Tiến sĩ Brett Steenbarger mách bạn cách vượt qua thử thách tâm lý mang tên "lo âu về hiệu suất"

Tiến sĩ Brett Steenbarger mách bạn cách vượt qua thử thách tâm lý mang tên "lo âu về hiệu suất"

Tiến sĩ Brett Steenbarger mách bạn cách vượt qua thử thách tâm lý mang tên "lo âu về hiệu suất"

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,341
32,525
Xin chào cả nhà!

Brett Steenbarger là một trader chuyên nghiệp, một nhà đào tạo trader nổi tiếng đã từng đào tạo ra các trader chuyên làm việc cho các quỹ đầu tư, trader cá nhân thành công, các nhà quản lý tiền giỏi nhất thế giới.

Bản thân Brett Steenbarger cũng đã làm việc với nhiều quỹ đầu tư lớn, chúng ta hãy cùng nghe ông chia sẻ về cách vượt qua hội chứng "lo âu về hiệu suất" ngay bên dưới đây nhé!

***​

Căng thẳng trong lúc "trình diễn" là một trong những thách thức tâm lý phổ biến nhất mà các vận động viên phải đối mặt trong hoạt động biểu diễn của họ. Ngay cả những người chơi gôn sành sỏi cũng có thể mắc phải hội chứng "yips" (hai tay đóng bằng, chuyển động không có chủ ý mà người đánh gôn không thể kiểm soát được hoặc bị giật).

Brett-Steenbarger-vuot-qua-lo-au-ve-hieu-suat-TraderViet2.jpeg

Hầu hết các diễn giả trước công chúng đều từng trải qua cảm giác bị lạc lõng trong một buổi nói chuyện quan trọng. Học sinh học cả đêm để đi thi, có thể "đứng hình" trong khi làm bài và quên mất những gì đã học. Các trader đặt ra các kế hoạch đầy hứa hẹn có thể chứng kiến bản thân họ thoát lệnh quá sớm, hoặc tệ hơn nữa, cố gắng vào lệnh trước khi có tín hiệu giao dịch.

Điều gì gây ra sự căng thẳng này - hay đúng hơn là sự lo âu về hiệu suất? Và chúng ta có thể làm gì với nó?

Đầu tiên, bạn cần lưu ý rằng, không phải mọi căng thẳng đều là điều xấu. Cảm giác lo lắng có thể chỉ đường cho sự phát triển của chúng ta. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta sẽ đẩy giới hạn mình ra xa hơn và giúp bản thân trưởng thành hơn. Rốt cuộc, đó là chuyện rất mang tính xây dựng!

Ngược lại, không phải mọi sự lo lắng đều là lo âu về hiệu suất. Một số người cảm thấy lo lắng trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống, không chỉ trong những giai đoạn yêu cầu về hiệu suất. Các vấn đề lo âu rộng hơn, chẳng hạn như rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và các nỗi ám ảnh khác nhau, cần có sự trợ giúp của chuyên gia, thường là bằng các phương pháp hành vi và hỗ trợ bằng thuốc. Sự lo lắng về hiệu suất thực sự đặc trưng cho các tình huống về hiệu suất. Nó xảy ra khi chúng ta trở nên lo lắng hoặc quan tâm đến kết quả hiệu suất của mình đến mức sự lo lắng của chúng ta cản trở chính hiệu suất đó.

Brett-Steenbarger-vuot-qua-lo-au-ve-hieu-suat-TraderViet1.jpeg


Sợ thua lỗ là lý do phổ biến nhất khiến các trader cảm thấy lo âu về hiệu suất. Thay vì chấp nhận thua lỗ như một phần tự nhiên khi chơi trò chơi xác suất, những trader như vậy lại coi thua lỗ là một mối đe dọa. Đây là điều quan trọng cần phải hiểu. Không chỉ việc mất tiền tạo ra lo lắng, mà còn là cách giải thích về sự mất mát. Khi chúng ta coi những mất mát là mối đe dọa, chúng ta phản ứng một cách tự nhiên bằng phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" - và điều này ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định tiếp theo của chúng ta. Rất thường xuyên, chúng ta sẽ chọn bỏ chạy thay vì chiến đấu và không thể vào được vị thế tốt hoặc thoát khỏi vị thế hiện có ở ngưỡng giá không đẹp.

Brett-Steenbarger-vuot-qua-lo-au-ve-hieu-suat-TraderViet3.jpeg

Đôi khi sự lo âu về hiệu suất này là kết quả của việc đã chấp nhận những khoản lỗ lớn - quá lớn - trong giao dịch trước đó. Cảm giác khó chịu liên quan đến những mất mát quá lớn đó quay trở lại khi các vị thế đi ngược lại với chúng ta, do đó ngay cả những tín hiệu nhiễu bình thường cũng được coi là mối đe dọa. Những "drama" trong P/L có thể tạo ra tổn thương trong phản ứng cảm xúc của chúng ta. Vì vậy, quản lý rủi ro hợp lý là điều cần thiết để chúng ta đảm bảo rằng tổn thất không thể trở thành thảm họa thực sự đối với tài khoản - và tâm lý của chúng ta.

Một quy tắc mà tôi đã ủng hộ từ lâu cho các nhà giao dịch chủ động đó là đảm bảo bạn không thua quá nhiều trong một giao dịch đến mức bạn không thể kết thúc một ngày trong sắc xanh. Tương tự như vậy, bạn sẽ không muốn mất quá nhiều tiền trong một tuần hoặc một tháng đến mức bạn không thể kết thúc tháng hoặc năm đó với số dư dương. Điều này rất hữu ích về mặt tâm lý vì sẽ không có tổn thất nào trở thành mối đe dọa quá mức đối với sự thành công của chúng ta.



Nếu bạn thấy mình phản ứng thái quá với những tổn thất trong quá khứ, sẽ rất hữu ích nếu bạn quay lại chấp nhận rủi ro ở mức khiêm tốn, lấy lại sự nhất quán trong giao dịch và dần dần xây dựng lại quy mô vị thế khi cảm giác an toàn và tự tin quay trở lại. Đây là cách mọi người phục hồi sau mọi tổn thương: trải nghiệm lặp đi lặp lại về khả năng làm chủ và an toàn cuối cùng sẽ làm giảm cảm giác bị đe dọa.

Các kỹ thuật hành vi được mô tả trong The Daily Trading Coach đặc biệt hiệu quả trong việc giải quyết căng thẳng liên quan đến hiệu suất. Việc hình dung về viễn cảnh bị "hit stoploss" và chấp nhận những tổn thất đã được lên kế hoạch trong khi luyện tập trong đầu những lời tự nhủ mang tính xây dựng và giữ cho bản thân bình tĩnh và tập trung bằng hơi thở sâu, chậm là một cách để lập trình lại những tác động khó chịu của những mất mát trong quá khứ. Nếu những hình dung đó được thực hiện lặp đi lặp lại trước giờ giao dịch, chúng sẽ tạo ra thứ mà nhà tâm lý học Donald Meichenbaum gọi là "stress inoculation" (tiêm ngừa căng thẳng). Chúng ta tự đặt mình trước những mối đe dọa có thể quản lý được và việc tiếp xúc này mang lại cho chúng ta cảm giác làm chủ và góc nhìn giúp chúng ta đối phó với tình trạng drawdown (sụt giảm tài khoản) trong thời gian thực.

Brett-Steenbarger-vuot-qua-lo-au-ve-hieu-suat-TraderViet4.jpeg


Tôi đã làm việc với nhiều trader thành công. Phần lớn họ vẫn bị mất tiền trong một số lượng đáng kể các giao dịch của họ. Nơi họ thực sự thành công chính là cách họ giữ cho quy mô thua lỗ ở mức nhỏ và kiếm được lợi nhuận lớn hơn từ các giao dịch thắng. Nếu chúng ta thoát lệnh thắng quá sớm vì chứng lo âu về hiệu suất, chúng ta sẽ tạo ra một tình huống trong đó winrate (tỷ lệ thắng) của chúng ta sẽ phải cao một cách phi thực tế để đảm bảo lợi nhuận. Trớ trêu thay, chỉ khi nào chúng ta có thể chấp nhận và thậm chí yêu lấy thua lỗ - đảm bảo rằng chúng ta học được từ những trade thua và lĩnh hội được thứ gì đó có giá trị từ những thất bại - thì chúng ta mới có thể tận dụng tối đa thế mạnh giao dịch của mình!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 994 Xem / 41 Trả lời
  • BlackBlues trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 625,718 Xem / 3,587 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,876 Xem / 99 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên