Hiểu và áp dụng đúng vùng cung cầu (supply/demand) vào trong giao dịch

Hiểu và áp dụng đúng vùng cung cầu (supply/demand) vào trong giao dịch

Hiểu và áp dụng đúng vùng cung cầu (supply/demand) vào trong giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,039
Vùng cung cầu là một trong những phương thức giao dịch được rất nhiều trader sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng vùng cung cầu một cách hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vùng cung cầu và cách sử dụng chúng trong giao dịch. Trước tiên ta sẽ nhắc lại định nghĩa vùng cung cầu trước nhé.

Vùng cung trên biểu đồ là khu vực mà phe bán vượt trội hơn hẳn so với phe mua, và giá sẽ giảm cho đến khi sự cân bằng phe mua và bán được phục hồi. Ngược lại là vùng cầu là khu vực mà phe mua vượt trội hơn hẳn phe bán.

Cung cầu – nguồn gốc của sự dịch chuyển giá cả


Phía bên trái biểu đồ bên dưới là vùng cầu. Bạn có thể thấy rằng trước khi giá bắt đầu tăng mạnh, nó đã tạm dừng trong một nến. Đây là vùng mà các trader phân tích kỹ thuật xác định là vùng cầu. Bởi vì trong vùng giá đó có sự dư thừa lực mua đã hấp thụ hết toàn bộ lực bán và giá đã tăng lên ngay sau đó để khôi phục lại trạng thái cân bằng giữa mua và bán.

Sau đó, các nhà giao dịch kỹ thuật có thể sử dụng thông tin này khi giá quay trở lại vùng cầu vào lần tiếp theo (mũi tên màu xanh), rất có thể giá sẽ lại thấy sức mua tại vùng cầu này.

supply-demand-trading-1.png

Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy giá đã giảm xuống vùng cầu một vài lần nhưng mỗi lần giá lại bị đẩy lên trở lại ngay lập tức.

Có thể thấy vùng cung cầu không chỉ được sử dụng làm vùng giá để xem xét tín hiệu vào lệnh, mà nhiều nhà giao dịch sử dụng chúng để xác định các mục tiêu và vị trí thoát lệnh tiềm năng trong giao dịch của họ. Khi bạn bắt đầu chú ý đến các vùng cung cầu, bạn sẽ thấy rằng chúng thường đóng vai trò như là cục nam châm hút giá trở lại các vùng đó.

Kháng cự/hỗ trợ và vùng cung cầu


Câu hỏi luôn được đặt ra trong bối cảnh này là vùng cung cầu khác với hỗ trợkháng cự thông thường như thế nào?

Câu trả lời thực sự rất đơn giản: Vùng cung cầu thường là nguồn gốc của các động thái di chuyển mạnh của giá (tăng hoặc giảm), trong khi ngưỡng hỗ trợkháng cự là khu vực hợp lưu trên biểu đồ.

Ngưỡng cản đầu tiên trong biểu đồ bên dưới hiển thị ngưỡng hỗ trợkháng cự điển hình trong đó giá đã đảo chiều liên tục từ vùng này được đánh dấu X. Các vùng màu xanh bên dưới hiển thị hai vùng cầu. Chúng được tạo ra khi giá tăng mạnh ở những khu vực đó. Ở bên phải biểu đồ, khi giá quay trở lại các vùng cầu này, việc bán tháo đã dừng lại và giá thậm chí quay đầu ngược lại.

supply-demand-trading-5-suppoer.png

Bạn có thể thấy, vùng cung/cầu và hỗ trợ/ kháng cự thường có thể được tìm thấy trên các biểu đồ và một nhà giao dịch hiểu cả hai có thể sử dụng những kiến thức này để phân tích biểu đồ giá một cách hiệu quả.

Các vùng cung cầu chồng lên nhau


Bạn sẽ thường tìm thấy nhiều vùng cung hoặc vùng cầu nằm chồng lên nhau, như biểu đồ ở phía trên. Đặc biệt là trong các xu hướng động lượng cao, các vùng giá đi ngang cũng thường tạo ra nhiều vùng cung hoặc vùng cầu.

Có hai điều mà một nhà giao dịch nên biết khi phân tích các vùng cung cầu chồng lên nhau:
  1. Giá thường bị hấp dẫn đến khu vực xa hơn. Trong trường hợp vùng cầu (như biểu đồ bên dưới), giá đã vượt qua vùng đầu tiên và sau đó quay lại ở vùng cầu thấp hơn. Đây là một hành vi phổ biến và nó có ý nghĩa vì các nhà giao dịch thích mua với giá thấp hơn hoặc bán với giá cao hơn.
  2. Bạn nên tránh giao dịch khi giá nằm bên ngoài vùng cung và cầu mà không có sự xác nhạn. Điều này có nghĩa là, trong bối cảnh của vùng cầu, đừng chỉ mở vị thế mua khi giá di chuyển đến vùng cầu. Bạn cần đợi cho đến khi thấy rằng giá thực sự đã tìm thấy lực mua và tăng trở lại. Sự xác nhận này không chỉ áp dụng cho giao dịch trong vùng cung cầu mà còn có thể được sử dụng trong nhiều chiến lược giao dịch khác.
supply-demand-trading-3.png

Nam châm hút giá


Như đã nói vùng cung cầu cũng có thể được sử dụng để tìm cơ hội vào lệnh và thoát lệnh vì giá thường bị hấp dẫn đến các khu vực như vậy.

Như biểu đồ bên dưới thể hiện vùng cung. Sau đó, giá tăng trở lại và tiếp cận vùng cung. Khi giá đã đến vùng cung, một số nhà giao dịch với vị thế mua có thể sẽ thoát lệnh của họ và có thể phe bán sẽ vào cuộc dẫn đến một đợt bán tháo mới từ vùng cung.

supply-demand-trading-4.png

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về vùng cung cầu và áp dụng vào giao dịch.

Trích nguồn: optimusfutures
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Cho mình hỏi giữa hỗ trợ , kháng cự và vùng cung cầu này có khác nhau không bạn. Mình hơi rối chỗ này. Thank!
 
Cho mình hỏi giữa hỗ trợ , kháng cự và vùng cung cầu này có khác nhau không bạn. Mình hơi rối chỗ này. Thank!
hổ trợ,kc bao gồm cả cung cầu, nhưng cung cầu nó rõ hơn, nó quy thành cây nến nên vẽ dc, cùng ht,kc chỉ là 1 vùng, k xác định dc cây nến nào đến cây nến nào, nên cung cầu nó sâu hơn ht,kc tí
 
Cho mình hỏi giữa hỗ trợ , kháng cự và vùng cung cầu này có khác nhau không bạn. Mình hơi rối chỗ này. Thank!
Cung/cầu là động lực để giá di chuyển, kháng cự/hỗ trợ là các mức cản tâm lý của trader. Hiểu như vậy cho nhanh
Ví dụ số 1 thể hiện vùng cầu nhưng không mạnh bằng vùng cầu ở hình số 3
 
Mọi người thường nhầm lẫn là vùng cung cầu và kháng cự, hỗ trợ giống nhau vì giá có đặc điểm dội ngược lại khi đi tới những vùng giá đó nên mình cố gắng giải thích đôi chút theo kinh nghiệm bản thân

1. Logic của nó khác nhau hoàn toàn, dẫn tới chiến lược cũng khác nhau:
a. Kháng cự và hỗ trợ được tạo nên ở niềm tin rằng, khi giá phản ứng tại vùng nào đó, thì lần sau giá quay trở về vùng đó giá cũng sẽ phản ứng tương tự như các lần trước

=> Các trader sẽ kì vọng giá phản ứng tương tự như những lần trước dẫn tới có một nhóm trader đặt lệnh đảo chiều tại vùng đó, hành động đó hỗ trợ giá đảo chiều, niềm tin này khiến trader tin rằng, kháng cự hay hỗ trợ va chạm càng nhiều thì sẽ càng vững chắc

b. Vùng cung cầu: được tạo nên từ việc mất sự cân bằng giữa cung và cầu, nên khi giá quay trở lại càng nhiều lần thì sự mất cân bằng đó càng lúc càng giảm đi (ngược lại với kháng cự và hỗ trợ)

2. Kháng cự và hỗ trợ trùng với vùng cung cầu

Đôi khi vùng giá có kháng cự hoặc hỗ trợ lại nằm trùng với một vùng cung cầu, điều này khiến mọi người nhầm lẫn nó là một, việc này thường xảy ra nhất với các giao dịch breakout

Mình xin chốt lại, đây là những khái niệm khác nhau, cung cầu không phải là kháng cự và hỗ trợ phiên bản được nâng cấp, mà 2 thứ đó là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn
 
Mọi người thường nhầm lẫn là vùng cung cầu và kháng cự, hỗ trợ giống nhau vì giá có đặc điểm dội ngược lại khi đi tới những vùng giá đó nên mình cố gắng giải thích đôi chút theo kinh nghiệm bản thân

1. Logic của nó khác nhau hoàn toàn, dẫn tới chiến lược cũng khác nhau:
a. Kháng cự và hỗ trợ được tạo nên ở niềm tin rằng, khi giá phản ứng tại vùng nào đó, thì lần sau giá quay trở về vùng đó giá cũng sẽ phản ứng tương tự như các lần trước

=> Các trader sẽ kì vọng giá phản ứng tương tự như những lần trước dẫn tới có một nhóm trader đặt lệnh đảo chiều tại vùng đó, hành động đó hỗ trợ giá đảo chiều, niềm tin này khiến trader tin rằng, kháng cự hay hỗ trợ va chạm càng nhiều thì sẽ càng vững chắc

b. Vùng cung cầu: được tạo nên từ việc mất sự cân bằng giữa cung và cầu, nên khi giá quay trở lại càng nhiều lần thì sự mất cân bằng đó càng lúc càng giảm đi (ngược lại với kháng cự và hỗ trợ)

2. Kháng cự và hỗ trợ trùng với vùng cung cầu

Đôi khi vùng giá có kháng cự hoặc hỗ trợ lại nằm trùng với một vùng cung cầu, điều này khiến mọi người nhầm lẫn nó là một, việc này thường xảy ra nhất với các giao dịch breakout

Mình xin chốt lại, đây là những khái niệm khác nhau, cung cầu không phải là kháng cự và hỗ trợ phiên bản được nâng cấp, mà 2 thứ đó là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn
lúc trước mình cũng nghĩ như bác nhưng giờ lại có chỗ ko hiểu, bác giải đáp giúp, vùng KC/HT là vùng tâm lý tại đó sẽ có một nhóm trader buy/sell đảo chiều thì nhóm buy/sell đó cũng là nhóm cung cầu tiềm năng nếu tại KC/HT đảo chiều càng nhiều lần thì niềm tin càng lớn thì nhóm buy/sell tiềm năng này cũng sẽ lớn hơn. Vậy thì tại sao lại nói vùng đó ko phải là vùng cung cầu với chạm nhiều lần cung cầu càng mất cân bằng được ?
 
Theo tôi biết có khá nhiều thuyết về supply demand,

Thông dụng nhất là cách hiểu về trader bị mắc kẹt tại vùng này và lúc 1 lần nữa giá quay về vùng đó và làm kích hoạt lệnh ngược chiều khiến giá đảo chiều. Tuy nhiên tôi thấy cách lý giải này mang tính cảm quan nhiều hơn là thực tế.

Cách lý giải thứ 2 là xác định các vùng đã được chứng minh một bên đã bị hấp thụ và khi bị hấp thụ rồi thì vùng đó được chứng minh có mất cân bằng cung cầu. Khi giá quay trở lại đó thì do thiếu vắng 1 bên nên bên còn lại sẽ chiếm ưu thế.

Đặc trưng của 2 cách trên là thường tìm những vùng được tạo trong phạm vi khoảng 20-45 cây nến trở lại, tùy khung thời gian

Còn cũng có những trader không phân biệt S/R hay S/D bằng cách tìm những vùng rất xa trong quá khứ. Cách này thì theo tôi đúng với định nghĩa của S/R khi những trader đặt lệnh theo niềm tin là 1 vùng đảo chiều mạnh, chứ rất khó để giải thích bằng thuyết thứ 1 hay thứ 2.

Còn theo ý kiến cá nhân của tôi thì đã gọi là cung và cầu thì mình chỉ nên hiểu đơn giản là mất cân bằng cung cầu thôi. Quan trọng là có kinh nghiệm để hiểu ý nghĩa của chuyển động giá đằng sau nó...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,498 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 874 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 276 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,759 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên