Vì sao IMF chống việc cho phép Crypto trở thành tiền tệ?

Vì sao IMF chống việc cho phép Crypto trở thành tiền tệ?

Vì sao IMF chống việc cho phép Crypto trở thành tiền tệ?

TraderViet Crypto

Editor
Trial mod
3,572
9,161
Sau một thời gian lúc lắc ngúc ngoắc về Crypto Currencies nay IMF đã có tiếng nói bày tỏ quan điểm chính thức với Tài sản số mã hoá. Trước hết IMF xác nhận nó là tài sản (Crypto Assets) nhưng không gọi nó là Tiền (Crypto Curencies). Và không chấp nhận để CC trở thành tiền tệ.

1. Ngày 8 tháng 2 năm 2023, Hội đồng Giám đốc Điều hành (Executive Board of Directors) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã họp thảo luận Báo cáo về Các yếu tố của Chính sách Hiệu quả đối với Tài sản Mã hoá (Crypto Assets - CA).

Luận cương 9 điểm của IMF định hướng cho các nhà hoạch định chính sách trong ứng xử với CA bao gồm:

a. Bảo vệ chủ quyền và sự ổn định của hệ thống tiền tệ bằng cách củng cố các khuôn khổ chính sách tiền tệ và KHÔNG cho phép sử dụng CA như một loại tiền tệ hay phương tiện thanh toán chính thức.
b. Tránh biến động quá mạnh của dòng vốn và duy trì hiệu quả của chỉ số đo lường quản lý dòng vốn.
c. Phân tích và công bố minh bạch rủi ro tài khoá và áp dụng các biện pháp xử lý thuế rõ ràng đối với CA.
d. Xây dựng nền tảng pháp lý của CA và xử lý các rủi ro pháp lý của nó.
e. Phát triển và thực thi các yêu cầu về cẩn trọng, đạo đức và giám sát đối với tất cả các bên tham gia thị trường CA.
f. Thiết lập một cơ chế giám sát chung giữa các cơ sở, các cơ quan chính quyền trong nước (đối với CA).
g. Thiết lập các thỏa thuận hợp tác quốc tế để tăng cường giám sát và thực thi các quy định về CA.
h. Theo dõi tác động của CA đối với sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.
i. Tăng cường hợp tác toàn cầu để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các giải pháp thay thế cho hoạt động thanh toán và tài chính xuyên biên giới.
Điều quan chức IMF quan ngại được nêu đầu tiên là:

a. CA ngày càng thích nghi với cuộc sống nhiều nước (nên đe doạ hình thành nội hàm kinh tế tiền tệ).
b. Phi lãnh thổ địa lý (nên ngoài tầm tay và thách thức quyền lực NHTW. Đây là điều tôi nói nhiều).
c. Liên kết và ảnh hưởng tới hệ thống tài chính.
crypto-imf.jpeg



2. Thái độ rất rõ ràng. Rất rõ ràng ai cũng thấy tiềm năng của Blockchain và của hệ thống tiền tệ phi tập trung tồn tại trên triết lý công nghệ ấy.

Rất rõ ràng IMF đang bảo vệ hệ thống tiền tệ Tập trung hoá ở các NHTW hiện nay mà ở đó IMF là NHTW của các NHTW. Đó cũng là ý nghĩa tồn tại của IMF.

Rất rõ ràng IMF thấy CA hàm chứa sức mạnh tiềm ẩn có thể đe doạ trật tự tiền tệ thế giới và mô hình vận hành tiền tệ thế giới hiện hữu. Các bước điều chỉnh, các hướng đi mới, các hình thế mới của CA đang xuất hiện. Và cách tư duy xây dựng CA có nội hàm tiền tệ với chức năng thanh toán đang ngày càng cải thiện. Cái thiếu hiện là nội hàm kinh tế để có thêm chức năng đo lường giá và lưu trữ giá trị.

Sau một thời gian lúc lắc ngúc ngoắc về Crypto Currencies nay IMF đã có tiếng nói bày tỏ quan điểm chính thức với Tài sản số mã hoá. Trước hết IMF xác nhận nó là tài sản (Crypto Assets) nhưng không gọi nó là Tiền (Crypto Curencies). Và không chấp nhận để CC trở thành tiền tệ.

Đọc đến phần ý kiến các thành viên Hội đồng Giám đốc Điều hành thấy rõ IMF nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của CA đối với trật tự tiền tệ thế giới hiện hành:

“Các giám đốc (điều hành) xác nhận rằng CA có mối tác động mật thiết đến các chính sách mang tính cốt lõi trong nhiệm vụ của IMF. Cụ thể là việc áp dụng rộng rãi CA có thể làm suy yếu hiệu quả của chính sách tiền tệ, phá vỡ các biện pháp quản lý dòng vốn và làm trầm trọng thêm rủi ro tài chính. Việc áp dụng diện rộng CA cũng có thể tác động nghiêm trọng đến hệ thống tiền tệ thế giới trong lâu dài. Do đó các Giám đốc nhấn mạnh rằng các chính sách kinh tế vĩ mô mạnh mẽ, bao gồm các định chế đáng tin cậy và khuôn khổ chính sách tiền tệ, là yêu cầu hàng đầu và định hướng của IMF trong các lĩnh vực này sẽ vẫn là sống còn. Các giám đốc đồng ý cao rằng tài sản tiền điện tử KHÔNG nên được cấp chức năng tiền tệ chính thức hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp để bảo vệ chủ quyền và ổn định tiền tệ. Rủi ro tài chính bởi CA bao gồm các khoản nợ chính phủ tiềm ẩn phải được công bố đầy đủ như một phần trong tuyên bố rủi ro tài chính của các quốc gia và khả năng áp dụng các chế độ thuế cần được làm rõ.”

IMF đạt đến mức cực đoan khi tuyên bố:

“Các giám đốc đồng ý rằng các lệnh cấm nghiêm ngặt không phải là lựa chọn tốt nhất đầu tiên, nhưng các hạn chế có mục tiêu có thể được áp dụng, tùy thuộc vào các mục tiêu chính sách trong nước và với những nơi các cơ quan chức năng bị hạn chế về năng lực. Hơn thế nữa, một số Giám đốc cho rằng không nên loại trừ các biện pháp cấm tuyệt đối. Các giám đốc lưu ý rằng quy định (trên) nên cẩn trọng tránh để không bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo và khu vực công có thể tận dụng một số công nghệ cơ bản của CA cho các mục tiêu chính sách công của mình.”

9/2021 El Salvador là nước đầu tiên cho phép dùng Bitcoin để thanh toán.

Đầu 2022 IMF đã cảnh báo sẽ không cho El Salvador vay nếu không dừng việc này lại.

IMF chính thức tuyên bố chiến tranh chống lại Crypto Currencies.

Cuộc chiến CC với Fiat trở nên cam go hơn.

Tôi ủng hộ phe CC. Bởi cái đẹp và sự lãng mạn.

3. Mô hình tiền tệ thế giới hiện nay tập trung hoá tuyệt đối với hạt nhân là các NHTW. IMF đang đóng vai trò NHTW thế giới của các NHTW.

NHTW và chính sách tiền tệ là biểu trưng của chủ quyền quốc gia, công cụ cai trị quản lý xã hội và vũ khí bảo trợ nền kinh tế. IMF với sự thống soái của đồng USD - một trong 6 trụ cột của trật tự thế giới hiện tại - là biểu trưng sức mạnh đồng USD và nước Mỹ. Một trụ cột vững chắc không ai lung lay nổi gần một thế kỷ nay.

Các bất hợp lý cũng như có lý của trật tự ấy ai cũng thấy không bàn ở đây.

Công nghệ Blockchain tạo ra cơ hội mới và đe doạ mới với trật tự ấy.

Bitcoin với triết lý Phân tán - Dân chủ của Blockchain và khả năng vượt qua rào cản biên giới địa lý trong hoạt động thanh toán là bước đi lãng mạn và tuyệt hảo trong nỗ lực bứt khỏi trật tự tiền tệ tập trung quyền lực cao độ ấy. Cái thiếu của nó là nội hàm kinh tế để trở thành công cụ lưu giữ giá trị và môi trường nó có thể dùng làm đơn vị giá cả. Hơn thế nữa cơ chế chỉ phát hành thêm (để tăng) và chậm dần đến dừng phát hành để duy trì giá trị mà thiếu các công cụ khác sẽ làm tính bất ổn, biến động của Bitcoin và các CC tương tự khó trở thành tiền.

Libra của Facebook là bước đi tuyệt vời. Nhưng bản thân FB cũng là thực thể tập trung hoá tuyệt đối. Nên nó bị giết chết trong trứng nước. Ai cho phép cơ chế quyền lực mới ra đời! Tôi đã dự báo ngay từ đầu số phận Libra sẽ như thế và không tham gia game này.

CB/DC là Stable Coin, bản chất là “Giả Blockchain” và vẫn tập trung hoá, không ẩn danh… đang phát triển cả thanh toán bán lẻ lẫn xuyên biên giới. Đó chỉ là tính năng thanh toán trên nền tảng Blockchain. IMF có vẻ không thể chống lại vụ này và 1.i. có lẽ dành cho CB/DC. Tuy nhiên vẫn để ngỏ sự quan ngại. Trung Quốc và nhiều nước đang nhắm vào hướng đi này. Chắc sẽ có chuyện ở đây.

Tóm lại:

1. Một thực thể Phân tán vể cấu trúc không thể tồn tại, chưa nói đến phát triển, trên nền tảng Tập trung tuyệt đối. Cũng như Dân chủ về bản chất không thể phát triển trong xã hội Độc tài toàn diện. CA, bao gồm Bitcoin, với triết lý phân tán tuyệt đối không thể trở thành tiền tệ chính thống trong nền kinh tế tiền tệ và cấu trúc xã hội tập trung nặng nề như hiện nay. Để các NHTW hay IMF công nhận CA như hiện trạng là tiền tệ chính thức là không tưởng. Trừ phi công nghệ cho phép NHTW kiểm soát toàn bộ.
2. Tập quyền tuyệt đối dẫn đến tha hoá, nhất là khi có yếu tố con người, nhưng quyết định nhanh, hành động quyết liệt và hiệu quả trong chiến tranh, khủng hoảng. Dân chủ tuyệt đối có công bằng tương đối nhưng dẫn đến chi phí ra quyết định quá cao và thời gian thực hiện quyết định rất lâu.
3. Một cấu trúc, thể chế hài hoà được Phân tán - Dân chủ với Tập trung - Tập quyền là giải pháp. CA chỉ có vị trí là đồng tiền mà không cần cha con ông IMF nào cho phép khi đủ nội hàm kinh tế của tiền tệ trong điều kiện nó đại diện cho nền kinh tế có các tiêu chí:

a. Đường biên giới, địa lý hay virtual, đủ vững chắc và độc lập.
b. Mô hình Quản trị dân chủ trong quyết định các vấn đề cốt lõi đủ phân tán và không thể thay đổi như Bitcoin để tận dụng sức mạnh chung mà không IMF hay FBI nào diệt được kiểu như đã ứng xử với Libra.
c. Đủ tập trung trong Quản lý và ra quyết định, bao gồm cơ chế phân quyền, kiểm soát và ứng xử để tối ưu hoá chi phí.​

Đẹp và lãng mạn không đủ. CC cần nội hàm tiền.

3 tiêu chí này may ra có với nền tảng Web3 mà thôi.

>> ĐĂNG KÝ BYBIT TẠI ĐÂY <<
[TBODY] [/TBODY]
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 146 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 318 Xem / 12 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 69 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 2,197 Xem / 112 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 28,322 Xem / 108 Trả lời
  • black trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 19,966 Xem / 85 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên