Theo các bạn, thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Theo các bạn, thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Theo các bạn, thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

tiendung

Active Member
62
46
Xin chào các anh chị em trong diễn đàn, như tiêu đề mình đã đăng mình muốn hỏi mọi người là mọi người hiểu thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ? Nhưng trước khi thảo luận, mình nghĩ mọi người nên đọc nội dung dưới đây mình chia sẻ và xem video phóng sự của đài truyền hình Việt Nam :

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ !
ÁP DỤNG TRONG VỤ ÁN CÓ CÁC QUAN HỆ DÂN SỰ KINH TẾ
Vấn đề hỗ trợ tư pháp vụ án có dấu hiệu oan sai trong quan hệ kinh tế dân sự có dấu hiệu bị Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân...
“Hình sự hoá” các giao dịch dân sự, kinh tế trước tiên và dễ thấy là sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị “hình sự hoá”. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án bị “hình sự hoá” đều gắn với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên, niêm phong tài sản…Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam sẽ xâm hại đến quyền tự do, dân chủ của công dân. Bên cạnh đó, việc làm này sẽ gây tổn thương nặng nề đến tâm lý của người bị tạm giữ, tạm giam. Thêm vào đó, uy tín nói chung và uy tín chính trị nói riêng của người có hành vi bị “hình sự hoá” sẽ bị tổn hại rất nghiêm trọng. Đó là chưa kể nếu người có hành vi bị “hình sự hoá” là người đại diện hay quản lý thì uy tín của doanh nghiệp của họ cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, doanh nghiệp của họ lại hoạt động trong tình trạng “rắn mất đầu”, rất có nhiều khả năng sẽ dẫn đến phá sản. Và, nếu có doanh nghiệp nào kiên cường vượt qua thì cũng phải mất rất nhiều thời gian cho việc phục hồi lại “tình trạng” hoạt động bình thường. Hơn thế nữa, tạm giữ, tạm giam người có hành vi bị “hình sự hoá” một mặt gây lãng phí thời gian của người này, mặt khác sẽ khiến cho người thân của họ cũng lãng phí thời gian và tiền bạc chạy theo tiến trình kêu oan cho người thân của mình. Trong việc làm này, thời gian của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng bị tiêu hao một cách vô ích.
Đối với biện pháp kê biên, niêm phong tài sản cũng gây thiệt hại không kém trong trường hợp vụ án bị “hình sự hoá”. Khi đó, tài sản của người có hành vi bị “hình sự hoá” hoặc doanh nghiệp (có khi lên đến hàng chục tỷ đồng) sẽ không được đưa vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Điều đó không chỉ gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của những người có liên quan mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội.
Xét ở góc độ kinh tế - xã hội, “hình sự hoá” để lại hậu quả tiêu cực mang tính dây chuyền. Bởi vì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có các mối quan hệ lợi ích với các doanh nghiệp khác, bạn hàng, người lao động…Một khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn do người đại diện hay người quản lý bị bắt giam hoặc điều tra sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị các doanh nghiệp khác và bạn hàng từ chối quan hệ giao dịch, người lao động thì mất việc làm. Đối với những thiệt hại nói trên thì việc đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp hay người có hành vi bị hình sự hoá rất khó bù đắp đúng mức.
Bên cạnh đó, “hình sự hoá” còn có tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam vì không chỉ có những doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam bị “hình sự hoá” mà cả các doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp phải tình trạng này. Những vụ án bị “hình sự hoá” sẽ là tấm gương xấu làm nản lòng những người có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhất là các dự án lớn, dài hạn, rủi ro cao nhưng có tính chất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước như trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Đối với các doanh nhân, doanh nghiệp đang hoạt động thì không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để tìm tới những bước đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế mà chỉ hoạt động cầm chừng, chấp nhận hiệu quả thấp nhưng an toàn hơn. Trong trường hợp họ có gặp rủi ro do khách quan cũng không dám “báo cáo” lỗ vì sợ mình trở thành đối tượng bị “hình sự hoá”.
Một hậu quả nữa là tình trạng “hình sự hoá” sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân vào nền công lý nước nhà. Về bản chất, “hình sự hoá” là việc làm oan, sai người vô tội. Tình trạng này khiến cho các cơ quan bảo vệ công lý, chỗ dựa của công dân, các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì nay lại trở thành người xâm hại đến lợi ích hợp pháp của họ. Điều này đã làm giảm sút rất nhiều niềm tin của nhân dân vào nền công lý nước nhà.
Làm sao để khắc phục tình trạng “hình sự hoá”? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này. Theo nhiều nhà phân tích, tình trạng “hình sự hoá” có nguyên nhân chủ yếu là sự chưa rõ ràng trong quy định về cấu thành tội phạm đối với một số tội danh trong Bộ luật hình sự (xét ở góc độ lập pháp) và sự thiếu chính xác trong việc đánh giá tính chất của hành vi vi phạm pháp luật (dân sự, kinh tế) dẫn đến định tội sai (xét ở góc độ áp dụng pháp luật).
“Hình sự hoá” các giao dịch dân sự, kinh tế về bản chất là sự sai lầm trong việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hậu quả này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những người áp dụng pháp luật (các cơ quan tiến hành tố tụng) mà phần lớn do quy phạm pháp luật quy định về cấu thành tội phạm chưa rõ ràng. Sự thiếu rõ ràng này dẫn đến việc nhận thức không thống nhất và áp dụng sai (định tội sai) ý nghĩa của điều luật. Định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì thế, khi nội dung của cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự không rõ ràng thì không thể tránh khỏi sự nhận thức về nó khác nhau, dẫn đến việc định tội không chính xác. Điểm yếu này của Bộ luật hình sự có thể đưa đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Như đã đề cập ở trên, hai tội danh thường bị áp dụng sai trong khi “hình sự hoá” là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Vì thế, chúng ta hãy phân tích cấu thành tội phạm của hai tội phạm này trong Bộ luật hình sự hiện hành.
Đối với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Điều 139 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…thì bị phạt…”. Trong lời văn của điều luật này có hai điểm chưa rõ ràng là “thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản”. Vì thế, để áp dụng chính xác Điều 139 thì hai điểm chưa rõ ràng này cần phải được giải thích. Tương tự như thế đối với tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 140). So với Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự hiện hành đã mô tả các hành vi khách quan của tội phạm này chứ không quy định chung chung là “lạm dụng tín nhiệm”. Tuy nhiên, điều luật này vẫn chưa làm sáng tỏ nội dung của hành vi “chiếm đoạt”. Bởi vì, không phải cứ hành vi không trả nợ hoặc không trả được nợ nào cũng là “chiếm đoạt”. Để việc áp dụng thống nhất và việc định tội tại hai điều luật này được chính xác, tránh “hình sự hoá” làm oan người vô tội, cần thiết phải có một Thông tư liên tịch (TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an) giải thích về vấn đề này. Trong Thông tư phải làm rõ: 1) Thế nào là hành vi chiếm đoạt (biểu hiện); 2) Cách chứng minh ý thức chiếm đoạt; 3) Các trường hợp nhầm lẫn với vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Tuy nhiên, ngay cả khi quy phạm pháp luật đã rõ ràng, việc đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng về tính chất pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật trong các giao dịch cũng có thể thiếu chính xác. Ở đây chúng tôi không bàn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng do tiêu cực mà cố tình đánh giá sai tính chất pháp lý của hành vi bị “hình sự hoá” mà chỉ muốn bàn đến trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng do nhận thức sai bản chất của hành vi “chiếm đoạt” nên đã làm oan người vô tội.
Trong thực tế có nhiều quan điểm cho rằng nếu hết hạn nêu trong hợp đồng mà bên có nghĩa vụ không thanh toán được nợ thì bị xem là “chiếm đoạt”. Quan điểm này hết sức sai lầm và không có căn cứ pháp lý, bởi vì nếu theo cách hiểu này thì tất cả các bị đơn trong các quan hệ dân sự, kinh tế đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, việc chứng minh “ý thức chiếm đoạt” của người phạm tội là hết sức quan trọng vì đây là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của hai tội danh này. Vì đây là dấu hiệu chủ quan cho nên nó phải được đánh giá thông qua những biểu hiện của hành vi khách quan. Khi không có cái nhìn toàn diện về những biểu hiện của hành vi khách quan, các cơ quan tiến hành tố tụng rất dễ đánh giá sai bản chất pháp lý của hành vi vi phạm. Thông thường, người vi phạm bao giờ cũng che giấu ý thức và mục đích “chiếm đoạt”. Việc đánh giá hành vi nào có ý thức và mục “chiếm đoạt” nhưng bị che giấu và hành vi không có ý thức và mục “chiếm đoạt” trong nhiều trường hợp thật không dễ. Theo chúng tôi, để chứng minh được ý thức và mục “chiếm đoạt”, chúng ta có thể giải quyết mấy vấn đề sau (qua những biểu hiện của hành vi khách quan):
+ Người vi phạm có cố ý không thực hiện nghĩa vụ trả nợ không? Có ý định này trước hay sau khi thực hiện giao dịch?
+ Người vi phạm có dịch chuyển quyền sở hữu tài sản trái pháp luật không?
+ Người vi phạm có mất hẳn quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp tài sản của mình không?
+ Người vi phạm có chiếm giữ, sử dụng trái phép, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác như của mình không?
Để chứng minh được những vấn đề trên, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể lưu ý những nội dung sau:
Mục đích của việc vay ghi trong hợp đồng và sử dụng thực tế tài sản vay (hợp pháp hay không hợp pháp);
Lý do không trả được nợ (do khách quan hay chủ quan, có chính đáng hay không);
Trường hợp người vi phạm bỏ trốn thì phải xác định thái độ chủ quan là bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hay sợ bị cưỡng bức, dùng vũ lực…
Người vi phạm còn khả năng thanh toán nợ không?
Chỉ khi xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án và giải quyết đúng đắn những vấn đề trên thì chúng ta mới có đủ cơ sở kết luận người vi phạm có ý thức và mục đích “chiếm đoạt” và hành vi của họ mới có dấu hiệu phạm tội. Trong mọi trường hợp, dù người có hành vi vi phạm không trả được nợ nhưng đó là do khách quan mà chính họ không thể khắc phục được thì không thể kết luận là họ có ý định “chiếm đọat”. Trong trường hợp không chứng minh được sự hiện diện của “chiếm đọat” trong thái độ chủ quan của người vi phạm thì việc khởi tố, điều tra, truy tố… người này có thể được xem là hành vi “hình sự hoá”.
Th.S Phạm Văn Beo - Th.S, LS Bùi Quang Nhơn

Nguồn : FB Sự thật về doanh nhân Phạm Thanh Hải .
Mã:
https://www.facebook.com/phamthanhhaiidt/posts/2045952145659190

Như các bạn đã biết, mình được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Hà Nội gọi là nạn nhân của vụ TS Phạm Thanh Hải, mình và hàng ngàn các nhà đầu tư đang đi kêu oan và giờ đây mình khẳng định TS Phạm Thanh Hải đã bị bắt oan. Vụ án có thể sắp bị đem ra xử và khi mình nói chuyện với các luật sư họ chỉ e sợ rằng sẽ có một bản án bỏ túi có sẵn trong phòng xử án doành cho TS Phạm Thanh Hải.

Chi tiết về vụ TS Phạm Thanh Hải IDT :
https://traderviet.org/threads/cau-chuyen-pham-thanh-hai-idt-thien-tai-hay-ten-lua-dao-p1.8206/
https://traderviet.org/threads/cau-chuyen-pham-thanh-hai-idt-thien-tai-hay-ten-lua-dao-p2.8207/
https://traderviet.org/threads/cau-chuyen-pham-thanh-hai-idt-p3-phi-hoc-lam-giau.8580/
https://traderviet.org/threads/tien...goc-nhin-cua-nha-bao-dung-hanh-long-le.12487/
https://traderviet.org/threads/vu-a...nh-long-le-tim-ra-tinh-tiet-quan-trong.13646/

Một ví dụ khác cũng rất buồn cười về tội danh tương đối mơ hồ quy định về tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt tài sản này là từ một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã bị thay đổi thành vụ vi phạm các quy định về cho vay . Đáng nhẽ ra Viện Kiểm Sát phải tạm thời đình chỉ điều tra, xin tòa tuyên bố bị cáo vô tội tính toán bồi thường oan sai cho các bị cáo, còn hồ sơ vi phạm về các quy định cho vay phải chuyển thành một hồ sơ mới để xem xét điều tra sau.

Mã:
Vụ án “Vi phạm quy định về cho vay…” kỳ 1 :
http://ngaymoionline.com.vn/doi-song-phap-luat/vu-an-vi-pham-quy-dinh-ve-cho-vay-xay-ra-tai-agribank-can-tho-nhieu-dieu-bat-thuong-trong-dieu-tra-truy-to.html2876

Vụ án “Vi phạm quy định về cho vay…” kỳ 2 :
http://ngaymoionline.com.vn/doi-song-phap-luat/vu-an-vi-pham-quy-dinh-ve-cho-vay-xay-ra-tai-agribank-can-tho-nhieu-dieu-bat-thuong-trong-dieu-tra-truy-to.html2880
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài này tự dưng lại nhớ đến những câu :
" vô phúc đáo tụng đình"
"thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót"
"không oánh cho có, có oánh cho tởn"
"luật nhiều như rừng, cả một rừng luật, và xài luật rừng"
....
 
Đọc bài này tự dưng lại nhớ đến những câu :
" vô phúc đáo tụng đình"
"thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót"
"không oánh cho có, có oánh cho tởn"
"luật nhiều như rừng, cả một rừng luật, và xài luật rừng"
....
Em được biết ở bên Hoa Kỳ người ta thà bỏ sót tội phạm còn hơn bị bắt oan bác ạ. Chính vì vậy oan sai rất ít, mà mỗi lần có án oan lại nổi đình nổi đám trên truyền thông, bồi thường oai sai thì ốm, ông nào dính vào bê bối đó cùng sống dở chết dở .
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 418 Xem / 20 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 17 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 309 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 587 Xem / 14 Trả lời
  • DungMaximus trong Quyền chọn Nhị phân - Binary Options 12,918 Xem / 37 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên