10 bí mật về nguyên tắc và quy tắc giao dịch của một phù thủy thị trường - Marty Schwartz (Phần 2)

10 bí mật về nguyên tắc và quy tắc giao dịch của một phù thủy thị trường - Marty Schwartz (Phần 2)

10 bí mật về nguyên tắc và quy tắc giao dịch của một phù thủy thị trường - Marty Schwartz (Phần 2)

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,302
Chào anh em Tradeviet, bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận các nguyên tắc và quy tắc giao dịch của Marty Schwartz - một phù thủy thị trường.

original_26703315.jpg

Marty Schwartz
5. Chỉ báo Magic T

Ở đây tôi không muốn nói rõ về chỉ số này (các bạn có thể Google Terry Laundry T Theory), cơ bản là “lý thuyết T” này giả định rằng khoảng thời gian thị trường có giá đi lên và xuống là như nhau. Do đó, nó định nghĩa chữ 'T' với hai đường bằng nhau, trái và phải để đến đường trung tâm, là ngang bằng nhau xét trong khoảng một thời gian dài.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ % giá đóng cửa cao hơn hàng ngày trong khoảng thời gian một tháng cho S & P 500 từ năm 1990. Rõ ràng là đỉnh của biểu đồ là khoảng 55% và 50%, tức là 50% đến 55% thời gian , S & P 500 có giá đóng cửa hàng ngày tích cực (cao hơn ngày trước), điều này có thể khẳng định lại lý thuyết T ở một mức độ chấp nhận nào đó: giá đi lên và giá đi xuống sẽ có cùng một khoảng thời gian như nhau.

Kết hợp với phần 1 cho ta thấy rõ ràng rằng một Trader có thể trade tốt hơn nhiều khi bạn không phải cố gắng giao dịch ngược lại các xu hướng đang diễn ra và cố gắng để liên tục bắt đáy, bạn nên đánh theo xu hướng của thị trường.

closing-positive.jpg

6. Cách kết nối với biểu đồ và kỷ luật làm việc

Đạo đức làm việc của Marty Schwartz là điều đáng kinh ngạc và nó làm nổi bật kỷ luật mà một trader cần có. Ví dụ, ông vẽ tất cả các biểu đồ bằng tay và sử dụng giấy để vẽ biểu đồ cho mình. Ông nói rằng nó giúp ông "kết nối" với các thị trường tốt hơn mặc dù nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức (nhiều người còn không biết vẽ như thế nào), nhưng lợi ích cho việc này rất lớn.

Hầu hết các trader ngẫu nhiên lướt qua hàng trăm indicator, tự ý thêm một số hỗ trợ kháng cự, sử dụng tùy tiện các indicators cho đến khi họ vô tình tìm thấy một cái gì đó có thể trông giống như một tín hiệu vào lệnh. Nhưng một chút chú ý và tư duy trong quá trình giao dịch sẽ giúp trader đạt được sự chuyên nghiệp hơn nhờ việc rút kinh nghiệm liên tục cho mình.

Kỷ luật làm việc và thói quen của Marty Schwartz là những lý do chính cho thành công nổi bật của ông và nó nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa cách tiếp cận của trader thua lỗ và trader chiến thắng.

7. Sử dụng một checklist và một kế hoạch giao dịch

Khi đưa ra quyết định giao dịch, Marty Schwarz có hai lời khuyên tuyệt vời:

"Tôi xem lại checklist của mình. Đó là một tấm bảng viết tay được lót bằng nhựa và dán vào góc phải của bàn làm việc, nơi mà tôi luôn có thể để ý đến nó. "

"Nếu bạn có một kế hoạch hành động chuẩn bị cho thời gian sắp tới, nó có thể giúp bạn tìm thấy sự can đảm trong trận chiến khốc liệt."


Một checklist viết tay nêu ra tất cả các tiêu chí vào lệnh của bạn và có thể giúp bạn tránh được các quyết định giao dịch bốc đồng và chi phối bởi cảm xúc (những sai lầm). Nếu bạn thực sự thấy rằng giao dịch mà bạn sắp thực hiện đi ngược lại các quy tắc đã đề ra, thì bạn có nhiều cách để tránh giao dịch đó hoặc nhờ checklist mà bạn có thể quyết định chủ động và tránh sự cảm tính để phá vỡ quy tắc của bạn.

checklist.jpg

Một trader cũng nên chuẩn bị một kế hoạch giao dịch trước khi thị trường mở cửa, phân tích các thị trường và viết ra kịch bản giao dịch khả thi. Một kế hoạch được chuẩn bị trước có thể giúp giảm căng thẳng trong lúc nhập cuộc và cũng cho phép bản thân có sự kiểm soát trong quá trình giao dịch. Nếu bạn không chắc chắn về 1 điểm vào lệnh nào đó, hãy xem lại kế hoạch của bạn, xem lại suy nghĩ ban đầu của bạn và sau đó đưa ra quyết định xem giao dịch có phù hợp với các tiêu chí của bạn hay không.

8. Trước khi vào lệnh, hãy dặt câu hỏi: “Tôi có thực sự muốn giao dịch này không”

Trước khi vào lệnh, hãy quay trở lại và đánh giá giao dịch. So sánh nó với checklist và kế hoạch giao dịch của bạn. Nó có thực sự phù hợp với tiêu chí của bạn hay bạn vi phạm một số quy tắc nào? Các quyết định giao dịch có dựa trên các nguyên tắc hay không? Bạn đang đuổi theo một giao dịch, cố gắng giao dịch do sự phấn khích của bản thân và sự cám dỗ của thị trường?

Chỉ cần bỏ ra một vài phút, xem lại những gì bạn đang làm và cho dù đó là thực sự những gì bạn nên làm, nó có thể giúp bạn ở ra khỏi những tổn thất.

9. "Những tổn thất lớn nhất luôn đi theo sau những trận thắng lớn nhất."

Sự tự tin và tư duy rõ ràng là yếu tố rất quan trọng trong trading. Nhưng đôi khi tự tin quá mức lại cho một tác dụng ngược. Trong một chuỗi chiến thắng, nhiều trader trở nên quá tự tin, tin rằng họ hiển nhiên không thể thất bại nữa và họ có một cảm giác vô cùng tự tin cho những gì sắp xảy ra và cứ thế mà thừa thắng xông lên.

Sau đó, họ sẽ bỏ qua kỷ luật và bắt đầu vi phạm các quy tắc giao dịch của họ trong những khoảng thời gian đó, tham gia giao dịch sớm và thậm chí tăng khối lượng vào lệnh để kiếm lợi nhanh hơn, và dĩ nhiên là dẫn đến tổn thất lớn bởi vì chiến thắng nào rồi cũng có hồi kết thúc. Và cái lệnh đánh khối lượng lớn bị thua lỗ đó sẽ quét sạch toàn bộ thành quả trước kia của trader.

10. Kẻ thù lớn nhất của trader

"Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ đang chống lại với thị trường, nhưng thị trường không quan tâm. Thực sự thì bạn đang chống lại chính mình. Bạn phải dừng lại việc cố gắng làm cái vệc gì đó để chứng minh rằng bạn nói đúng. Chỉ nên nghe những gì hiện tại thị trường đang nói với bạn. Hãy quên đi những gì bạn nghĩ nó đã nói với bạn năm phút trước. Mục đích duy nhất của giao dịch không phải là để chứng minh bạn nói đúng. " - Marty Schwartz

Lời khuyên cuối cùng cho ta hai khái niệm rất quan trọng:

1) Đừng để cái tôi của bạn vào lệnh giao dịch.

2) Chính bạn không ai khác phải luôn chịu trách nhiệm về kết quả của chính mình.

Thứ nhất, mặc dù một trader cần sự tự tin, niềm tin vào khả năng và phương pháp của mình, anh ta phải hiểu rằng anh ta không thể kiểm soát kết quả và càng không thể kiểm soát thị trường. Thị trường điều khiển những tất cả những gì sẽ xảy ra và công việc của một trader là phản ứng cho phù hợp với những việc đó.

Nếu bạn cá nhân hóa giao dịch và muốn một giao dịch để cố giành chiến thắng, thị trường sẽ cho bạn một kết thúc trong một thảm hoạ. Do đó, hãy nghĩ về quy trình, nhận ra những tổn thất một cách nhanh chóng, rút kinh nghiệm và chuyển sang những giao dịch tiếp theo.
Ngoài ra, đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hoặc thị trường dẫn đến giao dịch bị cảm xúc chi phối và suy nghĩ ảo tưởng. Mặc dù thị trường ra lệnh điều gì sẽ xảy ra, BẠN vẫn là người đưa ra quyết định giao dịch.

Bạn ra vào thị trường, và do đó, bạn phải hiểu rằng về lâu dài, bạn là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược giao dịch của bạn.

control1.png


Xem thêm:

>> 5 cách dễ dàng để tăng Winrate đáng kể mà nhiều Trader chưa làm - Phần 2

>> [Quản lý vốn] Khái niệm yếu tố lợi nhuận - Profit Factor có phải là chìa khóa thành công cho trader?


Theo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,485 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,555 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên