Phương pháp sử dụng mô hình nến để vào và thoát lệnh đúng thời điểm của Rayner Teo

Phương pháp sử dụng mô hình nến để vào và thoát lệnh đúng thời điểm của Rayner Teo

Phương pháp sử dụng mô hình nến để vào và thoát lệnh đúng thời điểm của Rayner Teo

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ trên Twitter của trader Singapore đã quá quen mặt - Rayner Teo nhé anh em...

***​

Các mô hình nến có thể giúp bạn xác định thời điểm vào và thoát lệnh tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều trader vẫn hiểu chưa đúng.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá:
  • Cách đọc bất kỳ cây nến nào trong vòng 60 giây
  • Các mô hình nến hữu ích cần biết
  • Chiến lược và những sai lầm cần tránh
  • Và hơn thế nữa...
Giờ thì bắt đầu thôi!

1. Cách đọc mô hình nến


Mỗi cây nến sẽ có 4 điểm dữ liệu:
  • Open: Giá mở cửa
  • High: Đỉnh trong ngày
  • Low: Đáy trong ngày
  • Close: Giá đóng cửa
Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet1.jpeg


2. Giải thích về đuôi nến


Đuôi nến đại diện cho sự từ chối giá.

Đuôi nến dài phía trên báo hiệu sự từ chối giá từ mức cao hơn.

Đuôi nến dài phía dưới báo hiệu sự từ chối giá từ mức thấp hơn.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet2.jpeg

3. Giải thích về thân nến


Thân nến tượng trưng cho động lượng (momentum) của giá.

Thân nến lớn báo hiệu động lượng mạnh (hoặc biến động gia tăng).

Thân nến nhỏ báo hiệu sự thiếu động lượng (hoặc độ biến động thấp).

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet3.png

4. Mô hình nến cây búa (Hammer)


Đây là một mô hình đảo chiều tăng giá.

Đuôi nến bên dưới dài ít nhất gấp đôi chiều dài thân nến.

Phe bán cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng không thể giữ giá ở bên dưới được lâu trước khi phe mua nhảy vào và nắm quyền kiểm soát.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet4.jpeg

5. Mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)


Đây là mô hình đảo chiều tăng xảy ra trên 2 nến.

Thân nến thứ hai "bao phủ" phạm vi của cây nến thứ nhất.

Vào ngày đầu tiên, phe bán đã chiến thắng khi giá đóng cửa ở gần mức đáy trong ngày.

Nhưng đến ngày thứ hai, phe mua đã chống trả và giành lại quyền kiểm soát.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet5.jpeg

6. Mô hình nến Doji


Đây là một mô hình thiếu quyết đoán.

Cả phe mua và phe bán đều không chiếm thế thượng phong.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet6.jpeg



7. Mô hình nến Doji chuồn chuồn


Bạn có thấy mô hình này quen quen không?

Đúng, nó giống với mô hình nến Hammer.

Phe bán cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng không thể giữ được lâu trước khi phe mua nhảy vào và nắm quyền kiểm soát.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet7.jpeg

8. Mô hình nến sao mai (Morning Star)


Đây là mô hình đảo chiều tăng xảy ra trên 3 nến.

Vào ngày đầu tiên, giá đóng cửa ở mức thấp hơn.

Vào ngày thứ hai, phe mua bước vào và đấu tranh với phe bán. Trận đấu kết thúc với tỷ số hoà.

Vào ngày thứ ba, phe mua chiến thắng và giá đóng cửa ở mức cao hơn.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet8.jpeg

9. Làm sao để hiểu bất kỳ mô hình nến nào?


Nếu giá đóng cửa ở gần mức đỉnh của phạm vi giá = phe mua đang nắm quyền kiểm soát.

Nếu giá đóng cửa ở gần mức đáy của phạm vi giá = phe bán đang nắm quyền kiểm soát.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet9.png

Nếu cây nến sau lớn hơn cây nến trước đó = động thái đáng tin cậy.

Nếu cây nến sau nhỏ hơn cây nến trước đó = động thái không đáng tin cậy.

11. Những sai lầm cần tránh


Bản thân các mô hình nến là vô dụng.

Đừng Buy chỉ vì bạn thấy một cây nến màu xanh, bởi nó sẽ không hoạt động theo cách đó.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet10.png

12. Chiến lược giao dịch với mô hình nến


Xin trân trọng giới thiệu với các bạn: Công thức MAEE
  • M: Market structure (cấu trúc thị trường)
  • A: Area of value (vùng giá trị)
  • E: Entry trigger (yếu tố kích hoạt vào lệnh, mô hình nến rất hữu ích cho việc này)
  • E: Exit (thoát lệnh)
Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet11.png


13. Ví dụ về công thức MAEE


Vâng, đây là một ví dụ chuẩn sách giáo khoa để bạn tham khảo.

Rayner-Teo-mo-hinh-nen-traderviet12.png

Nhưng, trong thế giới thực, bạn vẫn sẽ đối diện với thua lỗ dù cho có setup "hoàn hảo" đến đâu.

Trading suy cho cùng là trò chơi của xác suất, chưa bao giờ là trò chơi của sự chắc chắn!

Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên