng. Cần có kiến thức nhất định trước khi đầu tư, phải tìm hiểu kỹ về công ty mà mình muốn đầu tư, tránh tình trạng ham lãi suất cao, vội tin các lời chào mời trên không gian mạng rồi mất tiền oan”.

Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, hoặc là nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần kịp thời báo ngay với CA địa phương nơi gần nhất để được hướng dẫn, xử lý.



 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên