[Tâm lý Giao dịch] Làm sao để trader "đánh bại" đối thủ nặng ký nhất của mình?

[Tâm lý Giao dịch] Làm sao để trader "đánh bại" đối thủ nặng ký nhất của mình?

[Tâm lý Giao dịch] Làm sao để trader "đánh bại" đối thủ nặng ký nhất của mình?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,300
32,452
Xin chào cả nhà!

Bạn đã mất bao nhiêu tiền vì cảm xúc? Bạn đã đóng bao nhiêu trade thua vì chúng khiến bạn khó chịu? Và bao nhiêu lần thị trường đảo chiều ngay lập tức sau khi bạn đóng lệnh với một khoản lỗ?

Như chúng ta đã biết, có tới 80% thành công trong trading phụ thuộc vào tâm lý. Quản lý vốn có tầm quan trọng lớn và chỉ sau khi có được kỹ năng quản lý vốn, trader mới nên lo liệu đến phần chiến lược. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra thực tế phũ phàng đó.

Vậy làm thế nào để đánh bại chính mình?

Làm thế nào để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống?

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực làm lu mờ tâm trí của bạn?

Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết này nhé!

tam-ly-giao-dich-cach-vuot-qua-chinh-minh-traderviet3.png


Tác động của cảm xúc đến việc phân tích


Khi bạn đang thua lỗ, bạn không hề chú ý đến những gì đang diễn ra trên biểu đồ. Nghĩa là, bộ não của bạn từ chối các tín hiệu cho thấy giá sẽ tiếp tục chống lại bạn. Ngược lại, bộ não của bạn sẽ cố gắng thuyết phục bạn rằng, giá sắp quay đầu (điều này tất nhiên không xảy ra).

Nếu bạn đóng vị thế và nhìn thị trường bằng con mắt sáng suốt, bạn sẽ nhận ra rằng, tình hình trên thị trường không giống như những gì bạn suy nghĩ lúc trước. Sự phân tâm này sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn và bạn không thể nhận thấy những điều hiển nhiên.

tam-ly-giao-dich-cach-vuot-qua-chinh-minh-traderviet1.png

Trong trading, chúng ta có một hội chứng gọi là "tê liệt phân tích". Đó là, khi một sự kiện nào đó đánh bật bạn ra khỏi lối mòn theo đúng nghĩa đen, thì sau đó, bạn không thể nhận thức đầy đủ tình hình. Điều này có thể tránh được bằng cách NGỪNG tìm kiếm giải pháp hoàn hảo. Tức là, hay vào đó, bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và đơn giản nhất - là đóng một vị thế thua lỗ.

Ngoài ra, các trader thường sợ đánh mất lợi nhuận. Nhưng một lần nữa, đã bao nhiêu lần bạn giữ một lệnh thua với hy vọng đảo chiều, nhưng nó vẫn cứ đi ngược lại với bạn? Điều này cũng tương tự với các giao dịch có lợi nhuận. Luôn có cảm giác rằng giá sắp quay đầu và tất cả lợi nhuận sẽ bị mất. Như một lựa chọn, trong trường hợp, bạn có thể sử dụng lệnh trailing stop. Sau đó, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn sẽ biết khi nào thì giá đảo chiều và lợi nhuận sẽ không bị mất.

Về nguyên tắc, cách tốt nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của cảm xúc lên phân tích đó là quản lý vốn đúng cách. Nghĩa là, bạn chỉ cần giảm khối lượng giao dịch của mình xuống. Mục tiêu là làm sao để nó không gây cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ.

Cho đến khi bạn quen với kỷ luật trong mọi tình huống, thì tốt hơn hết là bạn nên giao dịch ở mức mà bạn có thể quên béng nó đi.

Ví dụ: Bạn có thể mở một giao dịch trên biểu đồ khung D1 và quên nó đi (dù là vô tình hay cố ý). Ở giai đoạn đầu, cách tiếp cận này là hợp lý, vì nó sẽ giúp bạn phân tích tình huống một cách thành thạo. Đồng thời, thực tế giao dịch tiêu cực cũng sẽ không khiến bạn bị loại khỏi cuộc chơi.

Bạn không hề hoàn hảo


tam-ly-giao-dich-cach-vuot-qua-chinh-minh-traderviet5.png

Hãy nhớ rằng, bạn không hề hoàn hảo!

Không có người nào, giống như một con robot, lại không lo lắng về các giao dịch, muốn thực hiện các giao dịch hoàn toàn hoàn hảo và không bao giờ mắc sai lầm ở bất cứ đâu. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, đó là điều bình thường và cần được thấu hiểu.

Nếu bạn đọc tiểu sử của những người thành công trong tất cả các lĩnh vực khác, bạn sẽ biết rằng họ cũng mắc sai lầm. Vậy nên, bạn không cần lo lắng và bạn không cần phải là người thông minh nhất!

Vòng luẩn quẩn của một trader mới bắt đầu


Sẽ diễn ra như sau:
  • Tìm kiếm một hệ thống: Bạn tìm thấy một chiến lược hấp dẫn.
  • Giao dịch: Nhìn chung, giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày, tối đa là một tuần.
  • Khoản lỗ đầu tiên: Chấp nhận khoản lỗ đầu tiên của mình, thường sẽ kéo dài sang một vài giao dịch đầu tiên.
  • Tức giận: Đương nhiên là có cảm giác bị lừa vì hệ thống không mang lại lợi nhuận như đã hứa;
  • Đổ lỗi: Hệ thống không hoạt động; Forex là một trò lừa đảo; tác giả của hệ thống này là một kẻ lừa đảo. Ai đó nhất thiết phải đứng ra chịu tội, chứ không phải bản thân trader. Và mọi thứ bắt đầu lại từ đầu...


Thoát khỏi vòng luẩn quẩn


tam-ly-giao-dich-cach-vuot-qua-chinh-minh-traderviet4.png

Bằng cách:
  • Đi tìm một hệ thống.
  • Backtest từ đầu đến cuối: chiến lược phải được kiểm tra thủ công trên lịch sử hoặc trong trình kiểm tra nếu chiến lược là tự động.
  • Sự tự tin tuyệt đối vào chiến lược: khi bạn đã kiểm tra đầy đủ chiến lược, biết tất cả các số liệu thống kê, biết tất cả ưu và nhược điểm, bạn sẽ có được niềm tin vào chiến lược đã chọn.
  • Trang bị khả năng quản lý vốn tốt.
  • Bây giờ, nó đã là chiến lược giao dịch "của bạn": chiến lược đó hoàn toàn là của bạn. Nếu bạn không thoải mái với việc giữ lệnh trong 3-4 ngày, hãy chuyển sang khung thời gian thấp hơn. Hoặc ngược lại, nếu bạn lười mở lệnh thường xuyên, hãy chọn khung thời gian cao hơn. Nghĩa là, chiến lược phải phù hợp với tính khí của bạn và được tuỳ chỉnh cho phù hợp với bạn.
Nhìn chung, tất cả những mảnh ghép này đều dẫn đến lối ra khỏi vòng luẩn quẩn đầy mê hoặc của trading kia. Bạn tìm thấy một hệ thống, sau đó giao dịch, nhận biết đầy đủ các khoản lỗ. Theo đó, bạn tiếp tục làm việc với hệ thống này, giải quyết các vấn đề về cảm xúc, yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, cải thiện, tinh chỉnh, v.v.

Đôi lời về bộ não của chúng ta


Thực tế là bộ não của chúng ta thường được so với máy tính có một đĩa cứng rất lớn nhưng lại có dung lượng RAM rất nhỏ.

Bạn có biết cảm giác khi bộ não bị quá tải đến mức hoàn toàn không có thông tin nào, dù là những thông tin tưởng chừng đơn giản, có thể được lưu trữ trong đó không?

Tất nhiên, chúng ta không thể mở rộng bộ nhớ này, nhưng có thể kiểm soát số lượng ứng dụng/chương trình được mở đồng thời. Tức là chúng ta cần phải chống lại cái gọi là "tiếng ồn trắng". Hãy tránh khỏi các ứng dụng như mạng xã hội Facebook, Messengers, YouTube, kiểm tra email, v.v. Tất cả đều là tiếng ồn trắng làm tắc nghẽn não của bạn và khiến bạn không thể làm việc hiệu quả.

tam-ly-giao-dich-cach-vuot-qua-chinh-minh-traderviet2.png

Có nhiều người phản đối và nhiều người ủng hộ việc thiền định. Trên thực tế, thiền không gì khác hơn là nằm/ngồi trong tiếng nhạc êm dịu và đi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh nhất định.

Định kỳ, con người cần ba trạng thái: thức, ngủ và trạng thái thôi miên. Thông thường, sau một nỗ lực tinh thần nhất định, bạn bắt đầu trở nên ngốc ngếch mà chẳng làm được việc gì hữu ích. Đây là tín hiệu của bộ não cho thấy bạn đang thiếu trạng thái thôi miên.

30 phút "xuất thần" mỗi ngày là khá đủ!

Đừng đặt mục tiêu trong trading


Ví dụ: khi bạn đặt cho mình một mục tiêu cụ thể là kiếm được 1% mỗi ngày thì mục tiêu đó sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn lại bắt đầu tìm kiếm những giao dịch không tồn tại, làm lu mờ bộ não của bạn.

Do đó, bạn không nên đặt mục tiêu lợi nhuận trong trading. Tuy nhiên, việc đặt ra giới hạn tổn thất là có thể và thậm chí là điều cần thiết nên làm!

Hoặc đôi khi, đột nhiên bạn lại có một mong muốn vô lý là mở một giao dịch, mặc dù hệ thống không đưa ra tín hiệu. Để thoát khỏi tình huống này, bạn có thể thử mở hai tài khoản:
  • Một tài khoản để giao dịch đúng mực, nơi bạn sẽ mở giao dịch rõ ràng theo các quy tắc của hệ thống.
  • Một tài khoản khác nhỏ hơn để giao dịch tích cực, khi bạn có mong muốn mở một giao dịch không thể cưỡng lại được. Nếu nó thực sự “có tác dụng” thì bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận, dù không quá lớn. Còn nếu không thì cũng chẳng thành vấn đề.

Lời kết


Như bạn có thể thấy, chiến lược thường không phải là yếu tố quyết định trong trading. Tâm lý cuối cùng mới là thứ khiến bạn hành động theo cách này hay cách khác.

Hãy tìm cho mình một cách tiếp cận đúng đắn để không bị loại khỏi cuộc chơi trading vốn dĩ rất khắc nghiệt này nhé!

Nguồn: tradingview

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,674 Xem / 89 Trả lời
  • khapham1010 trong Sách Trading - Tài liệu Trading 125,357 Xem / 610 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 45 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 510 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 264 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,538 Xem / 506 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên