Thấu hiểu về Pivot Point - điểm mua tối ưu dành cho trader giao dịch breakout (phá vỡ)

Thấu hiểu về Pivot Point - điểm mua tối ưu dành cho trader giao dịch breakout (phá vỡ)

Thấu hiểu về Pivot Point - điểm mua tối ưu dành cho trader giao dịch breakout (phá vỡ)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Pivot point (điểm xoay mấu chốt) là một khái niệm quan trọng trong giao dịch breakout (phá vỡ). Chúng đại diện cho các điểm mua tối ưu - nơi Cung áp đảo Cầu, dẫn đến một động thái có xu hướng mạnh mẽ.

Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm về pivot point, lịch sử của chúng cũng như cách xác định/ sử dụng chúng một cách hiệu quả trong chiến lược giao dịch của bạn.

Pivot point (điểm xoay mấu chốt) là gì?


Pivot point (điểm xoay mấu chốt) là một mức giá cụ thể để trader đưa ra quyết định và dự đoán sẽ có một động thái có xu hướng mạnh mẽ.

Ví dụ: Một cổ phiếu có thể có ngưỡng kháng cự tại một điểm nhất định, điểm này cũng trùng với mức cao nhất của tuần trước. Điểm mua tối ưu là khi giá đẩy qua khu vực cụ thể đó với khối lượng lớn. Điều này có thể kích hoạt một động thái đáng kể, như trong biểu đồ bên dưới đây:

thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet1.png

Quá trình phát triển của pivot point (điểm xoay mấu chốt): Một góc nhìn lịch sử


Khái niệm " pivot point" đã là một phần của chiến lược giao dịch trong hơn một thế kỷ.

Một trong những người tiên phong sử dụng nó chính là Jesse Livermore - một trader nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20. Chiến lược của Livermore xoay quanh cái mà ông gọi là "pivotal point" (điểm then chốt).

thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet2.jpeg

Ông quan sát thấy rằng cổ phiếu thường có biến động giá đáng kể khi chúng đạt đến một ngưỡng giá quan trọng nhất định. Bằng cách xác định những "điểm then chốt" này, Livermore có thể canh thời điểm cho giao dịch của mình để tận dụng những chuyển động lớn. Thành công của ông trong việc sử dụng chiến lược này đã nhấn mạnh tiềm năng của các "điểm xoay mấu chốt" như vậy trong trading.

Theo chân của Livermore, Nicholas Darvas, một trader với xuất phát điểm là một vũ công, đã phát triển phương pháp giao dịch độc đáo của riêng mình trong những năm 1950 và 60. Phương pháp của ông, được gọi là lý thuyết Hộp Darvas, cũng dựa trên khái niệm về các mức giá quan trọng.

Darvas quan sát thấy giá cổ phiếu thường di chuyển theo một loạt các “chiếc hộp”. Khi một cổ phiếu phá vỡ ra khỏi vùng giá hiện tại, nó thường báo hiệu sự bắt đầu của một biến động giá đáng kể. Điểm phá vỡ này tương tự như khái niệm điểm xoay mấu chốt, đóng vai trò là điểm mua tối ưu.


Trong thời gian gần đây, khái niệm " pivot point" đã được cải tiến và phổ biến hơn nữa bởi các trader như William O’Neil và Mark Minervini.

O'Neil, người sáng lập tờ Investor's Business Daily, đã phát triển hệ thống giao dịch CANSLIM, sử dụng các điểm xoay mấu chốt làm thành phần chính. Cách tiếp cận của ông tập trung vào việc mua cổ phiếu khi chúng phá vỡ ra khỏi vùng giá tích luỹ, hay điểm xoay mấu chốt, với khối lượng lớn.

thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet3.jpeg

Mark Minervini, một chuyên gia kỳ cựu về thị trường chứng khoán và là một tác giả nổi tiếng, cũng sử dụng các điểm xoay mấu chốt trong chiến lược giao dịch của mình. Minervini nhấn mạnh việc mua cổ phiếu khi chúng xuất hiện từ các mô hình nền giá vững chắc (sound base), với pivot point đóng vai trò là tín hiệu kích hoạt để vào lệnh. Thành công của ông trong việc sử dụng chiến lược này đã củng cố thêm tầm quan trọng của các điểm xoay mấu chốt trong giao dịch hiện đại.

Cách xác định pivot point (điểm xoay mấu chốt)


Quá trình xác định các điểm xoay mấu chốt là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, đòi hỏi ở trader một con mắt tinh tường, sự hiểu biết vững chắc về xu hướng thị trường và phân tích biểu đồ một cách kỹ lưỡng.

Pivot point thường được tìm thấy trong các cấu trúc đi ngang trong một nền giá (base). Những cấu trúc nền giá này rất quan trọng, vì chúng thường đi trước những động thái xu hướng mạnh mẽ.

thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet4.png

Một đặc điểm quan trọng cần quan sát trong các cấu trúc nền giá này là sự co hẹp của giá. Điều này đề cập đến sự sụt giảm trong biến động giá, thường được minh hoạ bằng các phạm vi giá chặt hơn từ trái sang phải trên biểu đồ. Việc thắt chặt phạm vi giá này là một dấu hiệu cho thấy Cung và Cầu đang đạt đến trạng thái cân bằng và một cú breakout (phá vỡ) có thể sắp xảy ra.

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là volume (khối lượng). Khi phạm vi giá thắt chặt, khối lượng thường giảm đáng kể. Sự sụt giảm khối lượng này là một tín hiệu quan trọng vì nó cho thấy áp lực bán đang giảm dần. Khi khối lượng giảm khi giá thực sự co hẹp, điều đó cho thấy rằng không còn người bán nào để đẩy giá xuống. Việc thiếu áp lực bán này có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho một cú breakout (phá vỡ).

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc xác định các điểm xoay mấu chốt không phải là một quy trình phù hợp cho tất cả. Các cổ phiếu và điều kiện thị trường khác nhau có thể cho thấy những mô hình và xu hướng khác nhau. Do đó, trader cần phải có khả năng thích ứng và cân nhắc các yếu tố khác nhau khi xác định các điểm " pivot point".



Hướng dẫn cách giao dịch với pivot point (điểm xoay mấu chốt)


Giao dịch pivot point có thể là một chiến lược hiệu quả khi được thực hiện chính xác.

Dưới đây là một số hướng dẫn mở rộng nhằm giúp bạn làm được điều đó:

1/ Tìm kiếm các mô hình co hẹp biến động (Volatility Contraction Patterns - VCP) trong một nền giá


thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet5.jpeg

VCP là dấu hiệu quan trọng cho thấy một cổ phiếu có thể đang chuẩn bị cho một động thái đáng kể.

Những mô hình này xảy ra khi phạm vi giá cổ phiếu co hẹp theo thời gian, cho thấy mức độ biến động giảm. Sự co hẹp này thường xảy ra trong một nền giá, đó là giai đoạn tích luỹ trước khi giá biến động.

Việc phát hiện VCP có thể giúp bạn xác định các điểm xoay mấu chốt tiềm năng và đoán trước những cú breakout.

2/ Xác định các điểm xoay ngay trong nền giá


thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet6.png

Điểm xoay ngay trong nền giá (pocket pivot) là dấu hiệu khối lượng duy nhất có thể báo hiệu sự bắt đầu của một động thái quan trọng. Chúng xảy ra khi khối lượng cổ phiếu cao hơn bất kỳ khối lượng nào vào ngày giảm giá trong 10 ngày trước đó, ngay cả khi giá cổ phiếu không vượt quá mức đỉnh của ngày hôm trước.

Pocket pivot trong một nền giá có thể gợi ý sự tích lũy của các nhà đầu tư tổ chức, khiến chúng trở thành một chỉ báo có giá trị về các điểm xoay mấu chốt tiềm năng.

3/ Hợp lưu giữa các khung thời gian


thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet7.png

Hợp lưu giữa các khung thời gian xảy ra khi các điểm xoay mấu chốt trên các khung thời gian khác nhau—chẳng hạn như biểu đồ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng—kích hoạt ở cùng một mức giá.

Sự hợp lưu này có thể tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ của hỗ trợ hoặc kháng cự, làm cho điểm xoay mấu chốt trở nên quan trọng hơn. Khi nhiều khung thời gian cùng hợp lưu ở một mức giá duy nhất, điều đó có thể dẫn đến những biến động giá đáng kể hơn, mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn hơn.

4/ Theo dõi khối lượng giảm với hành động giá thắt chặt ngay trước pivot point


Khi điểm xoay tiềm năng đến gần, hãy theo dõi khối lượng giảm đi kèm với hành động giá thắt chặt. Sự kết hợp này có thể chỉ ra rằng áp lực bán đang giảm dần, tạo tiền đề cho khả năng giá breakout.

Nếu giá cổ phiếu đang tích luỹ và khối lượng giao dịch thấp, điều đó cho thấy người bán đã kiệt sức và cổ phiếu có thể sẵn sàng tăng cao hơn.

5/ Khi giá breakout, hãy tìm kiếm sự bùng nổ về khối lượng


thau-hieu-ve-pivot-point-traderviet8.gif

Khi một cổ phiếu phá vỡ từ một điểm xoay mấu chốt, điều cần thiết là chúng ta phải thấy khối lượng tăng đột biến. Sự bùng nổ về khối lượng này có thể xác nhận cho cú breakout và cho thấy lực mua mạnh.

Một cú phá vỡ với khối lượng lớn có thể là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cổ phiếu có động lực để tiếp tục đi lên.


Kết luận


Pivot point là một công cụ mạnh mẽ dành cho trader, đại diện cho mức giá mà Cầu áp đảo Cung. Bằng cách phân tích biểu đồ và xu hướng thị trường, trader có thể xác định những điểm này và tận dụng chúng để canh thời điểm vào hoặc thoát lệnh.

Tuy nhiên, giống như tất cả các chiến lược giao dịch, pivot point không phải là "Chén Thánh" dễ hiểu và các trader phải luôn sẵn sàng quản lý rủi ro của mình!

Nguồn: traderlion.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên