Những Chú Cừu Của Ngài Thị Trường

Những Chú Cừu Của Ngài Thị Trường

Những Chú Cừu Của Ngài Thị Trường
Ví dụ : mình đặt 2 lệnh sell ở đây. Vậy ai sai. Ai đúng. Market đúng. Mình có thể đúng có thể sai. Nhưng mình biết cách quản lý vốn để lệnh này không lỗ.
Screenshot_20180402-173551.png
 
Đánh nhanh rút gọn như bác e thấy đau tim lắm, ngày trước e cũng trade kiểu này. Nhưng giờ thôi rồi, có kèo nào ngon nhảy vào ăn vài chục pip rồi chuồn thôi.
 
  • Like
Reactions: Kha
Screenshot_20180402-173551.png
Screenshot_20180402-204837.png
Lúc nãy giá lên 122320 mình có buy. Đã chốt và hòa vốn. Giữ nguyên lệnh sell đến bây giờ. Nói chung mình sai nhưng hòa vốn và lời chút xíu
Screenshot_20180402-173551.png
 
ĐÁM MÂY ICHIMOKU
I. KUMO – ĐÁM MÂY:
Kumo- Đám Mây là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống Ichimoku, cho phép ta gần như ngay lập tức có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về xu hướng của thị trường và mối quan hệ giữa giá với xu hướng đó:
+ Tổng quan thị trường tích cực hay tiêu cực
+ Xu hướng tăng – giảm hay đi ngang chỉ một cái nhìn thoáng qua trong mối quan hệ với đường giá.
+ Xu hướng thị trường mạnh hay yếu từ đó suy ra tâm lý thị trường đang như thế nào?
Kumo cũng là một thành phần độc đáo nhất của Ichimoku, vì nó cung cấp một cái nhìn đa chiều ( đa điểm ) về một “ vùng tâm lý” trong một khu vực mở rộng Kumo – một vùng không gian mà giá lấy đó làm trung tâm, trái ngược với các hệ thống khác, nơi các mức hỗ trợkháng cự chỉ đơn thuần là một điểm duy nhất trên biểu đồ
Cấu tạo:
Kumo được cấu thành bởi 2 đường là Senkou Span A và Senkou Span B, cung cấp cho ta một cái nhìn toàn cảnh về sự cân bằng giá trong tương lai.
- Senkou Span A:
Senkou Span A là một thành phần cùng với Senkou Span B tạo thành mây “KUMO”- cơ bản của hệ thống Ichimoku.

Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tekan Sen và Kijun
Sen ( trong 26 phiên )
Senkou Span A có chức năng gần giống như Tenkan Sen là dùng để chỉ xu hướng trong đám mây Kumo – Từ đó cho tín hiệu xu hướng của thị trường.
b. Senkou Span B:
Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài hạn nhất về trạng thái cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku. Thay vì chỉ xem xét 26 phiên dựa trên trung bình của Tekan Sen và Kijun Sen ( Senkou Span A ), Senkou Span B được tính toán dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên ( 2 tháng ) và được biểu diễn ( vẽ ) trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía
trước 26 phiên, như Senkou Span B
Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về sự cân bằng của giá trong xu hướng dài hạn và thể hiện rõ hơn về bức tranh thị trường.
c. Mối quan hệ giữa Senkou Span A và Senkou Span B trong Kumo
Kumo được tạo thành từ 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B, do vậy tự bên trong Kumo còn một mối quan hệ là quan hệ giữa 2 đường cấu thành nên nó :
- Nếu Senkou A nằm trên Senkou B : Kumo tăng – giá có thể tăng
- Nếu Senkou A nằm dưới Senkou B : Kumo giảm – giá có thể giảm
- Nếu Senkou A và Senkou B hoán đổi vị trí cho nhau => xu hướng cũng có thể thay đổi.
*Một cách diễn giải khác :
- Nếu Senkou A cắt Senkou B từ dưới lên : Mây Kumo bó hẹp và thu nhỏ lại ( Kumo xoắn lại) – Báo hiệu giá có thể tăng.
- Nếu Senkou A cắt Senkou B từ trên xuống : Mây Kumo thu hẹp do Span A và Span B gần nhau. Và khi chúng cắt báo hiệu giá có thể giảm.
d. Độ dày mỏng của Mây Kumo.
Đám mây chính là tâm lý đám đông. 1 đám mây dày, điều đó chứng tỏ rằng tâm lý thị trường tâm đang ổn định, khó lay chuyển được. Chính vì thế, khi đám mây Kumo phía trước dày thể hiện dao dộng thị trường nghỉ ngơi sau một hồi tăng/giảm trước đó ( Span A cách xa Span B).
Ngược lại, 1 đám mây mỏng thì thể hiện tâm lý yếu cho nên rất dễ thay đổi và bị phá vỡ. Vì vậy, khi phía trước tương lai mây Kumo càng mỏng nó báo hiệu thị trường sắp có biến động mạnh. Dao động giá tăng/giảm khá lớn, thị trường sắp có bứt phá đi lên/đi xuống cho một xu hướng tiếp theo.
Mây Kumo nằm ngang phẳng trên hoặc phẳng dưới là hiện tượng thường hay xảy ra do Senkou Span B đi ngang. Cũng giống như “ hiệu ứng hút giá “ mà một Kijun Sen phẳng có thể gây ra với giá, một Senkou Span B phẳng cũng tương tự. Điều này là bởi vì Senkou Span B chính là đường cân bằng của giá cao nhất và thấp nhất trong vòng 52 phiên - nơi mức giá cân bằng dài hạn.
giá cả luôn luôn có khuynh hướng tìm cách quay trở lại trạng thái cân bằng, Senkou Span B phẳng đại diện cho một lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút giá về gần nó hơn. Khi giá đi quá xa đám mây, tức là nó đang đi quá xa ngưỡng tâm lý, vượt quá giới hạn cho phép mức cân bằng tâm lý, lúc này tâm lý sẽ điều chỉnh ngay để kéo giá trở về điểm cân bằng, tức là gần với đám mây.
Screenshot_20180403-215144.png
hiện tượng cân bằng giá và đám mây chính là cân bằng tâm lý mà ở đó có sự điều chỉnh tâm lý sao cho luôn dao động ở mức cân bằng
Trong một xu hướng tăng, việc Senkou Span B phẳng sẽ dẫn đến một Kumo phẳng ở dưới. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, việc Senkou Span B phẳng sẽ dẫn đến Kumo phẳng ở trên. Điều này sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư giúp họ có thể dự đoán được xu thế giá cả sắp tới để có thể bị hút về mây Kumo phẳng.
 
TENKAN SEN:
1. Ý nghĩa: Tenkan Sen nghĩa là đường chuyển đổi. Tenkan Sen chính là đường cân bằng được chuyển đổi từ đường giá nhằm làm mượt trong các biến đường giá nên Tenkan Sen được lấy giá cao nhất và thấp nhất giúp chúng ta nhìn rõ hơn dao động của giá. Đó chính là lý do trên biểu đồ, Tenkan Sen luôn bám sát và men theo đường giá.

- Tenkan Sen dùng để chỉ hướng cho giá ( dao động của giá)
+ Tenkan lên báo hiện giá lên
+ Tenkan xuống báo hiệu giá đi xuống
+ Tenkan nằm ngang báo hiệu thị trường đi ngang – dao động yếu.
-Tenkan cho tín hiệu xu hướng mang tính chất ngắn hạn trong giao động của giá.
-Khi Tenkan Sen nằm ngang – phẳng ngoài chỉ hướng ra thì đặc biệt nó có thêm sức hút và mức cản đối với sự dao động của giá. Tuy nhiên, do trong công tính Tenkan lấy có 9 phiên cho nên sức hút và mức cản nó yếu nhất trong hệ thống Ichimoku ( mức cản tương đương 38.2% Fibo).
 
KIJUN SEN:

Kijun Sen là đường chuẩn hay là đường Cân bằng, giá hay dao động xung quanh nó.
-Giá đi ngang – Thị Trường Sideway: Kijun Sen dường như là 1 đường thẳng nằm ngang chia cắt đường giá. Và lúc này, giá có hiện tượng lên xuống quanh Kijun Sen
-Trường hợp 2: Gía lên/xuống – Thị Trường có xu hướng : Khi thị trường có xu hướng thì giá hay có hiện tượng đi lên hoặc xuống và sau đó hồi về lại Kijun Sen phẳng. Lúc này, Kijun Sen đóng vai trò làm kháng cự hay hỗ trợ cho giá tiếp tục lên/xuống theo kiểu hình ‘ BẬC THANG”.
Tóm lại :
-Đây là đường quan trọng chủ đạo trong số 5 đường và nó được xem như là đường cân bằng (26 phiên). Trong số 26 phiên thì chỉ quan tâm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng đó, còn lại bỏ qua hết (tức trong 26 phiên quá khứ (tính luôn cây nến hiện tại), chỉ quan tâm điểm cao nhất/thấp nhất nằm ở cây nến nào mà thôi.
-Luôn xảy ra hiện tượng Kijun phẳng tức Kijun là đường thẳng nằm ngang. Có hiện tượng này xảy ra tại vì công thức của nó là dựa trên giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải giá đóng cửa. Khi Kijun phẳng, điều này cho thấy 1 vùng cân bằng hình thành tính từ điểm cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 phiên đó. Hiện tượng này xảy ra sẽ có hút giá trở về nó khi giá đã đi quá xa nhưng không vượt qua được so với điểm cao nhất/thấp nhất của 26 phiên đó. Trường hợp giá mà vượt được điểm cao nhất/thấp nhất trong vòng 26 phiên thì coi như thị trường hình thành nên một vùng cân bằng mới.
- Mức cản của đường Kijun tương đối với mạnh trong Ichimoku ( tương đương Fibonancy 50%).
 
CHIKOU SPAN
Chikou Span là đường trễ hay đúng hơn là cái bóng của giá hiện tại được đẩy lùi về quá khứ 26 phiên.
Giá đóng cửa của giá hiện tại được đẩy lùi về quá khứ 26 phiên. Trong khi tất cả các đường trong hệ thống Ichimoku đều dùng giá cao nhất và thấp nhất trong công thức thì riêng Chikou Span lại lấy giá đóng cửa.
 

Đính kèm

  • Bài 3 Chikou Span.pdf
    548.8 KB · Xem: 129
  • Bài 1 Ichimoku - Cái nhìn Thoáng Qua.pdf
    559.2 KB · Xem: 132
  • Bài 2 KUMO - Mây.pdf
    569.8 KB · Xem: 135
  • Bài 4 TenKan Sen.pdf
    412.1 KB · Xem: 119
  • Bài 5 Kijun Sen.pdf
    423.4 KB · Xem: 123
  • Bài 6 Hài Hòa Ichimoku.pdf
    439.1 KB · Xem: 150
Chỉnh sửa lần cuối:
Và price action cổ điển. Hay nhất
 

Đính kèm

  • Bài 1 Cuộc Chiến Mua Bán.pdf
    322.1 KB · Xem: 164
  • Bài 2 Xác Định và Giao dịch Theo Cản.pdf
    535.4 KB · Xem: 160
  • Bài 3 Điều Kiện TT & Môi Trường Trade.pdf
    688.8 KB · Xem: 174
Các bạn muốn một khóa học tổng hợp về thực chiến thì theo mình 2 người này giỏi nhất. Bác Tien Ha ở forum mình, bác này đánh thực chiến quá giỏi. Còn bác Hermet Thắng nữa, bác này không dạy. Tôi thấy 2 bác này ở trình rất cao. Khó ai trong nước theo kịp. Còn ichimoku thì tôi chia sẽ đây rồi
Screenshot_20180404-133623.png
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên