Quản lý vốn và rủi ro trong trading - Con át chủ bài quyết định sự sống còn của một trader!

Quản lý vốn và rủi ro trong trading - Con át chủ bài quyết định sự sống còn của một trader!

Quản lý vốn và rủi ro trong trading - Con át chủ bài quyết định sự sống còn của một trader!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,299
32,452
Xin chào cả nhà!

Lý do chính khiến việc quản lý vốn và rủi ro trở nên thiết yếu trong trading là bởi: Khoản lỗ của bạn khiến bạn đau đớn hơn nhiều so với niềm vui bạn có được từ khoản lợi nhuận!

Quản lý vốn và rủi ro là chìa khoá để tồn tại với tư cách là một trader. Bạn có thể là một trader dày dạn kinh nghiệm nhưng vẫn bị "thiêu rụi" do quản lý vốn và rủi ro yếu kém.

Công việc số một của bạn không phải là kiếm lợi nhuận, mà là bảo vệ những gì bạn có. Khi vốn của bạn cạn kiệt, khả năng kiếm lợi nhuận của bạn đương nhiên cũng biến mất.

Dưới đây là tất tần tật những gì bạn nên biết về quản lý vốn và rủi ro trong trading.

quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet1.png

Quản lý vốn là gì?


Quản lý vốn là công việc nhằm đảm bảo rằng khoản lỗ trên mỗi giao dịch ở mức nhỏ so với tổng quy mô tài khoản của bạn.

Một khoản lỗ nhỏ khoảng 1/3 tài khoản của bạn có thể giúp bạn sống sót và có thể phục hồi lại được, nhưng những khoản lỗ lớn sẽ không dễ để lấy lại và nếu bạn liên tục chấp nhận những khoản lỗ lớn hết lần này đến lần khác, nó sẽ phá huỷ tài khoản cũng như sự tự tin của bạn.


Quản lý rủi ro là gì?


Quản lý rủi ro là công việc nhằm giữ cho khoản lỗ ở mức nhỏ so với lợi nhuận của bạn. Bởi vì ngay cả những trader thành công cũng thường có tỷ lệ giao dịch thua lỗ tương đối cao.

Mục tiêu của bạn là giữ cho khoản lỗ từ trade thua ở mức thấp so với lợi nhuận từ trade thắng, để bạn có thể kiếm được lợi nhuận với tỷ lệ thắng thậm chí bé hơn 50%. Đó chính là nhiệm vụ của khâu quản lý rủi ro!

Tại sao trader cần quản lý vốn và rủi ro?


quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet2.jpeg

Như đã nói ở đầu bài viết, khoản lỗ của bạn khiến bạn đau đớn hơn nhiều so với niềm vui bạn có được từ khoản lợi nhuận!

Đó không chỉ là tổn thất mà thua lỗ gây ra cho sự tự tin và động lực của bạn. Sau khi bạn bị thua lỗ, bạn đang làm việc với số tiền gốc nhỏ hơn.

Ví dụ: Giả sử bạn đang giao dịch với số vốn là $1.000.
  • Nếu bạn lỗ 20%, bạn sẽ cần kiếm được 25% trên $800 còn lại để bù đắp cho khoản lỗ của mình.
  • Nếu bạn lỗ 50%, bạn sẽ cần kiếm được 100% trên $500 để quay trở lại mốc $1.000.
  • Nếu bạn lỗ 90%, bạn sẽ cần kiếm được 900% trên $100 còn lại để quay trở lại mức hoà vốn.
Mặc dù lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của chúng ta, nhưng chính những tổn thất sẽ là thứ có thể ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.

Nhiệm vụ của bạn là giữ cho khoản lỗ từ trade thua ở mức thấp so với lợi nhuận từ trade thắng, do đó, bạn có thể kiếm được lợi nhuận với tỷ lệ thắng thấp hơn 50% (tỷ lệ Risk:Reward là 1:3, hoặc ít nhất là 1:2).

3 Trụ cột của quản lý vốn và rủi ro


quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet3.jpeg

Quy mô của khoản lỗ tối đa cho phép trên mỗi giao dịch phụ thuộc vào 3 điều kiện:
  1. Kích thước tài khoản: Xác định giá trị bằng tiền của khoản lỗ tối đa từ 1-3% mà bạn có thể chi trả. Do đó, nó xác định khoảng cách mà bạn có thể đặt stoploss (dừng lỗ) tính từ điểm entry (vào lệnh). Tài khoản càng lớn, điểm dừng lỗ bạn có thể chấp nhận càng rộng và bạn càng có nhiều lựa chọn giao dịch để thực hiện. Đối với một quy mô tài khoản giao dịch nhất định, khoản lỗ tối đa mà bạn có thể chấp nhạn một cách an toàn là hàm số của 2 yếu tố sau...
  2. Dừng lỗ: Xác định trước khoản lỗ tiềm năng mà bạn chấp nhận trong mỗi giao dịch. Điểm dừng lỗ càng rộng thì kích thước vị thế (hoặc khối lượng) bạn có thể giao dịch càng nhỏ (không vượt quá 1-3%). Điểm dừng lỗ càng hẹp thì kích thước vị thế (hoặc khối lượng) bạn có thể giao dịch càng lớn (vẫn không vượt quá 1-3%). Hãy nhớ rằng, lệnh dừng lỗ chỉ được sử dụng để hạn chế thua lỗ, vì giá không được đảm bảo trong điều kiện thị trường bất thường.
  3. Định cỡ vị thế: Xác định giá trị bằng tiền của mỗi pip hoặc điểm. Đối với một tài khoản nhất định, kích thước lot được sử dụng càng lớn thì chi phí cho mỗi pip hoặc điểm chuyển động càng lớn. Kích thước lot càng lớn thì rủi ro và lợi nhuận tiềm năng càng cao.


Chúng ta hãy cùng xem xét chi tiết hơn qua 3 bước quản lý vốn và rủi ro bên dưới đây...

Bước 1 - Đặt giới hạn rủi ro tài khoản của bạn cho mỗi giao dịch


quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet4.jpeg

Đây là bước quan trọng nhất, để ít nhất là bạn có cơ hội thành công, ngay cả đối với những khoản lợi nhuận thực tế nhỏ hơn. Bất kỳ mức lợi nhuận nào! Nếu không có nó, thất bại là điều tất yếu, ngay cả trước khi bạn bắt đầu.

Đặt giới hạn rủi ro theo phần trăm hoặc đô la mà bạn sẽ mạo hiểm trên mỗi giao dịch. Hầu hết các trader chuyên nghiệp đều mạo hiểm từ 1-3% số dư tài khoản hoặc vốn của họ nếu các giao dịch khác được mở.

Ví dụ: Nếu bạn có tài khoản giao dịch $1.000 (tiền vốn, không phải số dư tài khoản), bạn có thể mạo hiểm $10 đô mỗi giao dịch nếu bạn mạo hiểm 1% tài khoản của mình trong giao dịch. Nếu bạn mạo hiểm 2% thì bạn có thể gặp rủi ro với $20.

Bạn cũng có thể sử dụng số tiền cố định, nhưng lý tưởng nhất là số tiền này phải dưới 2% tài khoản của bạn. Ví dụ: bạn mạo hiểm $15 cho mỗi giao dịch. Nếu số dư tài khoản của bạn lên tới $985, thì bạn sẽ gặp rủi ro 2% hoặc ít hơn.

Trong khi các biến số giao dịch khác có thể thay đổi, thì rủi ro tài khoản sẽ được giữ không đổi. Hãy chọn ra số tiền mà bạn sẵn sàng mạo hiểm cho mỗi giao dịch và sau đó bám sát nó.

Đừng mạo hiểm 5% cho một giao dịch, 1% cho giao dịch tiếp theo và 3% cho giao dịch khác. Nếu bạn chọn 2% làm giới hạn rủi ro tài khoản cho mỗi giao dịch, thì mỗi giao dịch sẽ có rủi ro khoảng 2%.

Bước 2 - Xác định rủi ro theo pip/ điểm trên mỗi giao dịch


Vậy là bạn đã biết rủi ro tài khoản tối đa của mình trên mỗi giao dịch là bao nhiêu, bây giờ hãy chuyển sự chú ý của bạn sang giao dịch trước mặt bạn.

quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet6.png

Rủi ro tính theo pip/ điểm trên mỗi giao dịch được xác định bởi sự khác biệt giữa điểm vào lệnh và nơi bạn đặt dừng lỗ. Lệnh dừng lỗ sẽ đóng giao dịch nếu mất một số tiền nhất định. Đây là cách kiểm soát rủi ro trên mỗi giao dịch, để giữ nó trong giới hạn rủi ro tài khoản đã thảo luận ở trên.

Tuy nhiên, mỗi giao dịch đều khác nhau, dựa trên sự biến động hoặc chiến lược. Đôi khi một giao dịch tiền tệ có thể có 5 pips rủi ro và một giao dịch khác có thể có 15 pips rủi ro. Khi bạn thực hiện giao dịch, hãy xem xét cả điểm vào lệnh và vị trí dừng lỗ của bạn. Bạn muốn mức dừng lỗ của mình càng gần điểm vào lệnh càng tốt, nhưng không quá gần đến mức giao dịch bị "stop-out" trước khi động thái mà bạn mong đợi xảy ra.

Một khi bạn đã biết điểm vào lệnh của bạn cách điểm dừng lỗ bao xa, tính bằng pip, bạn có thể tính toán kích thước lý tưởng cho giao dịch đó (Bước 3).

Bước 3 - Xác định kích thước lot


quan-ly-von-va-rui-ro-trong-trading-traderviet5.jpeg

Quy mô vị thế thường là cách dễ dàng nhất để giữ cho khoản lỗ tối đa của bạn trên mỗi giao dịch được kiểm soát, và đôi khi đó là cách duy nhất.

Quy mô vị thế của bạn là số lượng lot hoặc hợp đồng bạn thực hiện trong một giao dịch. Kích thước vị thế là một công thức toán học đơn giản bằng:

Pip/Điểm rủi ro x Giá trị Pip/Điểm x Số lot được giao dịch = $ chịu rủi ro.

Chúng ta đã biết con số rủi ro $ vì đây là mức rủi ro tối đa mà chúng ta có thể gặp phải đối với bất kỳ giao dịch nào (Bước 1). Và chúng ta cũng biết số pip đang gặp rủi ro (Bước 2).

Tất cả những gì chúng ta cần tính là số lot được giao dịch, tức là quy mô vị thế của chúng ta.

Giả sử bạn có tài khoản $1.000 và mạo hiểm 2% tài khoản của mình cho mỗi giao dịch. Bạn có thể mạo hiểm lên tới $20 và vào lệnh Buy cặp EURUSD tại mức 1,3035, dừng lỗ đặt tại 1,2995. Điều này tương đương với 40 pips rủi ro.

Bạn có thể sử dụng máy tính kích thước lot hoặc thực hiện một số phép tính thủ công. Điểm dừng lỗ 40 pips của bạn sẽ tạo ra khoản lỗ không quá $20. Vì vậy, kích thước vị thế của bạn tối đa là 0,05 lot (hoặc 5 micro lot).


Lời kết


Nếu bạn có tư duy chuyên nghiệp, bạn sẽ nghiêm túc trong việc quản lý vốn và rủi ro. Về mặt lý thuyết, chúng là 2 khái niệm riêng biệt, nhưng trên thực tế, bạn càng kết hợp chúng nhuần nhuyễn cùng nhau, thì bạn càng gia tăng khả năng sống sót và phát triển của mình với tư cách là một trader hoặc nhà đầu tư.

Nguồn: capex.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 213 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,485 Xem / 506 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 441 Xem / 10 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,659 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 639 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 239 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên